TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP

Trợ lực tay lái trên Mô tô PKL có tác dụng gì?

Hiện nay option trang trí trên xe rất phổ biến, dễ dàng bắt gặp các mẫu xe phân khối lớn hay thậm chí những phân khúc dưới 150 cc cũng được trang bị trợ lực tay lái. Vậy trợ lực tay lái là gì, gọi như thế nào là chính xác và tác dụng của nó là gì? hãy cùng tìm hiểu thêm về điểm có lợi và bất lợi của việc trang bị trợ lực lên cổ xe sau bài viết dưới đây.

Tìm hiểu tác dụng của trợ lực tay lái trên Mô tô PKL.

Trợ lực tay lái (Flick) là một thiết bị quan trọng của xe hai bánh. Dù là những mẫu xe nhỏ 150cc hay là những chiếc mô tô phân khối lớn. Trợ lực được hiểu đơn giản là một cánh tay đòn dẫn động qua lại bằng áp suất dầu với mô tô có tác dụng chính là làm cho tay lái trở nên nặng hơn, khó đánh lái hơn.. Trên thị trường. Sẽ có nhiều định dạng khác nhau để bạn lựa chọn.

Trợ lực trung tâm Ohlins gắn cho tay ga được gắn rất tinh tế.

Trợ lực tay lái không chỉ đem lại vẻ đẹp cho chiếc xe. Chức năng của Trợ lực là giúp duy trì sự ổn định của xe, giữ vững tay lái khi xe đang ở ngưỡng tốc độ cao, giúp xe thăng bằng, không bị chao đảo. Nếu bạn chạy qua ổ gà hoặc vô tình nhích ga làm nhấc bánh dẫn đến tình trạng xe mất ổn định, Trong trương hợp xe gắn trợ lực sẽ giúp giảm bớt sự rung động của chiếc xe. Ngay cả trong lái xe tốc độ cao, Trợ lực sẽ giúp giữ cho xe cân bằng trọng tâm tay lái. Điều này giúp dễ kiểm soát hơn, giảm mệt mỏi cho người lái xe.

Trợ lực HyperPro RSC với nhiều nấc tăng chỉnh bằng tay đem lại độ nặng nhẹ rõ rệt.

Trợ lưc được thiết kế như 1 tay đòn, có thể linh động di chuyển qua lại, cấu tạo là 1 chiếc ty di chuyển trên thanh trục bọc phía ngoài. Tác dụng chính của trợ lực giúp tay lái chắc chắn, không chao đảo ở vận tốc tao. Bởi trên thân trợ lực có núm chỉnh áp lực nén của dầu, có thể điều chỉnh nhẹ, hoặc nặng tùy theo nhu cầu sử dụng. Nó rất nhiều loại trợ lực trên thị trường, từ trợ trung tâm gắn trên trục chảng ba, cho đến trợ lực dạng thanh trượt và trợ lực điện hoạt động theo tốc độ của xe. Dù là loại nào, lắp ở vị trí nào thì tác dụng của chúng đều như nhau.. Một số có thể được điều chỉnh đến khoảng 10 cấp độ, một số thương hiệu có thể điều chỉnh độ nhớt lên đến 30-40 cấp độ. Trong một số kiểu trợ lực có những chức năng đặc biệt. Khi có triệu chứng rủi ro xảy ra. Trợ lực có van đặc biệt sẽ tăng áp lực nén của dầu (chẳng hạn như Hyperpro RSC) để giảm rủi ro và ngăn chặn rung động bất ngờ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại với giá cả rất hấp dẫn từ bình dân, sinh viên như Apido, Racing Boy... (nhái thiết kế Hyper Pro) tới hàng cao cấp như Ohlins, Hyper Pro và Matris. Giá thành có thể từ 1tr lên tới 15 hoặc 17tr tùy chủng loại và thương hiệu.

Trợ lực trung tâm Ohlins đi kèm bộ pát, ốc đầy đủ, có thể lắp đặt mọi loại xe.

Trợ lực trung tâm GPR.

Lợi thế của việc lắp trợ lực trung tâm sẽ hạn chế việc chiếm diện tích hơn trợ lực cổ thông thường, tùy nhiên việc lắp đặt 100% sẽ đi kèm với một bộ chân hoặc một điểm neo chuyên dụng. Có thể được lắpđặt ngay lập tứcm không phức để tìm thiết bị bổ sung. Không cần phải sửa đổi hoặc làm gây ảnh hưởng các bộ phận gốc của xe. 

Nhược điểm của việc sử dụng trợ lực tay lái. Giá Hầu hết các thương hiệu hàng đầu đều có giá rất cao như Ohlins, Matris,...tiếp theo đó là việc lắp đặt các dòng xe tay ga hay xe phổ thông bắt buộc phải cắt khoét phần mủ, thậm chí có thể sẽ hàn ốc pát trực tiếp vào sườn nếu sử dụng trợ lực sườn. Một vấn đề khác là điểm yếu của trọ lực cổ. Bởi vì nó là một cơ chế hoạt động với lò xo. Sẽ có nhiều vấn đề xảy ra khi sử dụng loại này, có thể không cảm thấy tác động nhiều trên thực tế khi sử dụng loại này. 

Tóm lại việc trang bị trợ lực tùy thuộc và nhu cầu cá nhân, nếu ai yêu thích tốc độ hoặc sự nổi bật có thể trang bị thêm. Bởi mỗi trợ lực đều có thiết kế và tính năng khác nhau, việc trang bị có thể sẽ ảnh hưởng đến thiết kế tiêu chuẩn mỗi dạng xe và đòi hỏi tài chính và túi tiền của bạn phù hợp.

Bài viết liên quan:

TH (phapluatxahoi.kinhtedothi.vn)

Hình ảnh Toàn Thân

Toàn Thân

Biên tập viên

Xem gì ?

Bạn quan tâm