Cơ sở của đề xuất từ Bộ Công Thương đến Chính phủ xuất phát từ việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và môi trường.
Hầu hết, những xe ô tô nhập khẩu từ nước ngoài đều mang nhiều tiềm ẩn về kỹ thuật, gây mất an toàn cho người sử dụng, cần phải được khắc phục, tuy nhiên những lỗi này không được chủ sỡ hữu xe sửa chữa, thay vào đó, họ tìm cách bán ra nước ngoài, đẩy rủi ro về phía người tiêu dùng nước nhập khẩu. Việc này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng ở những nước nhập khẩu xe cũ.
Ngoài những rủi ro về mất an toàn cho người tiêu dùng, nhập khẩu ô tô không có nguồn gốc rõ ràng cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nhập khẩu. Nhiều ô tô, sau thời gian sử dụng của chủ sở hữu đã không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về khí thải, vô hình chung khi được đưa sang nước thứ 3 sẽ gây nên hậu quả nhất định về ô nhiễm môi trường. Đây là nguyên nhân mà những nước đang phát triển như Việt Nam được gọi là “bãi rác công nghiệp của thế giới”.
Nội dung đề xuất của Bộ Công Thương
Bộ Công Thương đã đưa ra 2 phương án cho lựa chọn: Thứ nhất, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cũ phải có giấy xác nhận của nhà sản xuất ở nước ngoài về việc chỉ định doanh nghiệp nhập khẩu và thay mặt nhà sản xuất triệu hồi khi xảy ra lỗi.
Thứ hai, các điều kiện và giấy triệu hồi khi có lỗi chỉ áp dụng với xe mới, còn xe cũ được loại trừ.
Bộ Công Thương đã đề xuất Chính phủ chọn phương án 1 vì theo những phân tích về ảnh hưởng của việc nhập khẩu xe cũ không có giấy xác nhận từ nhà sản xuất có thể gây thiệt hại cho người tiêu dùng và môi trường. Ô tô cũ nhập khẩu cũng cân phải có sự quản lý chặt chẽ như đối với xe ô tô mới để hạn chế những ảnh hưởng có thể xảy ra.
Quỳnh Trang (Tuoitrethudo)