Năm 2018, thuế về 0% nhưng có thêm rào cản đối với xe nhập khẩu

Theo cam kết của Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ATIGA), xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối từ 40% trở lên sẽ có thuế nhập khẩu 0% từ năm 2018.

Như vậy đồng nghĩa với việc thuế nhập khẩu ô tô sản xuất từ các nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia về Việt Nam sẽ là 0%. Điều này khiến không ít người tiêu dùng Việt Nam vui mừng và hồi hộp chờ đợi sang năm 2018 để mua xe nhập khẩu.

Tuy nhiên, mới đây, ngày 17/10/2018, Chính phủ đã ban hành quy định mới cho xe nhập khẩu trong Nghị định số 116/2017/NĐ-CP, quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Theo đó, xe nhập khẩu về Việt Nam có thêm nhiều rào cản hơn trước.

Để có thể hoạt động kinh doanh ô tô nhập khẩu trong nước, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải thông qua những quy định ngặt nghèo.

Theo Nghị định số 116/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.

2. Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.

Ngoài ra, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cần có giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô do Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải cấp.

Nghị đinh trên cũng quy định về trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng ô tô của cả doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô. Cụ thể, đối với ô tô chưa qua sử dụng, thời hạn bảo hành tối thiểu là 3 năm hoặc 100.000 km đối với ô tô con; tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô khách và tối thiểu 1 năm hoặc 30.000 km với các loại ô tô còn lại, tùy theo điều kiện nào đến trước. Đối với ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu, thời hạn bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô con, tối thiểu 1 năm hoặc 20.000 km đối với các loại ô tô còn lại, tùy theo điều kiện nào đến trước.

Về trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu. Theo Nghị định trên, các giấy tờ doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng khi tiến hành kiểm tra, thử nghiệm đối với ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu bao gồm:

- Bản sao giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài.

- Bản chính phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô.

- Tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài.

Theo quy định trước đây, khi nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ lấy 1 xe làm mẫu mang đi thử nghiệm. Những lô hàng sau nhập mẫu xe đó thì không cần thử nghiệm lại. Nhưng theo quy định mới ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định. Như vậy, mỗi lô hàng nhập về, đều phải thử nghiệm giống nhau làm tăng thêm chi phí và thời gian. Chưa kể, nếu số lượng xe nhập về nhiều, quá tải, sẽ phải mất nhiều thời gian chờ đợi khiến chi phí kho bãi tăng. Tất cả tính vào giá thành khiến giá xe khó giảm như mong đợi.

Trong khi đó, ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải là ô tô đã đăng ký lưu hành tại các quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam. Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe theo quy định.

Có thể nói, với Nghị định mới này, ô tô nhập khẩu mặc dù có thuế về 0% nhưng khó có cơ hội về nước một cách ồ ạt do nhiều rào cản về thủ tục cũng như về mặt an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đây cũng là cơ đội lớn để ngành sản xuất ô tô nội địa bứt phá.

Quỳnh Trang (Tuoitrethudo)

Nguồn : https://xehay.vn/nam-2018-thue-ve-0-nhung-co-them-rao-can-doi-voi-xe-nhap-khau.html

TIN LIÊN QUAN

Thuế nhập khẩu của các dòng xe từ khối ASEAN bắt đầu về 0%

Việc giảm thuế nhập khẩu của các dòng xe từ khối ASEAN về 0% được kỳ vọng sẽ là một cú hích mạnh mẽ cho thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2018.

Tính đến ngày 27/9/2018, đã có 13.100 xe nhập khẩu từ các nước ASEAN

Theo Cục Hải quan TP.HCM, trong những tháng cuối năm 2018, lượng xe ô tô nhập khẩu dưới 9 chỗ ngồi sẽ tăng hơn, tuy nhiên chủ yếu là dòng xe nhập từ ASEAN, hưởng thuế nhập khẩu bằng 0% nên nguồn thu từ nhóm hàng ôtô dưới 9 chỗ ngồi tăng không đáng

Quy định mới về ôtô, xe "nội địa" tiếp tục giảm giá mạnh

Một trong những điểm đáng chú ý của Nghị định là sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế.

Doanh nghiệp nào được hưởng thuế nhập linh kiện ôtô 0% từ năm 2018?

Doanh nghiệp muốn hưởng thuế nhập khẩu linh kiện ôtô 0% phải cam kết sản xuất, lắp ráp xe theo tiêu chuẩn khí thải mức 4 tới năm 2021 và sau đó là mức 5 từ năm 2022.

Xe nhập khẩu Thái Lan thống trị thị trường tháng 6 tại Việt Nam

Với Nghị định 116 đang phần nào cản trở xe ngoại, tạo điều kiện cho ô tô sản xuất nội địa “canh tác”, kể từ sau ngày 1/1/2018 đến nay, thị trường 4 bánh Việt Nam đã dần vắng bóng những mẫu xe nhập khẩu từ châu Âu. Tuy nhiên, 9 ngõ cụt 1 ngõ thông,

Mitsubishi giảm giá xe hưởng thuế nhập khẩu 0% từ tháng 8

Động thái giảm giá dòng xe hưởng thuế nhập khẩu 0% của Mitsubishi là đúng theo lý thuyết, nhưng lại đi ngược chiều so với thị trường. Trong bối cảnh các doanh nghiệp kinh doanh ôtô không giảm sau khi cân nhắc tới yếu tố cung cầu, áp lực về tỉ giá

Thị trường ô tô 2018: thuế nhập khẩu trong khu vực Đông Nam Á sẽ còn 0%

Đây là cơ hội lớn để người tiêu dùng Việt Nam có thể mua được xe nhập khẩu ngyên chiếc (CBU) từ các nước Thái Lan, Malaysia với giá rẻ.

THỦ THUẬT HAY

Cách giải phóng dung lượng ổ đĩa toàn diện nhất trên Windows 10 Version 1803(Phần 2)

Trong Windows, chế độ Hibernate là một chế độ tuyệt vời cho dân văn phòng. Người dùng Windows sử dụng chế độ này trong trường hợp khi không sử dụng laptop trong một thời gian dài mà không muốn đóng các tài liệu.

Cách tra cứu người phụ thuộc đi cùng với người có Căn cước công dân

Bạn dùng thẻ Căn cước công dân (CCCD) để tra cứu người phụ thuộc đi cùng với người có CCCD gắn chip. Sau đây là cách tra cứu người phụ thuộc đi cùng với người có Căn cước công dân...

Cách cài ứng dụng hỗ trợ người dùng trả lời tin nhắn thông minh

Đây là một ứng dụng được phát triển từ tính năng Smart Reply do Google phát triển dành riêng cho các ứng dụng nằm trong hệ sinh thái như Gmail, Inbox, Allo và Android Messenger của người dùng dịch vụ Project Fi. Về cơ

Liệu có thể ép xung màn hình máy tính được không?Cách làm như thế nào?

Nói đến ép xung ta thường nghĩ đến ép xung CPU, GPU chứ ít ai biết rằng có thể ép xung màn hình máy tính. Bài viết này sẽ nói rõ cách ép xung màn hình và lý do nên làm điều đó.

Mercedes-Benz Citan trang bị giường ngủ cùng nhiều tiện ích cho buổi dã ngoại

Mới đây, thương hiệu ô tô Đức vừa cho ra mắt mẫu xe Mercedes-Benz Citan 2022 với một số nâng cấp về ngoại hình và trang bị tiện nghi. Mercedes-Benz Citan 2022 sở hữu chiều dài cơ sở đạt 2.716 mm, đi cùng đó là tùy chọn

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh Samsung Galaxy S21 Ultra và iPhone 13 Pro Max

Samsung và Apple là hai thương hiệu sở hữu những mẫu smartphone mạnh mẽ nhất hiện nay. Nổi bật nhất phải kể đến là Galaxy S21 Ultra và iPhone 13 Pro Max. Vậy giữa hai điện thoại này, “ai” nào xứng đáng trở thành ông

So sánh thời lượng pin giữa K8000, K10000 Pro, Xiaomi Mix 2 và iPhone 7 Plus

iPhone 7 Plus tắt nguồn đầu tiên sau 3 giờ 33 phút. Tại thời điểm này, Xiaomi Mix 2 còn 13% pin, K10000 Pro còn 71%, trong khi K8000 vẫn còn tới 79%. Xiaomi Mix 2 chịu thua sau khi trải qua 3 giờ 53 phút tiêu thụ năng