Đường sắt Hà Nội - Sài Gòn hợp nhất để mạnh lên?



Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tính chuyện sáp nhập đường sắt Hà Nội và Sài Gòn


Tại tờ trình mới nhất gửi Bộ GTVT, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) kiến nghị sáp nhập Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn để tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh ngành đường sắt đang bị hàng không và đường bộ cao tốc thu hút hết khách.


Sau cổ phần hóa là sa sút


Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa đánh giá, đường sắt đang đi từ hiện đại tới… lạc hậu. Số vốn đầu tư ít ỏi cùng với tư duy trì trệ qua hàng chục năm đã khiến ngành đường sắt rơi vào bi kịch. Trong vài năm qua, vận tải đường sắt cũng đã bắt đầu thay đổi tư duy, chuyển mình, tuy nhiên, với số vốn đầu tư ít ỏi từ ngân sách hàng năm, ngành này vẫn đang vùng vẫy để thoát ra khỏi vũng lầy.


Từ ngày 1-1-2015, Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và Sài Gòn bắt đầu hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV do VNR nắm giữ 100% vốn điều lệ. Từ ngày 1-1-2016, hai công ty này bắt đầu hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tổng số lao động lên tới 7.600 người.


Đáng nói, kể từ khi cổ phần hóa đến nay, 2 công ty này không có bước tiến triển mà tiếp tục đà thụt lùi. Điều này được ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV VNR nhìn nhận. Cụ thể, sau 1 năm tái cơ cấu, cổ phần hóa, 2 công ty con chủ lực của ngành đường sắt ở hai đầu Bắc-Nam bị sụt giảm nghiêm trọng cả về sản lượng, doanh thu, thị phần vận tải. Hệ quả, tiền lương, thu nhập đời sống của người lao động cũng đi xuống.


Ngoài nguyên nhân chủ quan, theo lãnh đạo VNR, sự sa sút của đường sắt còn đến từ sự cạnh tranh khốc liệt của hàng không và đường bộ. Trong khi hàng không và đường bộ giai đoạn 2010-2015 được quan tâm đầu tư với số vốn cực lớn thì đường sắt vẫn duy trì kết cấu hạ tầng lạc hậu, công nghệ cũ kỹ, năng suất lao động thấp, chất lượng không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của hành khách.


Hơn nữa, 2 công ty này cùng cung cấp một loại sản phẩm trên thị trường, vì vậy không tránh khỏi cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho nhau, làm suy giảm nguồn lực chung và giảm khả năng cạnh tranh với các phương tiện vận tải khác, dẫn đến kìm hãm sự phát triển và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh chung của ngành đường sắt.


“Công tác quản lý, điều hành, vận dụng toa xe hàng, khách giữa 2 công ty khó khăn, phức tạp, kém hiệu quả, hiệu suất sử dụng phương tiện thấp dẫn đến lãng phí tài nguyên chung trong việc sử dụng toa xe, làm tăng giá thành vận tải và chất lượng dịch vụ, giảm đáng kể năng lực cạnh vận tải đường sắt”, Chủ tịch VNR nhìn nhận.


Dôi dư 40% lao động


Theo VNR, tham khảo mô hình tổ chức kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty trong nước và đặc biệt là đường sắt một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Đức, Pháp, Ý,
Indonesia, Malaysia... cho thấy, các doanh nghiệp vận tải trong nước hầu hết chỉ kinh doanh một sản phẩm là vận tải hành khách hoặc vận tải hàng hoá. Hiện nay, đường sắt các nước Nhật Bản, Nga, Đức, Pháp, Ý... tách bạch giữa kinh doanh vận tải hàng hóa và vận tải hành khách.


Việc sáp nhập 2 Công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn sẽ hạn chế tối đa xáo trộn về tổ chức, đặc biệt giảm thiểu việc điều chuyển lao động từ địa bàn này sang địa bàn khác; đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu mô hình tăng trưởng; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của vận tải đường sắt; thu hút cổ đông chiến lược tham gia kinh doanh vận tải đường sắt… Trên nguyên tắc này, VNR đề xuất phương án tái cơ cấu 2 doanh nghiệp này theo 2 giai đoạn.


Giai đoạn 1 (dự kiến hoàn thành trong năm 2017), sẽ hợp nhất 2 Công ty CP Vận tải Sài Gòn và Hà Nội thành Công ty CP Vận tải đường sắt có chức năng tổ chức kinh doanh vận tải hành khách, hành lý và các dịch vụ gia tăng trong vận tải hành khách trong nước và liên vận quốc tế; sở hữu toàn bộ toa xe khách, toa xe hàng, các phương tiện thiết bị khác nhằm phục vụ hành khách, cứu viện và sửa chữa phương tiện vận tải…


Doanh nghiệp hợp nhất này sẽ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vận tải hành khách; đồng thời, sẽ thành lập một Công ty CP Vận tải hàng hóa (bước đầu là Công ty TNHH MTV do Công ty CP vận tải đường sắt nắm giữ 100% vốn, được giao quản lý và khai thác toàn bộ toa xe hàng, trang thiết bị và phương tiện phục vụ vận tải hàng hoá và cứu viện đường sắt; quản lý tất cả các trạm khám chữa toa xe).


Giai đoạn 2 (dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2019-2020), sau khi ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng, hiệu quả, ngành đường sắt sẽ cổ phần hóa Công ty TNHH MTV kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt theo hình thức Công ty CP Nhà nước không chi phối. Theo lãnh đạo VNR, sau khi sáp nhập, sẽ dôi dư ra khoảng 40% lao động của cả 2 công ty để chuyển qua làm các dịch vụ gia tăng như vận chuyển đường ngắn...


Ngân Tuyền (ANTĐ)

TIN LIÊN QUAN

Khách đổ dồn đi máy bay, đường sắt vắng vẻ muốn cắt giảm tàu tránh thua lỗ

Lượng hành khách trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM đã giảm dần, đặc biệt là chiều Hà Nội - TP.HCM.

Tăng cường bảo đảm an toàn giao thông dịp 2-9

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ vừa ký văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các cục quản lý chuyên ngành; các sở giao thông vận tải; Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; Tổng Công ty Quản lý Bay...

Bộ GTVT: Sẽ tước kiểm định an toàn kỹ thuật nếu xe chở quá tải

Đây là một trong những nội dung văn bản mới được Tổng cục Đường bộ Việt Nam gửi tới các Sở GTVT, Cục Quản lý đường bộ và Cục quản lý chuyên ngành yêu cầu tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe.

Hoàn tất đổi Giấy phép lái xe PET trong năm nay

Để đảm bảo lộ trình chuyển đổi sang Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET theo chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị các Sở GTVT rà soát, tổng hợp số lượng GPLX xe ô tô...

Đường sắt cần 240.000 tỷ trong 10 năm tới, ưu tiên đầu tư 2 đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam

Bộ GTVT dự kiến quy hoạch đầu tư mới xây dựng hai đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong giai đoạn 2021- 2030 là Hà Nội - Vinh dài 281km và Nha Trang - TP.HCM dài 370km.

Sẽ khởi công hai đoạn đường sắt tốc độ cao vào năm 2028-2029

Từ nay đến năm 2030, sẽ triển khai hai đoạn ưu tiên của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam là Hà Nội-Vinh và Nha Trang-TP.HCM để cạnh tranh được với hàng không.

Đường sắt ì ạch leo ngược dốc

Ngành đường sắt đã và đang có sự thay đổi nhưng kết quả kinh doanh vẫn chưa thể khởi sắc.

Ngành Công an sẽ cấp mã QR vận tải hàng hóa thay vì Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Đơn vị vận tải, người trên xe ô tô vận tải hoàng hóa thực hiện kê khai thông tin trên phần mềm của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội tại địa chỉ:

THỦ THUẬT HAY

Cách khắc phục khi Facebook của bạn bị 'dính' Virus

Nếu Facebook bị virus hoặc tài khoản của bạn đã bị hack? Dưới đây là bốn cách mà bạn nên thử: phục hồi tài khoản của bạn, thay đổi mật khẩu của bạn, loại bỏ các ứng dụng nghi ngờ, và thực hiện quét virus.

Đem tính năng bảo mật độc quyền của Galaxy A 2017 lên mọi máy Android

Bộ đôi Samsung A5 2017 và A7 2017 được trang bị tính năng bảo mật SecureFolder, xuất hiện lần đầu tiên trên siêu phẩm Galaxy Note 7. Đây là cách bạn mang tính năng độc đáo này lên tất cả các máy Android khác dễ dàng.

Cách tạo hình ảnh động với hiệu ứng đặc biệt chỉ với iOS 11 và Live Photo

Bản cập nhật iOS 11 mang lại khá nhiều thay đổi trong giao diện cũng như thêm các tính năng hay. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn tạo ra những bức...

Muốn chống theo dõi vị trí điện thoại, tắt định vị GPS là chưa đủ

Sở hữu một chiếc smartphone hiện đại sẽ mang lại nhiều tiện ích hữu dụng cho người dùng tuy nhiên cũng ẩn chứa không ít rủi ro. Một trong số đó là việc bị theo dõi vị trí bí mật. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho các

Cách sửa lỗi Adobe Flash Player bị chặn trên Cốc Cốc và Firefox

Không hiển thị nội dung Flash, Plugin không hồi đáp hoặc bị treo là những lỗi thường xuyên xảy ra khi duyệt web, chơi game khiến người dùng vô cùng khó chịu. Vậy phải làm sao đây?

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Toyota Avanza 2018 1.5AT 7 chỗ – chật hẹp và yếu hay không?

Với mức giá 593 triệu đồng, nhưng vẫn cung cấp 7 chỗ ngồi, Toyota Avanza thực hiện nhiệm vụ lấp vào khoảng trống bên dưới mẫu xe đàn anh Fortuner. Cũng giống như chiếc xe Mitsubishi Xpander vừa ra mắt, đây sẽ là lựa

Đánh giá hiệu năng ASUS Zenfone 3 Max: Đủ dùng trong hầu hết trường hợp

ASUS Zenfone 3 Max là chiếc điện thoại tầm trung với thời lượng pin vượt trội. Và đây cũng là sản phẩm đầu tiên của ASUS sử dụng vi xử lý MediaTek.