Lamborghini - 53 năm hành trình đam mê (Phần 3 - Ferruccio ra đi và sự ra đời của một biểu tượng)

Tiếp nối loạt bài tìm hiểu lịch sử của hãng xe nổi tiến thế giới Lamborghini- 'Lamborghini - 53 năm hành trình đam mê', mời độc giả theo giõi phần 3- Sự ra đi của Ferruccio và sự ra đời của một biểu tượng

Espada – Chiếc Lamborghini lạ kỳ


Sau thành công với siêu xe Miura, Ferruccio đã có đủ tiềm lực tài chính cũng như danh tiếng để tiếp tục thử nghiệm và tìm ra những công thức thành công mới. Dù Miura, Countach hay Diablo mới là những mẫu xe mà người hâm mộ nhớ tới khi nhắc đến Lamborghini thời tiền Volkswagen nhưng trên thực tế, Espada mới là mẫu xe Ferruccio yêu thích nhất. Ông đã nhiều lần gợi ý rằng Espada mới là chiếc Lamborghini khiến ông cảm thấy tự hào nhất trong những lần phỏng vấn với báo giới.

Nhắc đến Espada, nhiều người đương thời sẽ nghĩ ngay đến cụm từ “chiếc Rolls-Royce của người Ý”. Đó chính xác là tôn chỉ thiết kế dành cho Lamborghini Espada: một chiếc xe 4 chỗ với động cơ V12 đặc trưng của Lamborghini nhưng lại có sự sang trọng, chất lượng vật liệu và sự thoải mái hàng đầu dành cho 4 người bên trong xe. Trong tiếng Tây Ban Nha, Espada có nghĩa là “thanh kiếm”, tượng trưng cho thanh kiếm mỏng mà các tay đấu bò sử dụng.


Lamborghini Espada là một mẫu xe có thiết kế vô cùng phân cực với những tỷ lệ thiết kế không tuân theo bất cứ một khuôn mẫu nào: cabin kéo dài về phía đuôi xe như một mái vòm bằng kính di động, kết hợp với nắp capô cũng dài không kém để che chắn khoang động cơ chứa khối V12 khổng lồ.

Chính nhờ thiết kế cabin đặc biệt như vậy, 4 người lớn có thể thoải mái ngồi trong xe và tận hưởng không gian sang trọng không kém gì những mẫu sedan cỡ lớn, dù chiều dài tổng thể của xe chỉ 4,73 mét.



Lamborghini - 53 năm hành trình đam mê (Phần 1 - Sự khởi đầu đầy bất ngờ)


Nhìn vào Espada, chắc chắn người chiêm ngưỡng sẽ cực yêu thích hoặc cực ghét mẫu xe có thiết kế vô cùng đặc biệt này – đó là tính phân cực về mặt ngoại hình của Espada. Có lẽ thứ duy nhất của Espadamà fan Lamborghini sẽ ngay lập tức cảm thấy quen thuộc là khối động cơ V12 4.0L cho công suất tối đa 325 mã lực có nguồn gốc từ đàn anh Miura.

Dù nhận được khá nhiều dấu chấm hỏi về mặt thiệt kế ngoại thất nhưng nhờ tính thực tiễn và nội thất siêu sang trọng, Espada vẫn tìm được 1217 khách hàng và trở thành một trong những model bán chạy nhất của Lamborghini.


Dù không phải là siêu xe đẹp nhất của Lamborghini nhưng Espada lại vô cùng thành công về mặt doanh số

Hãng xe mang tên Ferruccio tiến vào thập kỷ 70 với sự tự tin và một dàn xe hùng mạnh hơn bao giờ hết: họ có Espada, phiên bản Miura S cũng ra đời nhằm nâng cao hiệu suất cũng như vẻ đẹp của dòng flagship của Lamborghini và dòng Islero cũng được bán ra, thay thế đàn anh huyền thoại 350 GT.

Vậy là chỉ sau 8 năm, Lamborghini đã đạt đến đỉnh cao danh vọng. Mục tiêu cá nhân của Ferruccio cũng đã phần nào được hoàn thành: tạo nên một hãng xe thể thao nổi tiếng thế giới từ con số không, và đã có một mẫu xe đi vào ngôi đền của những huyền thoại – chiếc Miura. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng được nguồn khách hàng mới đến từ khắp thế giới, Ferruccio thừa hiểu rằng ông cần phát triển mạnh hơn nữa.

Sự ra đi của Ferruccio Lamborghini


Thật không may, số phận ba chìm bảy nổi của Lamborghini bắt đầu từ chính thập kỷ 70 đầy biến động này. Giá nhân công tăng, những vụ đình công liên miên là những điều gì đó quá đỗi quen thuộc và đầy ám ảnh đối với mỗi người dân Ý, ông chủ Ý thời bấy giờ. Thời đó, ác mộng khủng khiếp nhất đối với không chỉ Lamborghini mà còn là cả đất nước hình chiếc ủng chính là cuộc khủng hoảng dầu mỏ bắt đầu từ tháng 10 năm 1973.

Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ quyết định cấm vận xuất khẩu dầu mỏ sang Mỹ và các đồng minh (trong đó có Châu Âu) của OPEC - Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, nhằm phản ứng lại quyết định tham gia trận chiến Yom Kippur nổ ra tại kênh đào Suez, Ai Cập. Quyết định cấm vận được đưa ra vào tháng 10 năm 1973 và chỉ 5 tháng sau, giá dầu thô đã tăng gấp 3 lần, khiến cho hàng loạt nước công nghiệp Châu Âu và chính Hoa Kỳ điêu đứng.

rở lại với nước Ý, người dân nơi đây đã thực sự sốc khi lệnh cấm ôtô hoàn toàn vào Chủ nhật và mỗi gia đình chỉ được sở hữu 1 chiếc ôtô được ban hành. Chính phủ còn khuyên người dân sử dụng xe đạp cho mọi nhu cầu đi lại chính, khiến cảnh cha mẹ đón con bằng xe đạp, người người đạp xe đi làm hay những chàng trai Ý đẹp mã đèo người yêu ngồi vắt vẻo trên ghi đông, khoe cặp chân dài trắng nõn nà ngay lập tức trở thành hình ảnh quen thuộc tại một đất nước có nền công nghiệp ôtô cực kỳ phát triển. Khỏi nói cũng biết những hãng xe chuyên tạo ra những cỗ máy uống xăng như uống nước đã điêu đứng như thế nào…


Dù không đồng hành với hãng xe mang tên mình quá lâu nhưng lòng nhiệt huyết và cá tính ngang tàng của Ferruccio vẫn mãi tồn tại trong mọi chiếc Lamborghini

Dù vậy, sự ra đi của Ferruccio lại đến từ một nguyên nhân trực tiếp khác, xảy ra trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Bước vào những năm 70, hàng loạt thương vụ thua lỗ liên tiếp của Lamborghini Trattori thực sự đã khiến Ferruccio khánh kiệt, ông thực sự không còn cách nào khác để duy trì quyền quản lý tại hãng siêu xe mang tên mình khi nguồn thu chính đã mất.

Như một hệ quả tất yếu, năm 1972, Ferruccio phải bán 51% cổ phần Lamborghini Automobili cho Georges-Henri Rossetti, một nhà tư bản công nghiệp người Thụy Sỹ, một người bạn của ông và cũng là chủ nhân 1 chiếc Islero và 1 chiếc Espada. Giá trị của thương vụ chuyển nhượng là 600.000 USD và Ferrucio tiếp tục điều hành công ty.


Nghệ nhân Nhật Bản về Việt Nam đổi màu 'độc' cho Lamborghini Huracan


Năm 1974, Ferruccio bán nốt 49% còn lại cho René Leimer và quyết định “về vườn”, lui về sống tại 1 biệt thự tọa lạc bên hồ Trasimeno thuộc tỉnh Perugia, trung tâm nước Ý. Có lẽ 2 đòn giáng máy kéo và siêu xe là quá nặng nề để một người đàn ông đã gần lục tuần như Ferrucio có thể gượng dậy và làm lại từ đầu. Số phận cũng quá trớ trêu khi khiến Ferrucio có được mọi thứ nhờ chiếc máy kéo, nhưng cũng mất cả hai công ty mang tên mình vì chiếc máy kéo!

'ÔI TRỜI ƠI!'


Dù đang bị mặc kẹt giữa thời kỳ kinh tế khó khăn, khủng hoảng liên miên và đang trong tình trạng “rắn mất đầu” nhưng Lamborghini-không-có-Lamborghini vẫn phải bước tiếp nếu không muốn bị sụp đổ hoàn toàn. May mắn thay, siêu xe Countach ra đời và lại một lần nữa, nhiều người phải ngỡ ngàng trước những gì Lamborghini dám làm.

Ngay lập tức, Lamborghini Countach trở thành siêu xe bắt buộc phải có của giới siêu giàu và hình ảnh những chiếc Countach kiêu ngạo tung đôi cửa cắt kéo lên cao xuất hiện ở phòng ngủ của hàng triệu bé trai trên khắp thế giới. Trong tiếng Rôman, “Countach” có nghĩa là “ôi trời ơi!” trong tiếng Việt hay “bloody hell” trong tiếng Anh (tất nhiên, đây là những bản dịch đã được … lịch sự hóa vì thực chất, đây là một từ khá “bỗ bã”). Chuyện kể rằng nhà thiết kế lừng danh Giuseppe “Nuccio” Bertone đã thốt lên “Countach!” khi nhìn thấy chiếc xe lần đầu tiên và gợi ý đặt tên đó cho mẫu xe của Lamborghini.


Nhắc đến Countach, người hâm mộ sẽ nghĩ ngay đến ngoại hình đầy cá tính của nó

Dù được giới thiệu dưới dạng nguyên mẫu ngay từ năm 1971 nhưng phải đến năm 1974, Countach mới được sản xuất hàng loạt.

Cũng giống như đàn anh Miura, vốn được vinh danh là “siêu xe nhanh nhất thế giới” tại thời điểm ra mắt với tốc độ tối đa 280 km/h, Countach cũng giành được danh xưng đó với con số lên tới 309 km/h. Tuy nhiên, tốc độ hay hiệu năng không phải là những điểm nhấn hấp dẫn nhất của Countach. Đó phải là thiết kế không hề giống với bất kỳ thứ gì từng xuất hiện trước đó.

Người chắp bút cho một ngoại hình đầy tính cường điệu của Countach không ai khác mà chính là Marcello Gandini, người góp công chính khiến Miura trở thành một biểu tượng về thiết kế siêu xe. Với Miura, Gandini phần nào vẫn phải “núp” dưới bóng Giuseppe “Nuccio” Bertone nhưng với Countach, ông được toàn quyền quyết định vẻ đẹp của siêu xe này.

Khi được hỏi về cảm hứng thiết kế Countach, Gandini đã trả lời: “Dù xe đua của thập niên 60 đã được thiết kế phục vụ hiệu năng tốt hơn, chúng không còn đẹp theo kiểu độc đáo và gây ấn tượng mạnh nữa. Tất cả chúng đều có thân xe tròn trịa, thuôn mượt để phục vụ tính khí động học. Tôi muốn mọi người phải thốt lên vì ngạc nhiên khi thấy Countach”.

Có thể thấy nét bút của ông phóng túng tới mức nào qua một ngoại hình vô cùng đặc biệt, đi trước thời đại, cực kỳ góc cạnh, to bè và chứa đầy những đường cắt xẻ của Countach. Sẽ không ngoa khi gọi Lamborghini Countach là một chiếc phi thuyền vũ trụ có bánh xe. Thậm chí đến tận bây giờ, chắc chắn nhiều người đi đường vẫn phải thốt lên “countach!” khi thấy siêu xe này trên phố.


Countach là siêu xe đầu tiên của Lamborghini sở hữu cửa cắt kéo với cơ chế mở dựng đứng mà nhiều người vẫn quen gọi là “cửa Lambo”. Trên thực tế, Countach không phải là mẫu xe đầu tiên trên thế giới sở hữu “cửa Lambo”, đó phải là Alfa Romeo 33 'Carabo'. Chiếc xe ý tưởng của Alfa Romeo ra đời năm 1968 và người thiết kế nó, bạn có thể đoán ra rồi đấy, chính là Marcello Gandini.

Tuy nhiên, người hâm mộ vẫn hoàn toàn có thể gọi kiểu cửa này là “cửa Lambo” vì Countach là mẫu xe thương mại đầu tiên sở hữu chúng và chắc chắn Countach là siêu xe khiến cho kiểu thiết kế cửa này nổi tiếng. Theo Gandini, cửa cắt kéo giúp chủ xe xoay sở dễ dàng hơn ở những bãi đỗ xe chật hẹp và giúp tạo ra sự khác biệt giữa đám đông.



Lamborghini - 53 năm hành trình đam mê (Phần 2 - Miura - tái định nghĩa siêu xe)


Tuy nhiên, kiểu cửa đặc biệt này kết hợp với kính xe sau gần như chỉ để làm cảnh vì quá nhỏ đã khiến chủ xe phải áp dụng một kiểu đỗ xe không giống ai: họ lật cửa lên, ngoài người ra hẳn bậu cửa để quan sát phía sau xe. Có lẽ ta nên gọi đây là kiểu đỗ xe Countach!


Lamborghini Countach cũng là siêu xe đầu tiên của Lamborghini được trang bị hai hốc tản nhiệt lớn ở 2 bên cửa xe, cũng như 2 hốc tản nhiệt tương tự trên vòm bánh xe sau – những đường nét thiết kế đặc trưng của mọi chiếc Lamborghini sau này. Đây là kiểu thiết kế lấy cảm hứng từ các hốc tản nhiệt dạng NACA thường xuất hiện trên các máy bay chiến đấu hiện đại nhất. Có thể thấy, Miura là mẫu xe khiến tên tuổi Lamborghini vươn đến tầm đỉnh cao thế giới nhưng Countach mới là siêu xe định hình thiết kế của mọi chiếc Lamborghini sau này.

16 năm được sản xuất liên tục (1974-1900), sống sót qua thập niên 70 đen tối – thời kỳ mà xe động cơ nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu lên ngôi là những minh chứng hùng hồn cho thấy sức hút của Lamborghini Countach. Siêu xe này với động cơ V12 375 mã lực của nó là một lời thách thức đầy kiêu ngạo đối với chính sách thắt lưng buộc bụng, giảm thiểu khí thải, giảm thiểu chi tiêu, giảm thiếu tất cả thời bấy giờ. Lamborghini Countach đã, và có lẽ sẽ mãi là câu trả lời tuyệt vời nhất cho câu hỏi: “thế nào là siêu xe?”


Đón đọc phần tới: Phần 4 - Thời kỳ hỗn mang và sự ra đời của Quỷ dữ

Vĩ Phạm (Tuoitrethudo)


TIN LIÊN QUAN

Khám phá Lamborghini 350 GT hàng hiếm từng là 'xế riêng' của Ferruccio Lamborghini

Với số lượng sản xuất chỉ 120 chiếc trên thế giới, Lamborghini 350 GT thực sự là một siêu xe hàng hiếm. Trong số 120 chiếc này,...

Ngắm cặp đôi xe sang Lamborghini được “hồi xuân” như mới

Nhân kỷ niệm 50 năm ra mắt của cả 2 dòng coupe GT hạng sang Islero và Espada, bộ phận Lamborghini Polo Storico đã phục chế lại những chiếc xe này.

Khám phá Lamborghini 350 GT hàng hiếm từng là "xế riêng" của Ferruccio Lamborghini

Với số lượng sản xuất chỉ 120 chiếc trên thế giới, Lamborghini 350 GT thực sự là một siêu xe hàng hiếm. Trong số 120 chiếc này, còn có một vài chiếc nổi bật hơn cả.

Câu chuyện thực sự đằng sau cái tên của Lamborghini Countach

Có thể bạn chưa biết, Lamborghini là một hãng siêu xe với từng mẫu xe được đặt theo những chú bò tót hoặc bò đực nổi tiếng với logo bò đen và viền vàng nổi tiếng. Điều này đến từ việc người sáng lập Ferruccio Lamborghini thuộc cung Kim Ngưu, với

Siêu phẩm Lamborghini Centenario lần đầu thể hiện sức mạnh trên đường đua

Siêu xe được sản xuất để kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 100 của Ferruccio Lamborghini với một động cơ V12 770 mã lực lần đầu tiên trình diễn tốc độ trên đường đua Nardo.

Dàn ‘siêu bò’ nối đuôi nhau kỷ niệm sinh nhật huyền thoại Lamborghini Miura

AutoExpress - Một loạt siêu xe Lamborghini Huracan và Aventador cùng chạy hành trình kỷ niệm 50 năm ‘huyền thoại’ Miura.

Chiếc Lamborghini Miura P400 S 1971 thân vỏ trần trụi không sơn này có giá tới 2 triệu USD

Đây có lẽ là chiếc Lamborghini Miura cổ điển, thân vỏ không màu duy nhất trên thế giới.

5 kỷ lục kỳ lạ của thương hiệu Lamborghini mà có thể bạn chưa biết

Trong suốt lịch sử tồn tại, Lamborghini đã tạo nên nhiều thành tựu, nhưng một số hiếm ai biết đến hơn.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn phục hồi và giữ tài khoản Facebook an toàn khi bị hack

Nếu chỉ áp dụng các biện pháp an ninh yếu kém, tài khoản Facebook của bạn hoàn toàn có thể bị rơi vào tay kẻ gian, cho phép chúng xem thông tin về bạn và thậm chí giả danh bạn liên lạc với bạn bè.

Thêm tiện ích màn hình chờ, thời tiết, nhắc việc tiện lợi trên Chrome

Các tiện ích mở rộng (Extension) thường đem lại rất nhiều tính năng mới thú vị cho trình duyệt Chrome. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu với các bạn một tiện ích đa năng như màn hình chờ, thông báo giờ, thời tiết và nhắc

Hướng dẫn lên lịch Livestream trên YouTube trước

YouTube gần đây bổ sung thêm một tính năng mới cho phép bạn lên lịch livestream trước để người xem có thể biết được mục đích của buổi livestream là gì.

Cách tạo trang Google Slides, tạo slide Powerpoint trực tuyến

Tạo trang Google Slides Powerpoint là thủ thuật để người dùng lập slide, trình chiếu trực tuyến. Chỉ cần sử dụng đường truyền Internet ở mức trung bình, bạn sẽ dễ dàng tạo slide PowerPoint thuyết trình đặc sắc, cuốn

Cách lấy link bài viết và văn bản Facebook trên iPhone, iPad, Android

Dưới đây TrangCongNghe sẽ hưỡng dẫn độc giả cách lấy link bài viết và văn bản bất kỳ trên Facebook một cách đơn giản nhất.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Mobiistar E-Selfie: Liệu có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ cùng giá

Mình đánh giá khá cao việc Mobiistar đã quyết định lựa chọn tỉ lệ màn hình 18:9 cho E-Selfie và việc sử dụng màn hình tràn viền cũng góp phần làm cho chiếc máy trông đẹp hơn. Chỉ có điều viền trên và dưới còn hơi dày

Đánh giá Honda Winner 150: Mạnh ở khả năng vận hành

Mẫu côn tay Honda Winner 150 vận hành êm ái trên đường trường, vượt đường khó, leo đồi dễ dàng nhờ gầm cao và động cơ khỏe. Tuy nhiên, kiểu dáng thiết kế không thực sự bắt mắt.

Trên tay và đánh giá nhanh Vivo V3 Max: Thiết kế cao cấp, cấu hình mạnh

V3 Max là một trong những chiếc điện thoại đầu tiên của nhà sản xuất Vivo được bán chính hãng tại Việt Nam với thiết kế cao cấp và cấu hình mạnh mẽ.