Cầu được thiết kế 3 trụ tháp là 3 chữ H, biểu tượng kết nối 3 thành phố kinh tế trọng điểm phía bắc là Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long (Quảng Ninh).
Cầu Bạch Đằng có điểm đầu là phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, nút giao cuối tuyến là xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Đây là cây cầu có thiết kế dây văng hệ cáp 2 mặt phẳng, được đánh giá là nhiều nhịp lớn nhất Việt Nam hiện nay, đồng thời cũng là một trong những cây cầu có khẩu độ nhịp vượt sông lớn nhất hiện nay.
Cầu Bạch Đằng được thiết kế dài 3,054 km có kết cấu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu rộng 25 m, cao 48,8 m, có thể chịu được động đất cấp 8.
Được thiết kế với hệ thống cáp dây văng, nhằm đảm bảo lực nâng, mỗi trụ cầu được bố trí 48 bó cáp, tương đương 144 bó tổng cộng.
Công trình được thiết kế đảm bảo thông thủy cho tàu trọng tải lớn và không ảnh hưởng đến sân bay Cát Bi cách đó khoảng 6 km.
Dọc tuyến đường cao tốc Hạ Long Hải Phòng là rất nhiều bãi ngập mặn, đầm nước mênh mông, tạo nên khung cảnh đẹp mắt.
Hàng ngày, có tới tới hàng trăm, hàng nghìn lượt ôtô nối đuôi nhau đi qua câu cầu có trị giá 7.000 tỷ kết nối giữa hai tỉnh Hải Phòng - Hạ Long.
Hệ thống đèn LED hiện đại tiết kiệm điện nhưng vẫn đảm bảo đủ độ chiếu sáng.
Hệ thống trạm thu phí cầu được xây dựng hiện đại, đẹp mắt.
Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng dài 24,6km, rộng 25m, 4 làn xe, vận tốc tối đa 100km/h. Trong đó hạng mục đường từ Hạ Long đến cầu Bạch Đằng dài 19,8km.
Các nút giao đầu tuyến, cuối tuyến được thiết kế thông minh.
Cầu Bạch Đằng nhìn từ trên cao.
Cùng ngắm cây cầu hơn 7.000 tỉ đồng từ xa.
Cầu Bạch Đằng xác định là cây cầu mang ý nghĩa lịch sử, gắn liền với dòng sông Bạch Đằng.
Rất nhiều người dân khi lưu thông qua cầu Bạch Đằng lần đầu tiên cũng tranh thủ dừng xe để chụp hình lưu niệm.
Tuy nhiên, lực lượng bảo vệ cầu đã liên tục nhắc nhở người dân di chuyển, không được dừng đỗ xe trên cầu để đảm bảo an toàn giao thông.
Đây là dự án đường giao thông có tổng vốn đầu tư lớn nhất của Quảng Ninh, mở đầu cho chuỗi dự án giao thông mới được đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư PPP trong cả nước.
Cầu Bạch Đằng thi công phức tạp nhưng lại do người Việt Nam đầu tư, thiết kế và tự tổ chức thi công. Điều này, đánh dấu sự đột phá mới trong tiếp nhận công nghệ thi công cầu đường tại Việt Nam.
Trong buổi lễ cắt băng khánh thành Cầu Bạch Đằng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hai địa phương cùng đông đảo người dân đã có mặt.
Chi Lê (ANTĐ)