Tầng lớp thượng lưu trong xã hội loài người dường như rất ít giao lưu với dân thường. Nhưng sự ra đời của Internet và mạng xã hội đã tạo ra cầu nối giữa các giai tầng, khiến những người bình thường có thể nhìn thấy cách mà giới tinh hoa tiêu tiền.
Huayra BC đời 2016 – siêu xe mới nhất và đắt giá nhất của Pagani có thể xuất hiện trên Twitter hoặc Facebook của một người giàu có khi họ chụp ảnh “selfie” hoặc khi họ lái xe trên phố.
Người giàu trong xã hội ngày càng tăng, tỷ lệ thuận với bùng nổ kinh tế. Những chiếc xe trong bộ sưu tập càng trở nên đắt tiền hơn. Ở các khu vực Trung Đông, Trung Quốc hay Nga, siêu xe không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là thước đo sự giàu có của mỗi người.
Gần đây, mạng xã hội Instagram tại Nga bùng nổ trào lưu các bạn trẻ khoe giàu và được gọi chung là “richrussiankids' (những đứa trẻ giàu nước Nga).
Trước đây, siêu xe thường là món quà đắt tiền tự thưởng cho bản thân sau mỗi thương vụ thành công của các doanh nhân thành đạt. Tuy nhiên gần đây, mặt hàng xa xỉ này đã trở thành một món đồ chơi nhằm phô trương sự giàu có của chủ sở hữu.
Tổng thống Nga lên án những đứa trẻ giàu có khoe của trên Instagram.
Khi đề cập tới vấn đề này, mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết: “Trước đây, một số người phô trương sự giàu có của họ bằng cách cấy răng vàng, thường phía trước mặt răng, để chứng tỏ kích thước khối tài sản của họ. Thời nay, những chiếc Lamborghini và đồ chơi đắt tiền khác chính là những chiếc răng vàng”.
Vladimir Putin lên án mạnh mẽ những đứa trẻ giàu có với cuộc sống xa hoa bên du thuyền, siêu xe và máy bay phản lực cá nhân. Thậm chí, họ còn nhảy nhót trên nóc xe Lamborghini.
Mặc dù khủng hoảng kinh tế, những thiếu niên “mạ vàng” vẫn phô trương sự giàu có. Việc lái một chiếc Mercedes-AMG G65 độ bởi Brabus hay Lamborghini Aventador không bị coi là tội phạm, nhưng nó chỉ phù hợp với những nơi sang trọng như Monaco hay Dubai, không phải đường phố như Moscow.
Những xe hơi sang trọng trị giá trên 6 con số (trên 1 triệu USD) mà hầu hết những người nhìn thấy nó sẽ không bao giờ đủ khả năng mua, thậm chí bán tất cả tài sản.
Tuy nhiên nhiều người cho rằng sở hữu siêu xe là niềm đam mê, không phải khoe của.
Nga không phải nền kinh tế duy nhất bị suy thoái, nhưng các biện pháp trừng phạt áp đặt bởi các nước phương Tây và giá dầu thấp đã làm tê liệt sức mua của hầu hết người dân nước này.
Gần 20 triệu người Nga (tương đương 15% dân số) đang sống dưới mức nghèo khổ. Mức sinh hoạt phí tối thiểu mỗi tháng tại Nga trong năm 2015 là 9.452 rúp (147 USD). 20 triệu người có thu nhập dưới con số đó. Qua những con số thống kê, Tổng thống Putin lên án mạnh mẽ hội con nhà giàu tại nga khoe siêu xe trên Instagram.
Tuy nhiên, nhìn ở góc nhìn khác, Alex Oagana - biên tập viên tờ Autoevolution coi việc so sánh siêu xe với những chiếc răng vàng là vô lý. “Khi nhìn thấy một chiếc siêu xe, tôi không đánh giá những giá trị xung quanh, tôi chỉ nhìn thấy thiết kế, hiệu suất và kiểu dáng tuyệt mỹ. Tôi thấy siêu xe, đặc biệt là hypercar như những tác phẩm nghệ thuật trên bánh xe, không đơn thuần là biểu tượng của sự giàu có”.