Chứng chỉ SSL được coi là 'xương sống' của bảo mật Internet, bảo vệ các thông tin nhạy cảm của người dùng khi truyền các thông tin đó đi trên các mạng máy tính trên thế giới. Vậy chứng chỉ SSL là gì? Ảnh hưởng đến website của bạn như thế nào?
Chứng chỉ SSL là yếu tố cần thiết để bảo vệ trang web của bạn ngay cả khi nó không xử lý các thông tin nhạy cảm như thẻ tín dụng, cung cấp bảo mật và tính toàn vẹn dữ liệu cho cả trang web và các thông tin cá nhân của người dùng trên website của bạn.
Chứng chỉ SSL là gì? Ảnh hưởng đến website của bạn như thế nào?
Chứng chỉ SSL là gì?
Chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) là chứng chỉ kỹ thuật số để xác thực danh tính của một website và mã hóa thông tin được gửi tới máy chủ sử dụng công nghệ SSL. Mã hóa là quá trình trộn lẫn dữ liệu thành một định dạng không thể đọc được mà chỉ có thể “trả về” định dạng có thể đọc được bằng khoá giải mã hợp lệ.
Chứng chỉ SSL được sử dụng như 'hộ chiếu' điện tử nhằm thiết lập xác thực các thông tin trực tuyến trong trường hợp nếu kinh doanh trên Web. Khi người dùng Internet cố gắng gửi thông tin bí mật tới một máy chủ Web, trình duyệt của họ truy cập chứng chỉ số của máy chủ và thiết lập kết nối an toàn.
Chứng chỉ SSL bao gồm các thông tin dưới đây:
- Tên người sở hữu chứng chỉ SSL.
- Số seri và ngày hết hạn chứng chỉ SSL.
- Bản sao key công khai của người sở hữu chứng chỉ.
- Chữ ký số của cơ quan cấp chứng chỉ SSL.
Chứng chỉ SSL mã hóa các thông tin nhạy cảm
Lý do chính giải thích cho câu hỏi tại sao phải sử dụng chứng chỉ SSL chỉ đơn giản là để mã hóa, bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm được gửi qua mạng Internet, chỉ có người nhận được chỉ định mới có thể biết được các dữ liệu này.
Điều này rất quan trọng bởi các thông tin mà bạn gửi đi trên mạng Internet sẽ được chuyển từ máy tính này sang máy tính để chuyển tới máy chủ đích.
Trong trường hợp nếu các dữ liệu nhạy cảm của bạn chưa được mã hóa bằng chứng chỉ SSL, bất kỳ một máy tính nào làm “trung gian” giữa máy tính của bạn và máy chủ đều có thể xem số thẻ tín dụng, tên người dùng và mật khẩu và các dữ liệu nhạy cảm khác mà bạn gửi đi.
Khi các dữ liệu, thông tin được mã hóa bằng chứng chỉ SSL, tất cả người dùng khác ngoại trừ máy chủ mà bạn gửi thông tin đến không thể đọc được các dữ liệu, thông tin mà bạn gửi đi.
Tức là bạn không còn phải lo lắng về việc các dữ liệu của mình có thể bị rơi vào tay hacker hoặc kẻ trộm dữ liệu nữa.
Chứng chỉ SSL là gì? Ảnh hưởng đến website của bạn như thế nào?
SSL cung cấp xác thực
Ngoài mã hóa các thông tin, dữ liệu, chứng chỉ SSL hợp lệ cũng cung cấp xác thực. Tức là bạn có thể chắc chắn rằng các thông tin của bạn sẽ được gửi đến đúng máy chủ chứ không phải gửi đến kẻ đang cố gắng đánh cắp các thông tin của bạn. Tại sao điều này lại quan trọng?
Bản chất của Internet: thông tin của khách hàng sẽ được gửi thông qua nhiều máy tính. Bất kỳ một máy tính nào trong số các máy tính này có thể “giả mạo” là website của bạn và đánh lừa người dùng gửi các thông tin cá nhân của họ. Để tránh được tình trạng này chỉ có cách là sử dụng Public Key Infrastructure (PKI) hợp lệ và chứng chỉ SSL từ nhà cung cấp chứng chỉ SSL tin cậy.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết so sánh 2 phiên bản của chứng chỉ SSL là chứng chỉ SSL miễn phí và trả phí để có thể phân định rõ hơn những ưu điểm, nhược điểm và sự an toàn của SSL.
Tại sao nhà cung cấp chứng chỉ SSL lại quan trọng đến như vậy? Các nhà cung cấp chứng chỉ SSL tin cậy chỉ cấp chứng chỉ SSL cho một công ty đã được xác thực và trải qua một số bước kiểm tra để xác nhận lại. Một số loại chứng chỉ SSL, chẳng hạn như EV SSL Certificate yêu cầu xác nhận cao hơn các loại chứng chỉ khác.
Làm thế nào để nhận biết một nhà cung cấp chứng chỉ SSL tin cậy? Bạn có thể sử dụng SSL Wizard để so sánh các nhà cung cấp chứng chỉ SSL, bao gồm các nhà cung cấp chứng chỉ SSL cho hầu hết các trình duyệt.
Chứng chỉ SSL cung cấp sự tin cậy
Các trình duyệt web hiển thị các dấu hiệu như biểu tượng hình chiếc khóa hoặc thanh bar màu xanh để khách truy cập biết rằng kết nối của họ được đảm bảo. Điều này có nghĩa là khách truy cập sẽ tin tưởng trang web của bạn khi có các biểu tượng trên.
Chứng chỉ SSL là gì? Ảnh hưởng đến website của bạn như thế nào?
HTTPS cũng bảo vệ, chống lại các cuộc tấn công phishing. Email phishing là email mà tội phạm máy tính sử dụng để mạo nhận là website của bạn. Email này thường đính kèm một link chuyển hướng đến website riêng của họ hoặc sử dụng cuộc tấn công man-in-the-middle để sử dụng tên miền của bạn.
Tội phạm mạng không được cấp chứng chỉ SSL, và do đó mà họ không thể giả mạo hoàn toàn website của bạn. Điều này có nghĩa là khi sử dụng HTTPS người dùng của bạn sẽ ít có khả năng trở thành nạn nhân của cuộc tấn công phishing bởi các wbsite giả mạo không có các biểu tượng hình chiếc khóa hoặc thanh bar màu xanh để xác minh đó là website tin cậy.
SSL được yêu cầu cho PCI Compliance
Để chấp nhận thông tin thẻ tín dụng trên website của mình, bạn phải vượt qua các cuộc kiểm tra nhất định cho thấy rằng bạn đang tuân thủ các tiêu chuẩn Payment Card Industry (PCI). Một trong những yêu cầu là sử dụng chứng chỉ SSL hợp lệ.
Hạn chế của chứng chỉ SSL
Với rất nhiều lợi thế ở trên, người dùng chắc chắn không có lý do gì để nói không sử dụng chứng chỉ SSL. Tuy nhiên bên cạnh đó chứng chỉ SSL cũng có một số hạn chế.
Thứ nhất mức phí là điểm hạn chế có thể thấy rõ nhất. Các nhà cung cấp chứng chỉ SSL phải thiết lập một cơ sở hạ tầng đáng tin cậy và xác thực, vì vậy sẽ có chi phí kèm theo.
Hạn chế thứ 2 là hiệu suất. Vì các thông tin mà bạn gửi đi phải được mã hóa bởi máy chủ, nên phải mất nhiều tài nguyên máy chủ hơn. Sự khác biệt về hiệu suất có thể thấy rõ trên các trang web có lượng khách truy cập lớn và có thể giảm thiểu với phần cứng đặc biệt trong trường hợp như vậy.
Nhìn chung, những lợi ích gì mà chứng chỉ SSL mang lại chiếm ưu thế hơn hẳn so với hạn chế của nó. Điều quan trọng là bạn phải biết lựa chọn và sử dụng chứng chỉ SSL hợp lệ cho website của mình để bảo vệ khác hàng cũng như bảo vệ chính bạn, xây dựng và củng cố được niềm tin từ khách hàng của mình nhiều hơn.
Một điều chú ý là khi sử dụng SLL, người dùng cũng sẽ gặp không ít các lỗi liên quan, ví dụ như khi vào Facebook hay Gmail, với cách sửa lỗi SSL khi vào Facebook hay Gmail mà chúng tôi đã cung cấp, hi vọng các bạn có thể tự khắc phục lỗi này và truy các các dịch vụ một cách bình thường.
Trên đây là các thông tin hữu ích về chứng chỉ SSL là gì? Ảnh hưởng đến website của bạn như thế nào mà chúng tôi vừa cung cấp cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào bạn có thể để lại câu hỏi trong phần bình luận dưới bài viết, thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi trả lời sớm nhất có thể.