Bức họa: Reception of Grand Condé at Versailles (Tạm dịch: Tiếp đón Đại thân vương tại cung điện Versailles), tác giả Jean-Léon Gérôme, 1878. (Nhấn vào ảnh để phóng to)
Năm 1674, tại cung điện Versailles, nước Pháp, một người đàn ông có vẻ thống khổ, chậm chạp lê từng bước lên cầu thang đến chỗ vị quốc vương đang đứng đón đợi. Vị quốc vương ấy là Louis XIV, người có danh xưng là “Thái Dương Hoàng đế”, ông đứng giữa hai hàng quý tộc cùng quần thần chăm chú dõi mắt vào người đàn ông có thân thế bí ẩn đang hành lễ bên dưới.
Người đàn ông bí ẩn đó là ai?
Ông ta chính là người anh họ nổi danh của quốc vương, Đại thân vương Grand Condé – Louis de Bourbon, người được công nhận là kỳ tài về quân sự, anh hùng chiến trận và cũng là nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất châu Âu thời bấy giờ.
Trái ngược với khung cảnh chào đón nồng nhiệt này, 15 năm trước, vị thân vương và hoàng tộc từng không đội trời chung. Khi ấy, Louis XIII vừa qua đời, Louis XIV tuổi nhỏ đã sớm đăng cơ nên đằng sau có sự hỗ trợ triều chính của mẹ là Thái hậu nước Pháp Anne (Ana María Mauricia) và Tể tướng Mazarin.
Louis XIV lên ngôi từ khi 4 tuổi. Ông được xem là một trong những nhà chinh phạt lớn trong lịch sử. Triều đại của ông kéo dài 72 năm, dài nhất trong lịch sử nước Pháp và cả Châu Âu.
Lúc này, tể tướng cố ý cắt giảm lợi ích của giới quý tộc và tòa án, bổ sung cho quốc khố hiện đang trống rỗng sau 30 năm chiến tranh, tạo nên sự phản kháng của giới pháp viện và phe cánh, đưa đến cuộc phiến loạn lịch sử Fronde (1635 – 1659).
Quốc vương nhỏ tuổi cùng thái hậu bị ép rời khỏi Paris. Khi đó, Thái hậu Anne liền cầu viện Grand Condé, xin hỗ trợ dẹp loạn phiến quân. Tuy nhiên, Đại thân vương tự cao về công trạng, thái độ đối với vương thất vô cùng ngạo mạn. Thái hậu khi đó lo lắng, có ý tìm cách áp chế dã tâm của Đại thân vương, cuối cùng kích phát tình huống phản nghịch, khiến Đại thân vương cầm đầu giới quý tộc cùng các tướng lãnh làm phản, buộc thái hậu và hoàng đế phải trốn chạy, tạo thành sự kiện phiến loạn Fronde lần hai, gây ra cuộc nội chiến làm nên tổn thất không nhỏ cho nước Pháp.
Tuy nhiên, sau khi phiến loạn được dẹp yên, nó vẫn để lại nỗi ám ảnh cho vương triều của ấu chúa, vì vậy vào thời nhiếp chính, Louis XIV đã đưa ra điều luật “quân quyền thần thụ”, đồng thời khởi công xây dựng cung điện Versailles nhằm thu phục giới quý tộc và tập trung quyền lực. Cuối năm 1652, Đại thân vương lưu vong đến Tây Ban Nha, sát cánh cùng quốc gia này để đối đầu với nước Pháp, trở thành kẻ phản bội quốc vương.
Ấy vậy nhưng thế sự luôn biến chuyển không ngừng, Pháp quốc cùng Tây Ban Nha đi đến hiệp ước Pyrenees. Theo hiệp ước này, Đại thân vương nhận được sự khoan hồng từ Quốc vương, kể từ đó ông một lòng trung thành với Pháp quốc. Sau cuộc nội chiến, ông đã vì nước Pháp lập nên nhiều chiến công.
Đại thân vương Grand Condé – Louis de Bourbon.
Năm 1674, Đại thân vương trong trận Seneffe đã đánh bại liên minh Đức – Hà Lan – Tây Ban Nha do William III xứ Orange chỉ huy. Một năm sau đó, ông tiếp nhận nhiệm vụ chỉ huy của Đại tướng Henri de la Tour d’Auvergne, hay còn gọi là Tử tước Turenne, người vừa hy sinh trong trận Salzbach năm 1675.
Trong trận chiến tại sông Rhrine, ông đã đánh lui đội quân phiến loạn lâu đời tự xưng Holy Roman Empire, hoàn thành thắng lợi cuối cùng và cũng là thắng lợi vĩ đại nhất trong sự nghiệp cầm binh của mình. Nhân danh Hoàng đế Louis XIV, ông đã kết thúc cuộc chiến Pháp – Hà Lan trong thắng lợi vẻ vang, giúp Louis XIV được chính hội tôn vinh là “Louis Đại đế” vào năm 1680.
Bức họa lịch sử này miêu tả ngay thời khắc Đại thân vương giành chiến thắng trở về, được người em hoàng đế cùng quần thần chào đón long trọng. Đây chính là ghi lại khoảnh khắc tôn vinh chiến công quang diệu. Chỉ có điều, Đại thân vương với chiến công vang dội lại không chiến thắng được đau đớn của căn bệnh phong thấp tuổi già, nên trong tranh ông có vẻ cất bước khó khăn và khổ sở.
Chân dung danh họa nước Pháp Jean-Léon Gérôme.
Jean-Léon Gérôme là danh họa nước Pháp đặc biệt yêu thích đề tài lịch sử. Dường như mong muốn của ông chính là lưu lại công đạo cho những vị anh hùng sớm bị lãng quên trong dòng chảy thời gian.
Để có được hình ảnh chân thực nhất, ông đã bỏ rất nhiều tâm huyết tìm hiểu và khảo chứng nhiều phương diện lịch sử, kể cả từng chi tiết tỉ mỉ trong tranh. Ông nạo vét trí nhớ của mình để ghi lại diện mạo các nhân vật nổi danh trong triều đình vào giai đoạn đó, song song với việc ông còn cho con gái làm mẫu, bắt chước tư thế của thái tử trẻ tuổi Louis XIV. Vị họa sĩ cũng không quên xếp đặt ở cầu thang rất nhiều vòng nguyệt quế, tôn vinh chiến công quang diệu của Đại thân vương.
Hình ảnh hai người đàn ông vĩ đại của lịch sử Pháp được khắc ghi theo cách đẹp đẽ nhất, một vị minh quân khoan hồng, độ lượng cùng một chiến binh lầm lạc biết quay đầu. Ân ân oán oán, đây chính là khoảnh khắc huy hoàng của lịch sử nước Pháp một thời.
Hà Phương (Biên tập từ tinhhoa.net)
Văn hóa kinh doanh của người Đức: Bất kể một hành vi phi đạo đức nào cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trong đàm phán
Philotimo – nét văn hóa Hy Lạp không thể diễn giải, bạn chỉ có thể cảm nhận và thôi thúc phải thực hành
Báo Ai Len: Nhà làm phim khỏi bệnh tiểu đường nhờ tập Pháp Luân Công