Những người hâm mộ Hoàng gia Anh hẳn chưa bao giờ thấy Hoàng tử George mặc áo phông Spiderman – Người nhện – hay nữ công tước mặc quần soóc.
Có những nguyên tắc ứng xử quyết định thành viên Hoàng gia phục sức ra sao khi tới các buổi gặp gỡ làm việc chính thức – từ găng tay, tới quân phục hay mặc váy thay vì mặc quần tây. Thậm chí cả lúc bình thường cũng có nguyên tắc…
Tất cả đều vô cùng tinh tế và đẳng cấp hoàng gia. Có thể nói đó là một thế giới hoàn toàn khác biệt.
Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị là người kế thừa và tuân thủ các nguyên tắc thời trang lâu đời của Hoàng gia Anh.
Những đám cưới cổ tích của Hoàng gia Anh
Khi nào đội mũ và vì sao đội mũ?
Nữ hoàng Anh nổi tiếng với những chiếc mũ sáng màu, mạnh bạo khi bà tiếp khách. Nguyên tắc trang phục ghi rõ phụ nữ phải đội mũ cho các buổi lễ long trọng, Diana Mather, một giảng viên cao cấp tại công ty tư vấn phong cách ứng xử lịch sự của người Anh chia sẻ: “Cho tới tận những năm 1950 phụ nữ rất ít khi thấy ra đường mà không đội mũ vì nó được xem là ‘không hay’ nếu phụ nữ để lộ tóc ở nơi công cộng. Nhưng tất cả những điều đó đã thay đổi và mũ nay chỉ dùng cho những dịp long trọng, chính thức.”
Nữ hoàng Anh nổi tiếng với những chiếc mũ cùng màu với trang phục.
Công nương Diana và công nương Kate với chiếc mũ cùng màu trang phục
Sự duyên dáng và tinh tế của những bộ phục sức này khiến người ta không thể nào quên được họ…
Họ luôn mang đến cho công chúng toàn thế giới biểu tượng về sự thanh lịch và quý phái
Tại sao các hoàng tử bé luôn mặc quần soóc?
Không giống nhiều bé trai ba tuổi khác, Hoàng tử George chưa bao giờ thấy mặc áo phông in hình các nhân vật yêu thích của cậu, hay thậm chí không thấy mặc quần dài. Các chuyên gia nói rằng đó là vì truyền thống hoàng gia cho các hoàng tử và công chúa bé phải mặc trịnh trọng khi xuất hiện trước công chúng.
Thay vì mặc áo phông và quần dài thì Hoàng tử George đa phần được thấy mặc quần soóc lịch sự và áo sơ mi. Chuyên gia về nghi lễ Grant Harrold nói truyền thống này có từ thời thế kỷ 16. Ông nói: “Nguyên tắc này khiến các cậu bé mặc váy chùm dài cho tới 8 tuổi. May là tới cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 nguyên tắc này đổi thành mặc quần soóc. Truyền thống này tiếp tục được duy trì trong Hoàng gia Anh cho tới ngày nay.”
Hoàng tử nhí George cũng được cha mẹ cho mặc trang phục theo quy tắc hoàng gia.
Những chiếc găng tay, vì sao?
Không có phụ nữ tự trọng nào lại ra đường mà không đeo găng tay, ông Harrold nói. Theo truyền thống, găng tay được xem là thời trang nhưng cũng có một mục đích rất thực tiễn, giúp ngăn chặn lây truyền vi trùng từ người này sang người khác.
Khi Nữ hoàng và các công nương bắt tay hàng trăm người mỗi năm, găng tay phục vụ như một tuyên bố về thời trang nhưng đồng thời cũng bảo vệ Nữ hoàng trước các loại vi khuẩn.
“Xin đừng quên là bà không phải luôn đeo găng tay khi gặp người dân vì thế nó phụ thuộc vào bà mặc trang phục gì, ở đâu và làm gì,” ông Harrold nói.
Nữ hoàng Elizabeth thường mang găng tay trong các sự kiện đông người.
Hình ảnh cố công nương Diana trong phục sức có găng tay
Ăn mặc nhẹ nhàng, không trịnh trọng khi nào?
Vẫn có nguyên tắc phục sức khi ra ngoài công cộng cần tuân thủ, khi không phải là các dịp chính thức.
Hình ảnh rất đẹp của cố công nương và Thái tử Charles thời mới cưới
Với phụ nữ, váy hoặc quần dài lịch sự với áo khoác và áo len nhẹ được xem là chấp nhận được, còn với nam giới thì áo vét với áo sơ mi có cổ và quần kaki.
Hoàng tử William và Catherine có xu hướng theo các nguyên tắc truyền thống này nhưng đôi khi họ cũng bỏ qua nguyên tắc này một chút bằng việc mặc quần bò.
“Nhiều nơi không chấp nhận quần bò vì quần bò vẫn được coi là ăn mặc xuề xòa, vì thế tốt nhất là ăn mặc sao cho an toàn cho cả hai phái. Nhưng nếu nữ Công tước xứ Cambridge dẫn chó đi dạo chẳng hạn thì quần bò là được.” bà Diana Mather nói.
Gia đinh nhỏ với bốn thành viên của hoàng từ William luôn áp dụng các nguyên tắc thời trang lâu đời của hoàng gia Anh.
Những phục sức trong các dịp không phải nghi lễ tiếp đón trọng thể của các công nương cũng rất tuyệt vời…
…Và đôi khi vô cùng trẻ trung rực sáng như thế này
Màu sắc sặc sỡ trong bảng màu cơ bản, khi nào và vì sao?
Những người hâm mộ Hoàng gia Anh sẽ không thể không chú ý tới tủ quần áo nhiều màu sắc như cầu vồng của Nữ hoàng. Bà được cho là đã từng nói: “Nếu tôi mặc màu be thì không ai biết tôi là ai. Bà thích màu sắc và biết là nó sẽ giúp bà nổi bật – và như vậy tốt cho bà, tôi có thể nói là như vậy,” bà Mather nói.
Nữ hoàng đã đi khắp Anh quốc cũng như khắp thế giới với những trang phục sắc màu nổi bật.
Các công nương cũng vậy. Với những màu sắc rực rỡ như thế này, công chúng làm sao có thể quên được họ?
Những bộ váy xanh biếc tuyệt đẹp, khiến các công nương trông tựa như những nàng tiên…
Không thể nào thiếu sắc hồng tươi sáng….
Quân phục cho phái nam…
Hoàng tử William và Hoàng tử Harry cả hai đều phục vụ trong quân đội và từng mặc quân phục. Các thành viên hoàng gia thường mặc quân phụ khi đại diện cho trung đoàn của mình vào các sự kiện quân sự.
Hoàng tử William phục vụ trong Không lực Hoàng gia Anh (RAF) nhưng cũng nắm chức danh Đại tá Lực lượng bảo vệ Ai Len – có quân phục màu đỏ. Hoàng tử William chọn đại diện cho trung đoàn của mình bằng bộ quân phục này trong hôn lễ của mình năm 2011.
Hoàng tử William mặc quân phục.
Hoàng tử Harry mặc quân phục khi tới Australia.
Vương miện và đồ nữ trang của nữ hoàng và các công nương
Theo truyền thống lâu đời, vương miện chỉ dành cho phụ nữ có gia đình hay thành viên của Hoàng gia. Vương miện theo truyền thống được đội vào những dịp lễ trịnh trọng, đặc biệt khi trang phục đòi hỏi phải mặc váy sang trọng. Theo bà Mather: “Nguyên tắc cũ là không bao giờ được đội mũ trong nhà sau 6 giờ tối vì đó là khi phụ nữ thay sang váy tối và khi đó vương miện và các đồ nữ trang gia đình được đeo lên. Kim cương hay vương miện không được đeo ban ngày và chỉ có phụ nữ đã có gia đình mới đội vương miện.”
Ông Harrold nói thêm: “Với phụ nữ có gia đình, đây là dấu hiệu về vị thế và nó cũng cho thấy là người đã có gia đình và không tìm kiếm một tấm chồng. Với nam giới thì đó là một dấu hiệu rõ ràng không được tán tỉnh phụ nữ đó.”
Nữ Công tước xứ Cambridge đội vương miện trong một buổi tiệc ngoại giao.
Diana, Công nương xứ Wales mặc chiếc áo “Elvis” với một vương miện lóng lánh trong chuyến thăm Trung tâm Văn hoá ở Hồng Kông, ngày 8 tháng 11 năm 1989
Cố công nương Diana với câu nói đi vào lòng người: Tôi vẫn còn nhớ khi tôi ngồi ở trên giường bệnh và nắm lấy tay của các bệnh nhân, mọi người đều sốc vì họ chưa từng nhìn thấy những điều như thế này trước đây, nhưng với tôi đây là hành động rất đỗi bình thường. Và khi tôi nhìn thấy tầm ảnh hưởng từ cái nắm tay đơn giản của mình, tôi sẽ làm điều đó ở khắp mọi nơi và sẽ luôn như vậy.
Cố công nương Diana từng nói: Bất kỳ ở nơi nào có sự đau khổ, đó là nơi tôi muốn đến và làm những điều mà tôi có thể làm.
Có lẽ chính đó là điều làm nên uy lực hoàng gia thật sự và là lý do họ trở nên bậc đế vương sống mãi trong lòng công chúng…
Hà Phương
Báo Ai Len: Nhà làm phim khỏi bệnh tiểu đường nhờ tập Pháp Luân Công
Người nghệ sĩ tìm được nguồn cảm hứng sáng tạo thời trang nhờ trí tò mò về cuộc sống!
25 thiết kế thời trang lộng lẫy, món quà sáng tạo từ thiên nhiên