Trong suốt chiều dài lịch sử, thiên đường luôn là một chủ đề phổ biến trong tất cả các nền văn hoá cổ đại. Người Sumer gọi nó là Dilmun (ngày nay được xác định là hòn đảo của Bahrain). Người Hy Lạp gọi đó là Vườn Hesperides.
Câu chuyện về Vườn Địa Đàng
Theo Kinh Thánh, sau khi Thiên chúa tạo dựng Adam và Eva, cả hai sống ngây thơ và hạnh phúc trong khu Vườn địa đàng, một nơi đẹp đẽ và yên bình với cây cối và muông thú sống đông đúc và hòa ái…
Và Thiên chúa dặn cả hai là có thể ăn mọi loại cây trái trong Vườn, nhưng đừng ăn trái Cây kiến thức. Nhưng quỷ Sa tăng đến trong hình dáng của con rắn, khuyến dụ Adam và Eva ăn trái Cây kiến thức để bằng Thiên chúa, và 2 người ăn, rồi bị trục xuất khỏi Vườn Địa Đàng và bắt đầu đời sống cực khổ bên ngoài Vườn địa đàng..
Vậy là, theo đuổi những dục vọng và vọng tưởng, con người bắt đầu đau khổ kể từ đó…
Vườn Địa Đàng nằm ở đâu?
Sách Sáng thế nêu chi tiết nhất về Vườn Địa Đàng, tuy mơ hồ về vị trí của nó. Địa đàng là gì và nó nằm ở đâu? Chúng ta phải lục tìm trong các nguồn cổ xưa còn lưu lại để có thể giải mã bí ẩn về vườn Địa đàng.
Bản Sáng thế 2: 8-9 cho chúng ta biết về một khu vườn ở phía Đông, có nhiều cây cối và động vật, nơi có một dòng sông chảy và chia tách thành bốn con sông: Pishon, Gihon, Tigris và Euphrates.
Bản Septante (phiên dịch kinh thánh) xác nhận Tigris và Euphrates, còn Pishon và Gihon vẫn tiếp tục là một bí ẩn. Việc xác định hai con sông đã khiến nhiều nhà nghiên cứu hướng việc tìm kiếm đến Lưỡng Hà và gần đây hơn là ở các vùng bị ngập nước của Vịnh Ba Tư.
Nhưng những chi tiết này có thể tin cậy được đến đâu?
Có vẻ như địa lý được chỉ ra không hoàn toàn chính xác. Chẳng hạn, chúng ta biết Tigris và Euphrates giao nhau ở miền Nam Lưỡng Hà, nơi những dòng sông chảy về phía Bắc và Tây Bắc.
Còn sông Gihon, theo Bản Sáng thế 2:13 bằng tiếng Do Thái được dịch là: “Và cái tên thứ hai là sông Gihon. Nó bao trọn xứ Kush“. Chúng ta đọc rõ ràng rằng Gihon chảy từ Vịnh Ba Tư và tách ra để bao quanh Kush. Theo một nguồn sử liệu tiếng Do Thái và Assyrian, Kush được xác định là Ethiopia. Đây là Ethiopia trên lục địa châu Phi.
Vì lý do này, nhiều người đã xác định sông Nile là Gihon, mặc dù việc nhận định như vậy có thể làm mất hiệu lực bản gốc về việc tách ra ba con sông khác từ cùng một dòng sông.
Trong Bản Kings 1:33 cũng đề cập đến một địa danh gần Jerusalem với cái tên Gihon. Tên tiếng Do Thái dịch thành “rực rỡ”, một thuật ngữ chung có thể miêu tả tất cả mọi thứ.
Đọc tiếp trong sách Sáng thế , chúng ta có thể tìm thêm các ghi chép khác về Eden:
Isaie 37:12 “Có phải các thần của họ đã giải cứu họ khỏi những quốc gia mà tổ phụ tôi đã tiêu diệt Gozan, Haram, Resph và những đứa con của Eden, những người đang ở Telasar? “
Ezechiel 27:23 “Charan, Canaan, và Eden, những người buôn bán ở Sê-ba, A-si-ri, và Kilmad, đã buôn bán với bạn “.
Êzechiel 31:16 “Trong cơn giông bão ấy, ta khiến các quốc gia run lên, khi ta bỏ chúng vào nơi trú ngụ của những người chết, cùng những kẻ đi xuống mồ; Tất cả cây cối của Ê-đen đều được an ủi trong lòng đất, những thứ đẹp nhất và tốt nhất của Liban, Tất cả đều đẫm nước”.
Trục xuất khỏi Vườn Địa đàng, Thomas Cole
Điều này có nghĩa là Eden vẫn còn tồn tại tại thời điểm khi sách Ezechiel được viết ra (trong thời kỳ lưu vong của người Babylon)?
Isaie nói về con cái của Eden như một quốc gia vẫn còn tồn tại, trong khi Ezechiel gợi ra Eden là một thành phố buôn bán. Eden còn được nêu tên với những địa danh khác ở phía Bắc Lưỡng Hà, ở phía Nam của Anatolia và ở phía Bắc của Levant.
Điều này có nghĩa là Eden nằm đâu đó ở dọc tuyến này?
Đọc lại Ezechiel 31:16, chúng ta nhận thấy đoạn khẳng định Eden ở trong đất của Li Băng, một vùng đất nổi tiếng với những cây tuyết tùng.
Điều này được xác nhận thêm bằng cách xác định đúng nguyên âm của từ “Eden”. Theo truyền thống, các học giả cho đó là một dạng tiếng Do Thái của chữ Sumer “edin” dịch là “thảo nguyên”.
Tuy nhiên, khảo cổ học cho thấy từ này có nguồn gốc Aramean, một ngôn ngữ Semitic thường được sử dụng ở miền Bắc Israel cổ đại, ở Li Băng cổ đại và ở Syria.
Một bức tượng được phát hiện tại Tell el Fakhariyah (một trong những chi lưu của sông Khabur) ở Syria vào năm 1979 có một dòng chữ song ngữ, có niên đại khoảng từ cuối thế kỷ 9 TCN, bức tượng này một chứng ngôn cổ nhất của tiếng Aramaic.
Được viết trên váy của một người, dòng chữ song ngữ được viết bằng chữ hình nêm của người Assyrian và trong bảng chữ cái Semitic theo phương ngữ Aramaic.
Chính dòng chữ song ngữ này là chìa khóa để nhận diện và là giải thích cổ nhất của từ “Eden”. Được sử dụng như là “sự giàu có hay sự sang trọng”. Bản dịch này củng cố ý tưởng về một thiên đường trong câu chuyện của sách Sáng thế.
Bất chấp phát hiện phi thường này, những nguồn sử liệu Assyria cung cấp thêm bằng chứng về vị trí của Eden.
Các văn bản tiếng Assyria cho thấy việc xác định một Nhà nước Aramaic đã tồn tại giữa thế kỷ thứ 10 và thế kỷ thứ 9 TCN. Tên của vương quốc này là Bit Adini (Nhà của Eden) và thủ đô của nó là trung tâm Til Barsip (ngày nay là Telle Ahmar).
Bit Adini đã bị chinh phục và hòa nhập trong đế chế Assyrian vào năm 856 TCN, trong thời trị vì của Salmanazar III (đã trị vì giữa 859 và 824 TCN). Nằm ở Syria, Til Barsip nằm dọc theo sông Euphrates. Như vậy, những đoạn văn trong Ezechiel và Isaie, và vị trí nói chung của Eden khớp với nhau.
Bản đồ lịch sử của các quốc gia Tân- Hittites (khoảng năm 800 TCN).
Sách Isaie làm nổi bật số phận của những người đã sống ở Eden. Cũng như số phận của nhiều quốc gia đối đầu với người Assyria và người Ba-by-lon – những người bị chinh phục đã bị lưu đày vào những vùng sâu xa nhất của đế chế.
Vào đầu thế kỷ 9 TCN, một liên minh Aramean được thành lập để chống lại quyền lực của người Assyrian. Ashurnasirpal (người đã trị vì giữa những năm 889 và 859 TCN) đã đàn áp cuộc nổi dậy này cho đến khi con trai của ông, Shalmaneser chinh phục và thu nạp cả khu vực.
Trong thời kỳ này, những người bị lưu đày và người dân Assyrian tái định cư tại các vùng đất mới chiếm được. Người Eden, cùng với người ở Haran, Gozan và Rezeph, được đưa tới Telassar.
Là ngọn núi Assyrian, Telassar là một thành phố bị người Asyria chinh phục và chiếm giữ. Được viết bằng tiếng Assyria và trong các biên niên sử của người Babylon như Til-Assuri, nó được xác định là Bit-Burnaki (cũng được viết là Bit-Bunakku) ở Elam, phía Đông của Lưỡng Hà ở Iran hiện nay.
Liệu đây có phải là Vườn Eden trong Sách Sáng thế?
Một bức tranh tường tái tạo ở Til Barsib, hiện tại là Tell Ahmar, Syria.
Tượng lamassu có niên đại từ thời Ne-Assyrian.
Đối với khu vườn, tác giả nêu lại các bài báo xuất bản trong những năm gần đây khẳng định Vườn treo Babylon nằm ở phía Bắc của Nineveh vốn từng là thủ đô của Assyria và được xây dựng trong triều đại của Sennacherib (người trị vì giữa 705 và năm 681 TCN). Người Assyria dường như yêu chuộng những khu vườn của họ.
Con người cố vất vả để tìm ra Vườn Địa Đàng ở đâu trên địa cầu này, nhưng rất có thể chỉ đơn giản là Vườn Địa Đàng tồn tại ở một không gian mỹ lệ khác, nơi thực sự xứng được gọi là Thiên Đàng?
Xuân Hà – Hà Phương