Nguồn gốc của ‘Nhất tự vi sư, bán tự vi sư’: Khi những ngày sôi động lắng xuống…

Người xưa có câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, có nghĩa là “Một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy”. Câu này nhắc nhở mỗi người về đạo thầy trò: sống ở đời là “phải biết ơn người dìu dắt, dạy dỗ mình, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất”.
Trong dân gian cũng truyền tụng câu rằng “không thầy đố mày làm nên”, cũng có hàm ý là không có thầy, chúng ta khó có cơ hội trau dồi, tiến bộ mọi mặt để lớn lên “thành người” và “thành tài”.
“Nhất tự vi sư” từ đâu?
Thành ngữ “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vốn từ một điển tích của Trung Quốc. Chuyện rằng:
Có một người tên là Trịnh Cốc lên 7 tuổi đã biết làm thơ. Năm 887 đỗ tiến sĩ. Chỉ làm quan một thời gian ngắn rồi về quê ở ẩn. Ông đã sáng tác hàng nghìn bài thơ. Lúc đó, nhà sư Tề Kỉ làm bài thơ “Tảo mai” (Mai nở hoa sớm):
Nguồn gốc của ‘Nhất tự vi sư, bán tự vi sư’: Khi những ngày sôi động lắng xuống…
Hoa mai nở sớm (Ảnh: pinterest.com)
Vạn cây băng giá chết

Một cội ấm mọc ra

Đầu xóm trong tuyết đặc

Một cành đêm nở hoa.

Gió xa đem hương ẩn

Chim ngắm hoa trắng ngà

Năm tới như đúng tiết

Vườn xuân sáng ánh tà.
Tề Kỉ nhờ Trịnh Cốc chỉ giáo. Trịnh Cốc nhận xét: chủ đề bài thơ là “Tảo Mai”, nếu có tới mấy cành nở hoa thì đâu còn là mai nở sớm nữa. Trịnh đề nghị sửa chữ “sổ” (mấy) ở câu cuối thành chữ “nhất” (một). Chỉ cần thay đổi một chữ mà bài thơ trở nên hay hơn nhiều. Tề Kỉ tôn Trịnh Cốc làm thầy. Trịnh Cốc chỉ dạy có một chữ mà được làm thầy, nên có thành ngữ “nhất tự vi sư”.
‘Nhất tự vi sư ‘ (Ảnh: pinterest.com)
Khi những ngày sôi động của người Thầy đã lắng xuống, tôi ngồi tĩnh lặng ngẫm lại chuyện xưa.
Đã từng là học trò, và tôi cũng đã từng đứng trên bục giảng dồn hết nhiệt huyết cho thế hệ học trò mà chúng tôi trân quý gọi là “thế hệ vàng”. Học trò của tôi đa số giờ đây thành đạt. Có nhiều giám đốc, có nhiều giáo sư, tiến sỹ; có nhiều ở Sài Gòn, ở khắp nước Việt Nam ta, và có rất nhiều ở Úc, Mỹ, châu Âu…
Hiển nhiên, trí thức cuộc đời, va chạm cuộc sống, thành công trong lĩnh vực sự nghiệp và gia đình của họ cũng là đáng để cho những người từng là thầy như tôi tự hào.
Nhưng tôi cho rằng, những trò nào thành đạt là những trò lớn hơn ngày xưa về phẩm giá và nhận thức những giá trị nhân văn mà mình đã từng gieo mầm. Con hơn cha, trò hơn thầy… trên phương diện Đạo Đức thì Cha và Thầy ấy mới xứng đáng hưởng Phúc.
Cũng lạ, đi vào hai chữ “Từ bi” nhà Phật, vào hai tiếng “Tình thương” của Chúa, vào 3 chữ “Chân, Thiện, Nhẫn” mà tôi luôn cố tâm niệm thực hành, tôi luôn rạo rực, hạnh phúc khi nhận được một tin vui của trò.
Tôi vốn dạy trường Chuyên trước lúc lên Sài Gòn dạy trường tư. Sau này, khi không đi dạy học nữa nhưng tôi vẫn thấy đời mình hạnh phúc nhất chính là ngày xưa, trong những giờ lên lớp.
Ảnh: pinterest.com
Gần 30 năm, bữa xuống đám cưới Chiêu ở Phú Túc, nghe lũ trò kể lại nhiều kỉ niệm về tình thầy – trò, mà tôi cứ nao nao.
Trước hết là trò Yến Nhi kể lại câu chuyện bé Ly (giờ làm  bà chủ ở Bình Dương) được “bạn cứu” trong giờ của tôi. Hôm đó, tôi đặt câu hỏi với nội dung bắt trò phân biệt chủ nghĩa hiện thực cùng chủ nghĩa lãng mạn. Có vẻ như tôi đã làm khó cho trò mình. Bé Ly mặt xanh như tàu lá, đứng im.
Tôi đã đưa ra một yêu cầu tài tử: “Ai trả lời giúp bạn thì được điểm và bạn Ly sẽ được chiếu cố lên bảng bữa khác”. Lục sục lúc lâu, nhỏ Yến Nhi cũng run như cầy sấy đứng lên cứu bạn. Trả lời ấp úng nhưng chính xác từng từ. Tôi cho 10 điểm trong tiếng vỗ tay.
Thật không ngờ hôm nay, chúng khai thật đó là biện pháp trì hoãn cài bẫy thầy. Chúng có thời gian chuẩn bị để mở tập ở phía trên.
Rồi trò Mai Phong kể tới những cái đề văn ngày xưa của  trò mới lớp 10, thầy thì chưa có vợ mà bắt giải thích cái câu tục ngữ:
“Gái thương chồng đang đông buổi chợ

Trai thương vợ nắng quái chiều hôm”
Ảnh: pinterest.com
Trò Linh Thảo thì nhắc lại chuyện tụi học trò bắt chước thầy hát chèo khi giảng “Quan Âm Thị Kính”. Thời ấy, mình đã làm các trò cười ngoặt cười nghẽo với những câu hát rất dân gian:
Đất nước xa kia phóng lên trên trời một ông trung tá …là Gà, Gà Rin.

Ông đi bằng tên lửa

Ông về bằng máy bay…

Đất nước xa kia phóng thành công quả đạn lên trời i i i…”
Trò Duy, giám đốc xi măng Nhật thì kể đột nhập vào nhà rách chị Dậu của thầy để nghe ngóng điểm số. Hắn còn nhớ thầy ra khỏi lớp chân thấp chân cao, phờ phạc làm Ac Pa Gông mất của la như gà gáy…
Trò Bảo Khuyên vốn là nhà sản xuất mạch nha cho các lò kẹo dừa, lấy cho thầy mấy lon vàng quánh thơm lịm. Tôi về chia cho các bạn Trường Chuyên nội trú ăn chung. Trò bây giờ làm bên Hải Quan thành phố. Cô còn nhớ lời của thầy thời ấy : “Ăn đói thế này mà ngày ngày thầy giảng Bình Ngô..”
Hạnh phúc nhất là gặp lại các trò nhắc những kỷ niệm nhỏ. Hàn huyên bao chuyện như mới hôm qua. Gương mặt nào cũng thân thương đến lạ. Dù đã dãi dầu mưa nắng mưu sinh nhưng gặp nhau vẫn chan chứa ân tình. Nhiều người giờ là quan chức. Mình hi vọng trong hành xử cứ thế này. Dân vạn đại mà.
Ảnh: pinterest.com
Lại nói về quy luật được mất, nhân quả và tâm từ bi của Nhà Phật. Con người ai cũng có số. Trước vay nhiều, giờ trả nhiều. Trước vay ít giờ trả ít. Không vay không trả là lý thuyết. Có sống là có vay trả. Có nhiều người cứ buồn phiền thấy thân phận mình khổ quá.
Tuy nhiên, họ không biết cách nhìn xung quanh để thấy cuộc đời đang ưu ái họ. Trong khi họ cứ so đo mua bao nhiêu đôi giày thì lại không biết rằng có người còn không có chân để mang giày nữa.
Vậy thì, sướng khổ, buồn vui chỉ là rất tương đối. Nó xục xịch, nhúc nhích liên tục như mấy con chuột trong bồ lúa. Nhìn vơi đấy nhưng là lúa. Nhìn đầy đấy nhưng là trấu chuột đang ăn… Cứ sống sao cho trọn với tâm công chính. Nói thì dễ nhưng ai cũng biết làm là khó.

Tôi có những học trò thành đạt còn hơn cả thành đạt. Các em đang ở quê. Đa phần là nhà giáo. Vừa đi dạy vừa làm vườn. Lâu lâu, chúng lại gọi điện thoại: Về ăn sầu riêng thầy… Dạo này chạy xe ôm hơi ế. Về nấu cá tra canh chua thầy… Nghe mà thấy lòng thật ấm áp, chỉ sùng sục muốn về quê, về vườn quê…
Ảnh: pinterest.com
Dạo này mạng xã hội phát triển mạnh. Có lúc tôi nhận được một vài dòng tin nhắn cảm động, kiểu như thế này: “Con thích nghe thầy giảng về bát cháo hành của Chí Phèo. Vì qua lời thầy chén cháo mà thường ngày con chê là nhạt nhẽo bỗng trở nên ngon và thấm đậm tình người biết mấy. Chính nó đã cho con rất, rất nhiều suy nghĩ, cho con biết trân trọng những gì nhỏ bé trong cuộc sống. Con cám ơn thầy rất nhiều”.
Ảnh: zing.vn
Đây là lời của cô bé giờ đã là sinh viên sắp ra trường viết lại cho thầy. Cám ơn trò. Hy vọng em sẽ mang cái tâm hồn này bất biến trong dòng đòi vạn biến:
“Mỗi khi tâm hồn héo úa vì thiếu nước của văn chương, con thèm được một lần quay lại ngồi trên ghế nhà trường để được nghe thầy dắt con đi vào một thế giới mới. Nơi mà con biết đồng cảm, biết thương và biết giận với những mãnh đời, những số phận. Quan trọng hơn ở đâu đó con thấy bóng hình của mình xuất hiện. Tâm hồn con như trở thêm xanh khi nghe lời giảng ấm áp, ngọt ngào đến nỗi con ghiền chỉ mong ngày nào cũng là ngày học văn. Con thèm được ăn bát cháo hành của Thị Nở nấu cho Chí Phèo qua lời giảng của thầy. Con ước con có một cái nhân cách cao quý và chữ viết đẹp như Huấn Cao. Con thèm được nghe về cuộc sống, thèm đi đến những nơi xinh đẹp trên đất nước bằng trí tưởng tượng của con qua lời giảng trầm ấm, truyền cảm … Chưa bao giờ con thấy tâm hồn mình héo úa như hôm nay. Đã lâu lắm rồi, con không còn được  đến với thế giới văn chương xưa nữa. Không có ai có thể giảng cho con nghe những lời hay ý đẹp, họ chỉ mang cho con những lý thuyết suông nghiêng về hưởng thụ vật chất. Con thèm và ước được  một lần nữa quay lại được uống trà và trò chuyện về thơ ca với thầy dù kiến thức con còn nông cạn. Vì mỗi lần như thế, tâm hồn con nhẹ và thoải mái, tràn đầy sức sống ..”
Ảnh: zing.vn
Sau tuần 20/11 sôi động, giờ ngồi lắng xuống đọc lại những dòng chữ viết trên mạng xã hội của trò mà tôi như đọc được bất ngờ. Tâm hồn tôi bỗng trào lên những con sóng. Nó cùn quằn muốn ra đại dương xanh đến thế. Rồi khi ra đến biển cả, chắc chắn nó lại vội vàng vào bờ để cùng tâm sự với những dấu chân Dã Tràng trên cát…
Nhà giáo Thái Quang Vinh
Câu thơ của Lý Bạch bị hiểu lầm suốt hơn 1000 năm: ‘Đầu giường ánh trăng rọi. Ngỡ mặt đất phủ sương’…
Lối cũ ta về: Thơ bé có mỗi trái tim, lớn lên ba nổi bảy chìm bể dâu
Sau nửa đời đi tìm, một doanh nhân thành đạt ở Mỹ giải mã được câu hỏi: ‘Tôi là ai?’

TIN LIÊN QUAN

Về đây nghe em, về đây mặc áo the, đi guốc mộc: Bức tranh tươi đẹp lắng đọng sức sống mãnh liệt của hồn quê

Với những hình ảnh nông dân, con trâu, cây đa, hay cánh đồng, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đẹp bình dị về làng quê Indonesia, khiến người xem dễ dàng liên tưởng đến những khung cảnh bình yên trên làng quê Việt. Về đây nghe em, về đây

Mơ về cõi xưa: Đâu là giả tạm, đâu ngàn hương xưa?

Tần ngần con hẻm Tân Canh Cánh cổng gỗ hẹp buông mành Cõi Xưa Rì rào như những chấm mưa Nhạc Trịnh khoan nhặt, lưa thưa cõi người Không gian, ơi. Ới thời gian Đâu là Giả tạm? Đâu ngàn hương xưa? Yêu thương tưởng bấy là vừa Miệt mài suối nhạc, ai

Nhớ Nguyễn Du: Những nốt đàn quần quật trong nỗi đau ngổn ngang, sao đã đứt nẩy dây đàn?

Ngồi bến sông La Nhìn nước, nhìn trời … Nhìn một con đò gọi ngọn triều sóng bạc Đen rầm biển khơi Gọi mây đen ùn kín những chân trời. Đêm xuống dần, Trăng in bãi cát, Tiếng vạc nào trong vẻo Rạn chuông ngân? Đám mây nào “Du Du Thiên Tải”, đã nghìn

Kiệt tác Đường thi: Khi quá khứ không ngủ yên, tôi lặng lẽ tìm thời gian đã mất…

Có những câu thơ đi suốt cả một đời người. Nó như nhắc lại những kỉ niệm bắt cá giữa đường khi con sông quê đục ngầu nước lũ tràn qua mảnh ruộng, ao làng. Nó như một gương mặt bè bạn bất chợt gợi ta nhớ thuở bắt cào cào châu chấu, đào dế ...

Angkor Wat cổ kính nghìn thu, màu rêu phong thời gian in đáy nước…

Những tàn tích của đền Angkor, Campuchia, nằm trong số những địa điểm đông khách du lịch nhất thế giới. Ngày thường chật cứng khách du lịch, nhưng nơi này trở nên hoàn toàn… không người dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Alex Teuscher. Một vẻ đẹp đặc

Nguồn gốc hai chữ Song Hỷ là từ đâu?

Trong lễ ăn hỏi, đám cưới của người Việt Nam, chữ Song Hỷ màu đỏ xuất hiện rất nhiều, từ thiệp cưới, phông cưới đến vỏ hộp bánh cốm, chè, hạt sen, quả cau, lá trầu… Có khi chữ Song Hỷ còn được dán ở nhà, ngoài ngõ để thông báo cho mọi người về ...

Lời nhắn bước chân phiêu lãng quên về!

Ta tự nhấc mình lên với mênh mang Giữa tiếng từ bi dịu dàng thánh khiết Tinh khôi quá vầng cao xanh minh triết Dưới đất xa mờ xao xác bước chân đi. Mùa trở mình trên những cánh thiên di Gió trở mình qua những quầng mắt lá Thời gian trở mình héo mòn

Hương sắc Việt Nam: Ngẫm về “Thương vợ” của Tú Xương, khi những kẻ sĩ đích thực bị thói đời làm cho điên đảo

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian… Có lẽ khi viết những

THỦ THUẬT HAY

Vẽ bản đồ tư duy với 5 công cụ trực tuyến miễn phí

Bản đồ tư duy (mind map) đã được chứng minh là một công cụ hiệu quả trong việc ghi nhớ bài học hoặc vạch kế hoạch cụ thể cho một vấn đề. Với các dịch vụ trực tuyến miễn phí này, bạn sẽ dễ dàng vẽ bản đồ tư duy, chia

5 phút tìm ra ngay lỗi máy in bản in trắng phớ

Đôi khi bạn gặp tình huống trớ trêu máy in in ra toàn giấy trắng, Trang công nghệ sẽ giúp bạn sửa ngay lỗi này chỉ trong 5 phút.

Hướng dẫn tắt âm thanh phát tự động trên các trình duyệt phổ biến

Nhiều khi, quá trình lướt web của bạn bị quấy rầy bởi những âm thanh bất ngờ phát ra từ trình duyệt, nắm bắt được sự khó chịu này của người dùng, hiện nay, có một số plugin, extension hỗ trợ vô cùng hữu ích có thể giúp

Hướng dẫn tắt Transparency Effects trong windows 10

Không giống như Aero Glass của Windows Vista, nhưng các Transparency Effects windows 10 chắc chắn không được ưa chuộng. Transparency Effects windows 10 được hiển thị theo mặc định trong Start Menu, thanh Taskbar và

Cách thiết lập Face ID để có thể mở khóa iPhone X khi máy được đặt trên bàn

iPhone X là chiếc smartphone đánh dấu cuộc cách mạng của Apple sau mười năm. Máy có thiết kế cũng như cách sử dụng hoàn toàn khác biệt so với những chiếc iPhone thế hệ trước. Nút Home và Touch ID đã được loại bỏ, thay

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay nhanh Xiaomi Redmi 5 Plus: Thiết kế kim loại, chip Snapdragon 625, giá dưới 4 triệu

Redmi 5 Plus hay còn được biết đến với tên gọi Redmi Note 5, là mẫu smartphone phân khúc giá dưới 4 triệu đồng, vừa được Xiaomi giới thiệu vào đầu năm nay. Điểm nổi bật của sản phẩm nằm ở thiết kế kim loại, màn hình

Đánh giá chi tiết Galaxy J7+: Nhận diện khuôn mặt, camera kép xoá phông ảo dịu, hiệu năng ổn

Galaxy J7+ hiện là một trong những sản phẩm tầm trung nhận được khá nhiều sự quan tâm của người dùng bởi sự kế thừa khá nhiều tính năng từ những máy cao cấp của hãng, như mở khoá bằng nhận diện khuôn mặt, camera kép có

Đánh giá Bphone 3: Thiết kế đẹp, camera đủ dùng, khả năng tối ưu hóa phần mềm chưa tốt

Phải công nhận rằng, Bphone 3 sở hữu vẻ ngoài cuốn hút và có thể xem như 1 điểm nâng cấp đáng giá về thiết kế so với đàn anh đi trước. Mặt lưng của Bphone 3 được làm bằng kính bóng bẩy, kết hợp với phần khung nhôm bo