Hương sắc Việt Nam: Ngẫm về “Thương vợ” của Tú Xương, khi những kẻ sĩ đích thực bị thói đời làm cho điên đảo

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian…
Có lẽ khi viết những dòng thơ trữ tình xót xa mang sắc điệu trào phúng rất riêng của phong vị Tú Xương, nhà thơ bên dòng sông Vị không hề nghĩ đến việc đặt tên. Thế nhưng, người đời sau bằng cảm nhận dân dã đã dùng hai tiếng “Thương vợ” không chê vào đâu được đặt tên, chuyển tải tác phẩm vào trong tâm thức mọi độc giả qua nhiều thế hệ.
Có thể nói đây là tác phẩm có chiều hướng dân gian hóa. Hình tượng bà Tú hay lam hay làm, nhẫn nại nuôi chồng nuôi con bất chấp thời thế của nước lên nước ròng, bất chấp dòng sông có bị lấp để lên đồng lên bãi và khắc khoải tiếng gọi đò đã trở thành hình tượng người phụ nữ Việt Nam, mang vẻ đẹp rất riêng mà rất truyền thống.
Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo xèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ, âu đành phận

Năm nắng mười mưa, dám quản công
Cái vẻ đẹp ngỡ như sống chết cho đạo thờ chồng nuôi con theo thân theo phận, theo sự nhẫn nhục an bài. Tuy nhiên nếu hiểu sâu xa thì chính Mẹ Việt Nam trong cốt cách của bà Tú ngỡ như khuất lấp trong cuộc đời lại chính là linh hồn dân tộc, văn hóa “Âm tính” của người Việt.
Hương sắc Việt Nam: Ngẫm về “Thương vợ” của Tú Xương, khi những kẻ sĩ đích thực bị thói đời làm cho điên đảo

Chính cái sức mạnh kì diệu của dân tộc Việt Nam, cái đẹp rạng ngời của người Việt Nam là ở hình tượng bà Tú đã nâng lên tầm khái quát: Trong lúc những kẻ sĩ đích thực bị thói đời làm cho điên đảo phải “làm quan tại gia” và giễu mình ăn nhờ lương vợ, sống nhờ “mẹ mày” thì để giữ cho cái tế bào gia đình bình ổn, đã có người đàn bà, người phụ nữ Việt Nam.
Cái chất biện chứng trong văn hóa người Việt phải chăng là từ cách ứng xử rất vật chất, rất co giãn này của người phụ nữ Việt Nam? Phải thế chăng mà khi cắt nghĩa cái chữ An của tiếng Hán, những nhà Nho bình dân thường có khuynh hướng đề cao phụ nữ:
Người phụ nữ là nhân tố quan trọng nhất ở trong nhà; họ là sợ bình ổn để phát triển cho một gia đình bền vững.
Các đại Nho chắc hẳn sẽ mỉm cười vào cái lí của chữ An đơn giản nằm trong quan hệ trọng nam khinh nữ của văn hóa dương tính phương Bắc: Phụ nữ quanh quẩn trong nhà không ra khỏi đường mới đảm bảo yên ổn!
Có lẽ vậy mà “Thương vợ” đi vào sách giáo khoa từ rất lâu nhưng không có một phản ứng thắc mắc ở những người khó tính nhất. Có một thời, người ta không chấp nhận đưa bài “Tát nước đầu đình” và sau đó là những câu ca dao tình yêu vào chương trình bởi lẽ học trò còn nhỏ tuổi, đưa tình yêu lứa đôi vào, có nguy cơ định hướng cho trẻ sớm yêu đương thì không tốt!
Chúng ta không chỉ đợi cho học sinh phải đến thời đến tuổi rồi mới học tình yêu; phải đến lúc làm cha, làm chồng mới học “Thương vợ”. Hiểu theo một lô-gíc rất hình thức và giản đơn như vậy, có nguy cơ là chúng ta chỉ “tắm ao ta”, muốn học Schiller chẳng hạn thì phải làm người Đức!
Ảnh: pinterest.com
“Thương vợ” đã được khai thác rất nhiều vẻ đẹp. Ánh sáng của viên ngọc ngũ sắc này phát ra từ nhiều phía, nhiều cường độ, nhiều tán sắc. Và dĩ nhiên, để nói cho cùng triệt trong một hoặc hai tiết giảng văn cho học trò là điều không dễ.
Tuy nhiên, cũng như mọi tác phẩm văn học khác, để tránh mọi tranh luận về “quả trứng và con gà mái” trong hướng khai thác đơn vị hình tượng của tác phẩm, chúng ta phải xác định cái đích chúng ta cần truyền thụ. Có thể di động một vài ba từ ngữ diễn đạt độ đậm nhạt của chủ đề tư tưởng nhưng ý bài thơ thì đã rõ:
Tú Xương bộc lộ tình cảm thương vợ của một người đàn ông Việt Nam thất cơ lỡ thế trước thời vận cười ra nước mắt. Hình tượng bà Tú và là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam hiện lên thật đảm đang, đáng kính trọng.
Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết cụ thể của tác phẩm, mọi người còn phải tranh luận nhiều để mong làm sao sáng tỏ cốt lõi cái tư tưởng của tác phẩm.
Điều trước nhất là cần phải xác định một cái phông để tác phẩm sống trong môi trường tự nhiên của nó. Cái phông văn hóa Việt đã nói ở trên rất có ý nghĩa. Tú Xương sống trong nền văn hóa Việt cho nên cảm nhận về người phụ nữ có vai trò to lớn trong gia đình và xã hội là cảm nhận tự nhiên.
Tính cách nhà Nho là một chuyện, tính cách nhà Nho Việt Nam là chuyện khác; nhà Nho Tú Xương thất cơ lỡ vận trong thời buổi Á Âu trộn lẫn,” chí cha chí chát” những là lượt gai mắt lại là chuyện khác nữa !
Tú Xương thất cơ lỡ vận trong thời buổi Á Âu trộn lẫn (Ảnh: wikipedia.org)
Tuy nhiên, ở cái nền văn hóa biện chứng lúa nước này, nếu định hình một số khái niệm, có nguy cơ “Tây phương hóa” một cách giả tạo những thực tế xã hội luôn giao thoa, xâm thực. Thí dụ như vấn đề giai cấp, giai tầng; vấn đề nhà Nho chẳng hạn.
Trong quá khứ, người đàn ông Việt Nam ở một số trường hợp, sống nhờ bàn tay tháo vát của vợ, họ không chỉ chấp nhận mà còn coi là hiển nhiên. Và như một bản năng, người phụ nữ Việt Nam “tay hòm chìa khóa” đảm đang, nữ tướng trong gia đình, chủ động lo toan cũng là một thực tế hiển nhiên.
Không chỉ Tú Xương mà ngay cả Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến một đại Nho cũng bị cái tâm thức Việt Nam này chi phối.
Nho thì rất Nho nhưng bình dân thì rất bình dân. Hãy so sánh hai tiếng khóc Dương Khuê một văn bản bằng tiếng Hán của nhà Nho Nguyễn Khuyến và một bài song thất lục bát tiếng Nôm của ông lão Nguyễn Khuyến trong làng tre lũy xóm Việt Nam thì rõ.
Có lẽ không cần dẫn ra đây những tác phẩm thật khó ngờ của Nguyễn Khuyến (trong “Chân dung và đối thoại”, khi nói chuyện làng Cuội, Trần Đăng Khoa chép lại bài thơ của Nguyễn Khuyến mà vẫn không hết ngạc nhiên vì chất dân dã đời thường đến thế!).
Cho nên, cần phải cân nhắc khi dùng cái mẫu câu có quan hệ nhượng bộ “Tuy …nhưng” để nói về các nhà Nho Việt Nam: “Tuy Tú Xương là một nhà Nho nhưng..”
Nên nhớ rằng Đức khổng coi nhà Chu là xã hội lý tưởng, (Cao Bá Quát cũng tự đặt hiệu Chu Thần) và ngài đã nói: Tài năng khó tìm đó chẳng phải là sự thật sao? Trong đời Đường (Nghiêu), đời Ngu (Thuấn) thịnh trị như vậy, mà chỉ có một người đàn bà (mẹ của Văn Vương) và chỉ chín người đàn ông mà thôi (Chương VIII. Thái Bá)
Ảnh: pinterest.com
Như vậy, con người Việt Nam, đặc biệt là những người như Tú Xương, Nguyễn Khuyến là những người không thống nhất một thứ tư tưởng. Tính uyển chuyển trong tư tưởng của họ khi viết thơ Nôm thường nghiêng theo hệ tư tưởng công xã, theo cái chuẩn của ca dao, hò vè, truyện cổ hơn là các kinh sách Thánh Hiền.
Người ta đã nói rất nhiều về tính dân gian trong “Thương vợ”. Đây có lẽ là cái mạch ngầm làm nên sức sống nội tại cho tác phẩm.
Phải nói rằng, nếu phân tích bài thơ theo cấu trúc thi pháp nghiêm ngặt của thơ Đường thì hơi khiên cưỡng. Thứ nhất, thơ Đường, đặc biệt là thơ Tống sau này, nó không nặng nề quy ước chặt chẽ như ta cố gò vào để phân tích. Với lại, thơ các nhà Nho Việt Nam ảnh hưởng tính duy lý của Tống nhiều hơn Đường. Vì thế tìm hiểu tác phẩm không nhất thiết phải đề, thực, luận, kết !
Thứ hai, Tú Xương đã dân gian hóa cả về cấu trúc của một bài thơ cách luật. Hai dòng đầu nếu xét về nội dung thì đó là một câu có thể theo quan hệ nhân quả: “Nhờ bà Tú quanh năm buôn bán ở mom sông nên bà mới nuôi đủ năm con với một chồng”. Cố gắng gò thành khai đề và thừa đề cũng có cái lý của nó, nhưng nói rằng nó giống hai câu thực thì dễ chấp nhận hơn!
Nhờ bà Tú quanh năm buôn bán ở mom sông nên bà mới nuôi đủ năm con với một chồng (Ảnh: pinterest.com)
Thứ ba là, Tú Xương làm thơ không có dấu vết của kĩ xảo, nói đúng hơn, hơi thơ của cảm xúc đã sinh ra câu chữ tự nhiên. Các nhà Nho rất sợ lặp từ và tránh các “chữ nước” (những chữ không đối chọi hoặc không kêu, không sang trọng).
Họ thường đổ khuôn đúc chữ hiểu trong cái nghĩa công phu và tích cực! Tú Xương đã lặp tới ba tiếng Năm [Quanh năm, năm con, năm nắng đặc biệt là 2 tiếng năm chỉ số đếm!]. Dùng “chữ nước” như vậy để lưu danh Truyện Kiều đã là thiên tài; dùng nó để viết thơ thất ngôn bát cú và để đời thì quả là một thành công đáng ghi nhận của Tú Xương!
Trên tinh thần dân gian mà cho rằng “một duyên, hai nợ” không nên hiểu duyên thì một mà nợ đến hai. Ta biết rằng, thành ngữ dân gian dùng số đếm ở đây để thấy thứ tự, thấy vị trí nhất, nhì chi phối hôn nhân. “Một duyên, hai nợ, ba tình” cũng giống như “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” vậy! Có người nói nhờ chu cảnh “âu đành phận” nên cách hiểu trên là đúng. Thế thì, cần mở rộng chu cảnh hơn: Chẳng lẽ nắng ít hơn một nửa trong “Năm nắng mười mưa”? Ta cũng rất khó nói rằng “duyên” hoặc “nắng” nhận những giá trị tiêu cực hơn “nợ” và “mưa”.
La Vinh
Vũ trụ giãn nở nhanh hơn nhiều so với dự đoán của Einstein, điều gì đang chờ đợi con người phía trước?
Giang hồ ‘bẻ kiếm’ đi tìm đạo, thành người tu luyện giữa đời thường
Thơ: Đêm thức đợi hoa Quỳnh

TIN LIÊN QUAN

Hương sắc Việt Nam: Ngẫm về “Thương vợ” của Tú Xương, trong tiếng cười như “mảnh vỡ thủy tinh” ấy ẩn chứa điều gì?( P.2 )

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian… Có lẽ khi viết những

Hương sắc Việt Nam: Ngẫm về “Thương vợ” của Tú Xương, khi những kẻ sĩ đích thực bị thói đời làm cho điên đảo(Phần cuối )

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian… Có lẽ khi viết những

Hương sắc Việt Nam: Mẹ nhớ không, cái đêm con ra đời, mẹ chôn ‘nhau’ vào đất?

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian… Con sinh ra Đêm tháng

Hương sắc Việt Nam: Ước ao được về lại với mùa đông đất Bắc

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian… Đất phương Nam không

Hương sắc Việt Nam: Phải chiều nay, anh có em… đom đóm thôi trốn tìm ngoài bãi?

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian… Chúng mình đưa nhau

Hương sắc Việt Nam: Bốn chữ ‘Làng quê Việt Nam’ mộc mạc, giản dị mà thân thương quá đỗi…

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian… Hình ảnh làng quê

Hương sắc Việt Nam: Ở đâu cũng bóng dáng mẹ tần tảo mưu sinh, cũng nụ cười của bà rạng ngời hoa nắng…

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian… Ví mà tôi đổi thời ...

Hương sắc Việt Nam: Gốc đa quê nhà, em có còn nhớ nơi đã chở che chúng ta bao năm tháng?

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ Thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian… Đã lâu rồi em có ...

THỦ THUẬT HAY

Cách tắt hoàn toàn thông báo "Your Windows license will expire soon" trên Windows 10

Khi ra mắt Windows 10, Microsoft đã giới thiệu hệ thống thông báo của máy đã được cải thiện rất nhiều so với Windows 8, và giờ thì nó đã thật sự trở nên hữu dụng và quen thuộc hơn, nhưng bên cạnh đó cũng có những thông

Cách sử dụng chế độ nền trong suốt trên Windows 10

WindowTop là công cụ có tính năng làm mờ mọi cửa sổ ứng dụng, chương trình chạy trên máy tính Windows 10. Hoặc có thể sử dụng giao diện nền tối trên các cửa sổ.

iPhone nhanh hơn, pin tốt hơn với chỉ 5 mẹo đơn giản

Chúng ta đều biết cảm giác tuyệt vời khi nhận được một iPhone mới, thiết lập nó lên, và tùy biến nó theo nhu cầu cụ thể của cá nhân.

Hướng dẫn cách sao lưu và đồng bộ danh bạ trên điện thoại Android

Vậy ngay từ bây giờ bạn hãy 'phòng hơn tránh' sao lưu danh bạ của mình ra bộ nhớ trong điện thoại hay thẻ nhớ SD để tiện lưu trữ hay sao chép sang các thiết bị khác. Hoặc bạn có thể sao lưu sang cả máy tính nữa để

Có nên mua laptop MSI chơi game không?

Có nên mua laptop MSI chơi game không? Đó chính là thắc mắc chung của nhiều game thủ hiện nay. Nhìn chung, laptop MSI còn khá mới trên thị trường và chưa được nhiều người biết đến như dòng Asus, Aser, Dell, HP,... Tuy

ĐÁNH GIÁ NHANH

Xiaomi Pad 5 có đáng mua không?

Xiaomi Pad 5 đã chính thức được mở bán tại Viettel Store với giá chỉ từ 8,99 triệu đồng và được đánh giá với những lời có cánh. Vậy Xiaomi Pad 5 có đáng mua không? Có phải mẫu tablet “chọn mặt gửi vàng” không? Tất cả

Loa Bluetooth du lịch TRONSMART BANG: Sự lựa chọn tốt nhất cho bữa tiệc của bạn ?

Loa Bluetooth TRONSMART BANG là thế hệ loa di động mới nhất trong dòng Loa du lịch, được trang bị 2 subwoofers và 2 tweeter tổng công suất tối đa 60W, Có khả năng ghép đôi 100 loa cùng lúc cho âm thanh sống động hơn,