Và dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn bảo toàn dữ liệu cá nhân dù có xảy ra cuộc tấn công mật khẩu hay lỗ hổng internet.
1. Đảm bảo mật khẩu duy nhất và siêu mạnh
Nói cách khác, hãy chắc chắn mật khẩu của bạn rất khó đoán. Một cách mà bạn có thể dùng là sử dụng một mật khẩu sáng tạo để liên tưởng đến một câu ngẫu nhiên. Lấy chữ cái đầu tiên của mỗi từ trong câu và sử dụng từ viết tắt đó là mật khẩu.
2. Không sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều dịch vụ
Thực tế, việc sử dụng cùng một thuật ngữ cho tất cả các mật khẩu có thể khiến cuộc sống số của bạn dễ bị tấn công. Điều này có nghĩa nếu hacker lấy được một mật khẩu, hắn sẽ có tất cả các mật khẩu của bạn.
3. Cho phép xác thực hai bước
Nhiều dịch vụ bao gồm cả Google đã cung cấp tính năng xác thực hai yếu bước cho việc đăng nhập vào tài khoản. Thay vì chỉ nhập tên người dùng và mật khẩu, trang web sẽ nhắc bạn nhập mã được gửi đến điện thoại thông minh của bạn để xác minh danh tính.
4. Sử dụng bản cập nhật phần mềm khi cần thiết
Được biết, Apple, Google, và Microsoft thường cung cấp các bản vá lỗi bảo mật trong bản cập nhật phần mềm mới nhất của họ. Vì vậy, đừng bỏ qua những lời nhắc nhở gây phiền nhiễu đó và đảm bảo phầm mềm của bạn được cập nhật.
5. Đọc kỹ các điều khoản trước khi cài đặt ứng dụng
Thực tế, rất nhiều các ứng dụng yêu cầu một danh sách dài các điều khoản và điều đó không có nghĩa là tất cả đều có ý đồ xấu. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải nhận thức được các loại thông tin mà ứng dụng của bạn truy cập trong đó có thể bao gồm địa chỉ liên lạc, vị trí, và thậm chí cả camera.
6. Kiểm tra nhà xuất bản ứng dụng trước khi cài đặt
Đã có nhiều trường hợp kẻ lừa đảo đã xuất bản các ứng dụng trên cửa hàng Google Play như một ứng dụng nổi tiếng. Còn nhớ, vào cuối năm 2012 một nhà phát triển bất hợp pháp đã đăng một ứng dụng mạo danh Temple Run trên Google Play. Ứng dụng này đến từ nhà phát triển tên ' apkdeveloper ', chứ không phải từ Imangi Studios - nhà xuất bản thực sự của trò chơi.
7. Tránh cắm ổ đĩa cứng và ổ cứng di động không tin tưởng vào máy tính
Nếu bạn nhặt được một chiếc USB thì bạn đừng nên cắm nó vào máy tính vì sự tò mò. Bởi vì, có thể có một ai đó đã tải phần mềm độc hại vào chiếc USB với ý định người nhặt được sẽ cắm nó vào thiết bị cá nhân.
8. Hãy chắc chắn trang web mà bạn đang truy cập an toàn trước khi bạn nhập thông tin cá nhân
Bạn nên tìm kiếm biểu tượng ổ khóa nhỏ ở phía trước của địa chỉ trang web trên thanh URL. Ngoài ra, hãy đảm bảo địa chỉ web bắt đầu với https://. Nếu bạn không thấy biểu tượng ổ khóa hay địa chỉ trang web không bắt đầu với https:// thì trang web mà bạn đang truy cập không an toàn. Chính vì vậy, bạn không nên nhập bất kỳ dữ liệu mà bạn không muốn công khai.
9. Không gửi dữ liệu cá nhân qua email
Thực tế, việc gửi các thông tin quan trọng như số thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng qua email có thể khiến bạn rơi vào nguy hiểm khi chúng bị các hacker chặn hoặc bị ảnh hưởng trong các cuộc tấn công không gian mạng.
10. Để mắt đến các trò lừa đảo trực tuyến
Thông thường, tin tặc sẽ sử dụng email hoặc website lừa đảo để cài đặt phần mềm độc hại vào máy tính của bạn. Cụ thể, các mục của web được thiết kế trông giống như một email hoặc trang web bình thường để khiến người truy cập tin và bàn giao các thông tin cá nhân. Thực tế, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện các trò lừa đảo trực tuyến. Nhiều email loại này thường xuất hiện những lỗi chính tả và ngữ pháp không chuẩn.
11. Tránh đăng nhập vào các tài khoản quan trọng trên máy tính công cộng
Đôi khi bạn sẽ phải sử dụng máy tính tại các cửa hàng cà phê hay thư viện. Tuy nhiên, hãy cố gắng không làm vậy thường xuyên và chắc chắn xóa sạch lịch sử trình duyệt khi bạn đã sử dụng xong.
12. Sao lưu các tập tin cá nhân để tránh bị mất
Bạn nên giữ một bản sao của tất cả các tập tin quan trọng trên đám mây và một số loại ổ đĩa cứng. Bởi vì nếu chẳng may tập tin bị tấn công hoặc bị hư hỏng, bạn vẫn sẽ có bản sao lưu.