Nguồn gốc của game: StarCraft, từ rác rưởi đến RTS đỉnh cao – P1

Chào mừng các bạn trở lại với loạt bài phổ cập kiến thức game của TCN. Lần này, hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc Starcraft!

Ngay cả những game thủ không có hứng thú gì với thể loại RTS cũng phải thú nhận rằng mình biết về StarCraft, tựa game đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên ngành công nghiệp game. Dù bạn “Zerg rush” đối thủ trong một trận đấu online, đang cày StarCraft II bản crack, hay thậm chí chưa từng nhìn vào một bức screenshot của nó, bạn chắc chắn biết tựa game này. “StarCraft” từng có thời đồng nghĩa với “RTS”, trong khi các đối thủ của nó vẫn loay hoay tìm kiếm xem mình có thể làm gì với thể loại game này.

Vì thế, trong khi EA đang làm game thủ thịnh nộ với Command & Conquer: Rivals, hãy cùng Mọt game tìm hiểu về nguồn gốc StarCraft, một trong những bom tấn RTS đầu tiên nhé!

Một dự án phụ trợ

Hồi xửa hồi xưa, tầm những năm 90, có một công ty tên là Blizzard đang chập chững đi những bước đầu tiên trong làng game. Bạn có thể tìm hiểu thêm về những ngày đầu của họ tại bài viết này, nhưng nói chung là khi đó Blizzard đã có Warcraft khá thành công, đang làm Warcraft 2 và chuẩn bị tiến đến Diablo. Họ chưa phải là đại gia thừa tiền lắm của như hiện tại, mà đang đánh vật với thị trường để tồn tại. 

Nguồn gốc của game: StarCraft, từ rác rưởi đến RTS đỉnh cao – P1

Warcraft 2

Thời đó, chưa có cái gọi là “digital game”, mà mọi hoạt động phân phối đều thực hiện qua đĩa, nên doanh số của các hãng làm game cũng nhỏ hơn hiện nay rất nhiều, khiến việc tồn tại rất khó khăn.

“Chúng tôi vừa xong Warcraft 2,”  Patrick Wyatt, một trong những lập trình viên chủ chốt của SC cho biết. “Đó là một sản phẩm trễ hạn, rồi ngay sau đó chúng tôi muốn tiếp tục dòng game Warcraft đồng thời kiếm tiền trả lương cho những người còn làm việc.”  Vì thế, Blizzard quyết định tách một số nhân sự ra làm một tựa game khác, trong khi số còn lại ở lại với Warcraft.

Ban đầu, Blizzard muốn làm một bản mở rộng của Warcraft, nhưng nó là một standalone (tức không cần bản game gốc mà vẫn chạy được) sẽ được hoàn thành trong 12 tháng. Những người đứng đầu dự án này là các nhân viên đã từng tham gia vào Shattered Nations, một tựa game được Blizzard công bố vào tháng 5/1995 nhưng hủy bỏ chỉ vài tháng sau đó. 

Trailer của Shattered Nations.

1995 bắt tay vào làm game, 1996 ra mắt, gom tiền để tiếp tục phát triển game mới – kế hoạch là vậy. Blizzard muốn có một lịch phát hành game thật dày đặc để tránh những lỗ hổng tài chính giữa các tựa game của mình. Lịch ra game của họ lúc đó như sau:

Quý 4/1994: Warcraft

Quý 4/1995: Warcraft 2

Quý 4/1996: game mới (StarCraft)

Allen Adham, chủ tịch Blizzard vào thời điểm đó đồng ý với kế hoạch này bởi công ty đang chịu áp lực rất lớn về lợi nhuận. Do Warcraft và Warcraft 2 quá thành công, các cổ đông của Blizzard trông đợi vào những thành công lớn hơn nữa trong khi hãng chỉ có rất ít thời gian lẫn nhân sự.

Trong thời điểm đó, Command & Conquer của Westwood đang thành công rực rỡ nhờ bối cảnh chiến tranh hiện đại, điều mà gần như không một tựa RTS nào khai thác vào lúc đó. Vì thế Blizzard tin rằng một tựa game về Orc trong không gian sẽ là điều giúp họ thành công. “Kiểu như là người ta ngẫm lại xem điều gì sẽ xảy ra nếu thế giới Warcraft đi vào không gian. Và thế là trò chơi có góc nhìn vẫn như cũ, nhưng hình ảnh khác đi đôi chút,” Patrick nhớ lại.

Màu xanh lá, nâu sẫm quen thuộc kiểu fantasy của Warcraft biến mất, được thay thế bằng những màu sắc tạo cảm giác… ghê tởm hơn như đỏ hồng, xanh dương, xanh lá mà bạn có thể thấy bên dưới: 

StarCraft thuở ban đầu.

Bị bỏ quên

Do StarCraft chỉ là một sản phẩm phụ, những dự án khác được ưu tiên hơn bắt đầu “đánh cắp” người của StarCraft. Chẳng hạn như một tựa game có tên Diablo đang được phát triển bởi một studio nào đó có tên Condor ở Redwood, California với kinh phí… 1,2 triệu USD tỏ ra khá hấp dẫn. A lê hấp, Blizzard “xúc” luôn studio này, đổi tên nó thành Blizzard North rồi bắt đầu bơm tiền của cũng như nhân lực vào Diablo.

Collin Murray, một lập trình viên của StarCraft và Patrick Wyatt (nay đã rời Blizzard) bị nhấc khỏi đội ngũ StarCraft để tăng viện cho Diablo. Những người khác ở tổng hành dinh Irwine (gọi vậy cho sang, chứ thực ra lúc đó họ cũng còn bé tẹo) cũng chia nhau làm việc, người gọi điện cho các nhà mạng để lập nên Battle.net, người phát triển những tính năng như tạo nhân vật, tham gia chơi mạng, vân vân và vân vân cho Diablo. 

Diablo 1

Rồi Diablo tiếp tục phình to, khiến tất cả mọi nhân viên Blizzard ở Irvine – họa sĩ, lập trình viên, thiết kế, kỹ sư âm thanh, người chơi thử – đều lao vào phục vụ Diablo cho đến khi không còn ai phát triển StarCraft. Ngay cả trưởng nhóm phát triển StarCraft cũng bị kéo sang thực hiện phần cài đặt cho Diablo, thứ mà Patrick Wyatt đã làm được một nửa nhưng quá bận rộn với những công việc khác nên không thể tự mình hoàn tất. Trò chơi thiếu chút nữa qua đời, nhưng may là điều đó đã không xảy ra, nếu không thì Mọt sẽ chẳng thể nào viết nên một loạt bài “nguồn gốc Starcraft.”

Và thế là StarCraft tạm dừng với hình ảnh như trên. Blizzard đem nó đến E3 1996, để gặp một sự thật phũ phàng: chẳng ai buồn chú ý đến trò chơi cả. Nhìn vào bức ảnh StarCraft thuở ban đầu bên trên, bạn có muốn chơi không? Tác giả chắc chắn là không muốn, nên chẳng có gì là lạ khi các fan không đoái hoài đến sản phẩm này. Dù là một khoảnh khắc cực kỳ thất vọng, nó cũng khiến đội ngũ phát triển quyết tâm làm lại trò chơi của mình khi có cơ hội. 

Không nhiều tựa game có thể so sánh được với điểm số của Diablo.

Cơ hội này chỉ đến vào cuối năm 1996, sau thành công rực rỡ của Diablo. Các nhân sự của StarCraft được trở lại với dự án của mình, nhưng sự thành công của Diablo cũng khiến Blizzard có những đòi hỏi cao hơn về những tựa game kế tiếp. Từ đây, chiến thuật làm game của Blizzard thay đổi: họ sẽ chỉ phát hành game khi cảm thấy trò chơi đã sẵn sàng.

StarCraft chắc chắn chưa sẵn sàng. Trò chơi trông hết sức lạc hậu và chẳng có gì ấn tượng, đặc biệt là nếu so sánh với một vài tựa game khác tại E3 1996.

(Còn tiếp)

Nguồn : https://motgame.vn/nguon-goc-cua-game-starcraft-tu-rac-ruoi-den-rts-dinh-cao-p1.game

TIN LIÊN QUAN

Tựa game huyền thọai StarCraft vừa được Blizzard phát hành miễn phí, mời bạn tải về!

Tựa game huyền thoại nổi tiếng StarCraft vừa được Blizzard cho miễn phí tải về trên toàn cầu nhằm chuẩn bị cho việc phát hành phiên bản cải tiến StarCraft Remastered.

StarCraft II đã chính thức miễn phí kể từ hôm nay(15/11 )

Theo như thông tin trực tiếp từ trang Twitter của Blizzard thì vào rạng sáng hôm nay, tức 0h ngày 15/11, StarCraft II phiên bản Wings of Liberty đã được miễn phí hoàn toàn

Starcraft – 20 năm một tượng đài khó quên

Blizzard ra mắt Starcraft, dòng game chiến thuật thời gian thực (RTS), vào ngày 31 tháng 3 năm 1998 sau hơn ba năm ấp ủ. Với cốt truyện xoay quanh cuộc chiến của bốn chủng tộc lớn trong thiên hà: loài người Terran, loài sâu biến dị Zerg và các sinh

Sau gần 20 năm, Starcraft cuối cùng đã được Blizzard "tân trang" lại với đồ hoạ 4K siêu chất

Blizzard đã chính thức xác nhận rằng họ đang phát triển phiên bản mới cho Starcraft với cái tên Starcraft: Remastered, mang đến một diện mạo hoàn toàn mới cho Starcraft.

Huyền thoại Diablo II đang được "hồi sinh" thông qua một bản mod trên nền tảng StarCraft II

Suốt nhiều năm ròng, người hâm mộ huyền thoại Diablo II đều mong mỏi rằng Blizzard sẽ mang lại một diện mạo mới cho đứa con tinh thần một thời của họ.

Trà đá game thủ – Chàng khổng lồ chiến thuật RTS bỗng chốc thu bé lại còn một game mobile

Một dòng game đồ sộ với những thương hiệu Tiberian Sun, Red Alert, Generals… cuối cùng chỉ còn lại một hậu nhân nhỏ xíu là một game mobile với màn chơi gói gọn trong… chưa đến 10 phút. Thật buồn khi những trận đấu cân não, những màn chơi giằng co

Final Fantasy 7 Remake và những tựa game bị delay cả đời (phần 1)

Kể từ sau cái trailer tại E3 2015, thì Final Fantasy 7 Remake bặt vô âm tín cứ như đá ném xuống biển, mới đây Square Enix còn phải đăng đàn tuyển người mới cho bộ phận phát triển game, cho nên là cứ xác định tương lai của huyền thoại này là tăm tối

Tại sao Blizzard không làm Warcraft IV?

“Ngày xửa ngày xưa”, Blizzard từng là một nhà phát triển nhỏ tí tẹo. Tựa game đầu tiên họ phát triển là RPM Racing, rồi vài trò chơi khác đáng nhớ hơn như The Lost Vikings, Blackthorne. Nhưng chỉ sau vài năm ngắn ngủi, họ đã trở thành một thế

THỦ THUẬT HAY

Mang tính năng màn hình cong trên S7 Edge lên J7 Prime

Màn hình cong trên Samsung Galaxy S7 Edge có rất nhiều tính năng độc đáo như mở nhanh 1 ứng dụng bất kì, thục hiện cuộc gọi nhanh chóng...và nhiều tác vụ khác chỉ bằng 1 cú vuốt nhẹ. Vì thế, bài viết sau đây sẽ hướng

Hướng dẫn bạn cách bật, tắt GPS trên iPhone trong một nốt nhạc

GPS được biết đến là một tính năng quan trọng trên iPhone giúp người dùng có thể xác định được vị trí, sử dụng được tối đa tính năng của các ứng dụng bản đồ. Việc bật, tắt GPS có thể đơn giản với nhiều người, tuy nhiên

5 ứng dụng diệt virus miễn phí tốt nhất trên dòng điện thoại/máy tính bảng Android

Nếu bạn đang tìm kiếm một ứng dụng diệt virus hiệu quả dành cho chiếc điện thoại Android của mình, đừng bỏ qua 5 lựa chọn trong bài viết này.

7 tính năng thú vị trên Android có thể bạn đã bỏ lỡ trong quá trình sử dụng

Những bạn hay có thói quen kiểm tra cập nhật ứng dụng thường xuyên thì việc thêm lối tắt ứng dụng của tôi ra màn hình chính là điều cần thiết, chi tiết như sau.

Vào Desktop trong Windows 10 chỉ với một thao tác ngắn

Bạn có thể nhấn nút thu nhỏ trên tất cả các cửa sổ đang mở hoặc bạn có thể thu nhỏ tối đa tất cả cùng một lúc bằng một cú nhấp chuột hoặc bàn phím kết hợp. Đây là cách để vào Desktop trong Windows 10 chỉ với một thao

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh Samsung Galaxy A3 2016

Không chỉ sở hữu ngoại hình đẹp mắt nhờ sự phối kết hợp từ kim loại và kính, Samsung Galaxy A3 2016 còn cung cấp hiệu năng hoạt động tốt với giá thành phải chăng.

Đánh giá Macbook Pro 2018: Liệu có xứng đáng để rút hầu bao?

Trước đó, Macbook Pro 2017 chỉ giống như một bản nâng cấp nhẹ của Macbook Pro 2016. Vì vậy, người dùng rất kỳ vọng bước nhảy vọt về hiệu suất trên Macbook Pro 2018.