Final Fantasy 7 Remake và những tựa game bị delay cả đời (phần 1)

Square Enix luôn miệng kêu rằng sẽ “cố gắng” để Final Fantasy 7 Remake ra mắt game thủ vào năm 2018, nhưng tính tới giờ thì cái ngày đó nó còn xa vời vạn dặm, hệt như cách mà EA từng hứa sẽ không có Microtransactions trong game vậy.

Kể từ sau cái trailer tại E3 2015, thì Final Fantasy 7 Remake bặt vô âm tín cứ như đá ném xuống biển, mới đây Square Enix còn phải đăng đàn tuyển người mới cho bộ phận phát triển game, cho nên là cứ xác định tương lai của huyền thoại này là tăm tối và mịt mù đi. Nếu các bạn cảm thấy hơi bị tủi thân, thì hãy nhớ rằng dù sao trong lịch sử ngành game đã có những cái tên bị delay vãi nồi tới trên dưới cả thập kỷ, nên Final Fantasy 7 Remake vẫn chưa tính là cái gì đâu.

Alan Wake 

Ngày thông báo: 2004

Ngày ra mắt thực sự: 2010

Nếu bạn không biết thì Remedy Entertainment nổi danh với tựa game Max Payne trước khi mò tới Alan Wake, đây là sản phẩm kiểu “làm cái gì mới đi” sau thành công của Max Payne 2. Alan Wake được giới thiệu lần đầu tiên tại E3 2005, sau đó họ ký hợp đồng cùng Microsoft Game Studios để phát hành độc quyền tựa game này lên Xbox 360 và PC (lúc đó đang dùng Windows Vista).

Đây là sai lầm lớn nhất của Remedy Entertainment vì vào cái thời đó thì phiên bản PC của Alan Wake lỗi lòi mề, họ phải tốn tới 4 năm chỉnh sửa không ngừng cho cái phiên bản chết tiệt này. Một điểm nữa khiến Alan Wake tốn thời gian là các giọng lồng tiếng trong game, theo đó chúng đều phải được thực hiện theo chất giọng bản xứ đúng của nhân vật, Remedy Entertainment đã mất kha khá thời gian để đi từ Nhật qua Châu Âu rồi vòng về Mỹ để làm cái đoạn này. 

Final Fantasy 7 Remake và những tựa game bị delay cả đời (phần 1)

Vào tháng 8/2009, Alan Wake được thông báo là “đã xong” và chúng ta tốn thêm 1 năm nữa tới tháng 5/2010 để game lên kệ. Tốn tới hơn 5 năm (Final Fantasy 7 Remake mới có 4) cho một tựa game độc quyền, ít ra thì Alan Wake cũng đạt được thành công tương xứng với những gì mà game thủ trông đợi.

StarCraft: Ghost 

Ngày thông báo: 2002

Ngày ra mắt thực sự: Có trời mới biết

Một trong những cái phốt to vãi cả nồi của Blizzard và cũng là sự nuối tiếc nhất của fan StarCraft, nếu bạn không biết thì đây từng là tựa game cực kỳ tiềm năng lấy đề tài vũ trụ StarCraft với nhân vật chính là Nova – một nữ điệp viên thuộc lực lượng đặc nhiệm Ghost của đế chế Dominion.

StarCraft Ghost cũng là tựa game đầu tiên khi Blizzard công bố sẽ đi theo hướng hành động lén lút, khác hẳn với phong cách trước giờ của hãng, thế nên khỏi cần hỏi cũng biết các fan của cả trong lẫn ngoài seri StarCraft hứng thú cỡ nào. 

Tựa game này được Blizzard chính thức giới thiệu vào ngày 20/10/2002, hợp tác cùng Nihilistic Software, dự tính ban đầu là StarCraft Ghost sẽ ra mắt vào cuối năm 2003 trên các hệ máy Xbox, PlayStation 2 và Nintendo GameCube. Vì các lý do méo hiểu nào đó mà nó bị delay hơn 1 năm, và tới năm 2004 thì Nihilistic Software tuyên bố không tiếp tục nhúng tay vào StarCraft Ghost nữa, Blizzard nói rằng đây chỉ là sự chuyển giao công việc và game sẽ ra mắt “sớm thôi”.

Vào tháng 7/2004, Blizzard tiếp tục tìm đến Swingin’ Ape Studios để phát triển StarCraft Ghost, họ sau đó mua lại luôn studio này và cuối cùng vào kỳ E3 2005 thì nó cũng được giới thiệu. Nhưng do bị trì hoãn quá lâu nên một chuyện khá nghiêm trọng đã xảy ra, đó là các hệ máy mà StarCraft Ghost định phát hành lại trở nên quá lỗi thời.

Vào năm 2006 với sự bùng nổ của thế hệ console mới (Xbox 360, Playstation 3 và Wii), thì Blizzard thẳng thừng tuyên bố đình chỉ vô thời hạn StarCraft Ghost – hiển nhiên, delay 4 năm rồi và bây giờ chả lẽ lại phát triển lại từ đầu để hợp thời.

Và đó là lý do tại sao khi về sau Nova đã xuất hiện như 1 nhân vật trong StarCraft 2, cũng như đủ các thể loại cameo khác từ Overwatch và Heroes of the Storm… thì tựa game riêng của cô ta vẫn bặt vô âm tín. Có thể một ngày nào đó Blizzard sẽ nghĩ lại và phát triển tiếp StarCraft Ghost thì sao, mới có hơn 10 năm thôi mà các bạn, Final Fantasy 7 Remake đáng tuổi gì.

Duke Nukem Forever 

Ngày thông báo: 1997

Ngày ra mắt thực sự: 2011

Cái tên Duke Nukem Forever thực sự chả biết đặt vô tình hay cố ý, nhưng nó đúng y chang với hiện trạng là “delay forever” của mình. Mất tới 15 năm phát triển, qua tay vài nhà phát triển và chỉnh sửa mấy lần engine game, quá trình ra đời – phát triển và hoàn thành của Duke Nukem Forever có thể viết thành một cái sớ dài 2 thiên niên kỷ (và nó đúng là qua 2 thiên niên kỷ thật), một trường hợp vô tiền khoáng hậu của làng game.

Được dự tính là phần tiếp theo của Duke Nukem 3D trong seri Duke Nukem, Duke Nukem Forever ban đầu được giới thiệu tại hội chợ E3 vào năm 1998. Mọi việc bắt đầu lằng nhằng khi 3D Realms quyết định chuyển từ Quake II Engine sang Unreal Engine cho hợp thời, vụ chuyển đổi này tiêu tốn của hãng 2 năm để tái cơ cấu toàn bộ game. Đến E3 2001, trailer đầu tiên của Duke Nukem Forever ra mắt với những hiệu ứng cháy nổ và thời tiết tiên tiến nhất thời đó, nhưng thế vẫn chưa là tất cả đâu. 

Tựa game bị trì hoãn vào năm 2002 khi studio nhận phát triển lúc đó là Gathering of Developers bị đóng cửa, mọi thứ được chuyển giao lại cho Take-Two. Điều này khiến cho 3D Realms phải thuê một loạt nhân viên mới, tuy vậy họ vẫn tuyên bố là game đã làm xong gần hết chỉ cần chờ đúng ngày ra là phát hành thôi. Nhưng do 3D Realms quá tham vọng trong việc phát triển, nên Duke Nukem Forever bị đội vốn lên hàng triệu đô trong suốt những năm từ 2003 tới 2006, kết quả là tới năm 2009 3D Realms tuyên bố đóng cửa vì lý do tài chính.

May mắn là lúc đó Duke Nukem Forever chưa chết hẳn, một bộ phận nhân viên cũ của 3D Reamls đã tìm cách tiếp quản Duke Nukem Forever và lập ra Triptych Games, về sau họ tiếp tục hợp tác cùng Gearbox Software. Sau thêm 2 năm nữa thì bản demo của tựa game này cũng được ra mắt và vào ngày 10/6/2011 – Duke Nukem Forever chính thức xuất hiện, khép lại hành trình vãi lồng 15 năm delay man rợ chưa từng có trong lịch sử của mình. Do đó nhìn vào những cái tên kể trên, thì các bạn hãy cứ hi vọng đi vì so với chúng Final Fantasy 7 Remake chưa tính là cái gì cả.

Nguồn : https://motgame.vn/final-fantasy-7-remake-va-nhung-tua-game-bi-delay-ca-doi.game

TIN LIÊN QUAN

Muốn chơi Final Fantasy VII Remake hả – chờ vài năm nữa đi nhé

Và đó là lý do tại sao chúng ta chỉ thấy được một đoạn trailer cho Final Fantasy VII Remake tuốt từ những năm 2015 và… chấm hết. Có thể bạn không để ý nhưng tính từ đó tới nay đã là 3 kỳ E3 liên tiếp mà Square Enix không tung ra thêm bất kỳ thứ gì

Final Fantasy 7 Remake và những tựa game bị delay cả đời (phần 2)

Chúng ta hãy tiếp tục đến với những tựa game bị delay giống như Final Fantasy 7 Remake, trong đó có cả người anh em cùng cha cùng mẹ trong dòng FF.

Final Fantasy VII Remake có thể sẽ chẳng bao giờ xuất hiện

Yêu cầu đặt ra là các ứng viên sẽ đảm nhận vị trí chủ chốt (core member), có kinh nghiệm thiết kế game và thành thạo các nền tảng độ họa mới nhất như Unreal Engine 4. Các nhân viên mới sẽ làm việc tại Tokyo, với mức lương trung bình hàng tháng

Đã đến lúc nói về Final Fantasy XVI, phiên bản tiếp nối của dòng game huyền thoại

Tuy nhiên liệu đó có phải là tất cả? Chắc chắn là không. Một hãng game lớn như SE chắc chắn có một chiến lược dài hơi 5 năm, 10 năm hoặc hơn thế nữa cho các dòng game của mình, nhất là khi đó lại là dòng game nổi tiếng nhất, thành công nhất của họ.

Final Fantasy XIV ra mắt bản mode thứ 2 với giá gần 40USD

Final Fantasy XIV: Stormblood phiên bản mở rộng thứ 2 trên tất cả các nền tảng đã chính thức ra mắt.

Final Fantasy XV Royal Edition: Cố tình làm tiền hay bị cưỡng ép?

Nói cho dễ hiểu, Final Fantasy XV Royal Edition sẽ là phiên bản đầy đủ nhất, hoàn thiện nhất của Final Fantasy XV cho đến thời điểm này. Đây sẽ là một game đúng nghĩa, chứa 100% nội dung game, thay vì chỉ khoảng 60% như phiên bản cách đây một năm.

Những trò chơi khiến game thủ phải dán thông báo tìm trẻ lạc sau E3 2018

Đứng đầu danh sách này TCN quyết định chỉ mặt ngay tựa game của hãng Đá Sao. Dẫu biết Red Dead Redemption 2 chưa bao giờ là con át chủ bài tối hậu của cha đẻ GTA thế nhưng sau ngần ấy năm chờ đợi cùng thông tin sẽ ra mắt vào ngày 26/10 năm nay,

Final Fantasy 15 đã được ấn định ngày phát hành tại E3 2017

Hôm nay, nhà xuất bản trò chơi điện tử và nhà phát triển Square Enix đã xác nhận ngày phát hành Episode Prompto DLC của Final Fantasy 15

THỦ THUẬT HAY

4 cách chuyển dữ liệu trên điện thoại iPhone và Android nhanh gọn và cực dễ dàng

Chuyển dữ liệu trên một thiết bị cũ sang một điện thoại mới thì làm như thế nào? Trong bài viết chính là 4 cách đơn giản và dễ làm nhất dành cho bạn.

Cách giảm sự lộn xộn về những thông báo trên iPhone

Điện thoại đã trở thành bạn đồng hành và trợ lý cá nhân cho hầu hết các chủ sở hữu trong vài năm trở lại đây. Dù là bất kỳ hệ sinh thái nào, các nhà sản xuất vẫn đang cố gắng tung ra nhiều hơn các ứng dụng để đáp ứng

Những lời khuyên về tạo chữ ký Email trong Doanh nghiệp

Đừng bỏ qua cơ hội quảng cáo hình ảnh cá nhân bằng cách tạo chữ ký email thật chuyên nghiệp bởi vì đây là cách để 'giao tiếp' với khách hàng rất hiệu quả.

Hướng dẫn gửi nhạc, bài hát qua tin nhắn Zalo cực nhanh chóng

Hướng dẫn bạn cách gửi nhạc, bài hát qua tin nhắn Zalo để bạn có thể chia sẽ những bài nhạc mà mình ưa thích cho bạn bè và người thân cùng thưởng thức. Click để xem ngay!

Làm thế nào để biết ai đó chặn số của bạn trên iPhone?

Bạn đang cố gắng gọi cho ai đó và cuộc gọi dường như không thực hiện được hoặc có vẻ như họ không bắt máy. Bạn cho rằng họ đã chặn số của mình, dưới đây là cách để kiểm tra điều đó.

ĐÁNH GIÁ NHANH

TOP 5 smartphone Xiaomi dưới 5 triệu có sạc nhanh hấp dẫn nhất 2021

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm smartphone Xiaomi dưới 5 triệu có sạc nhanh thì dưới đây sẽ là những cái tên hữu ích nhất mà bạn không nên bỏ qua. Redmi 9T Xiaomi Redmi 9T được nhà sản xuất tích hợp viên pin dung lượng lên

Đánh giá PCX HYBRID - khi sự khác biệt nằm ở chế độ lái

Vẫn giữ nguyên thiết kế đặc trưng của dòng PCX đời đầu, tuy nhiên mẫu PCX 2018 được đánh giá cao hơn về ngoại hình khi so với thế hệ đầu tiên thường bị chê là “đầu bự đuôi nhỏ”. PCX mới sở hữu thiết kế có phần cân đối

So sánh Intel Core i7-8700 vs AMD Ryzen 2700: Lại đến giờ nhuộm Đỏ?

Cuộc chiến giữa 2 hãng linh kiện hàng đầu thế giới mỗi ngày lại càng hấp dẫn hơn . Mặc dù chúng ta đều phải thừa nhận rằng sự phủ sóng của Intel là rất lớn, thế nhưng gần đây AMD đang dần vươn lên để trở thành hãng