Final Fantasy 7 Remake và những tựa game bị delay cả đời (phần 2)

Trong phần này của Final Fantasy 7 Remake và những cái tên nổi tiếng bị delay, chúng ta hãy tiếp tục đến với các anh em họ hàng của nó cũng cùng chung lịch sử cù nhây vãi nồi. Hầu hết chúng đều là những cái tên vô cùng nổi tiếng toàn cầu, nhưng vì một hoặc nhiều lý do nào đó, nhà phát hành luôn thích delay nó hết sức có thể, đã thế còn tới cả chục năm nữa.

Final Fantasy XV 

Ngày đầu tiên xuất hiện: 2006

Ngày ra mắt chính thức: 2016

Trước khi Final Fantasy 7 Remake ra đời, đã có trường hợp của Final Fantasy XV là một trong những ví dụ điển hình của việc một tựa game nổi tiếng có thể bắt người ta chờ đến mức nào, từ chỗ là được giới thiệu độc quyền trên Playstation 3, xong hơn 10 năm sau nó biến thành một trong những game biểu tượng của Playstation 4 luôn – Final Fantasy XV.

Ban đầu Final Fantasy XV có tên gọi là Final Fantasy Versus XIII, được giới thiệu vào kỳ E3 2006 như 1 game độc quyền cho Playstation 3. Nó là một phần trong vũ trụ Fabula Nova Crystallis Final Fantasy – một seri phụ nằm ngoài phần chính với cốt truyện tăm tối hơn. Cái vấn đề chính khiến Final Fantasy XV bị delay lâu tới vậy 1 phần do Square Enix không tính toán hết được khả năng của mình, chưa kể họ còn bới ra một đống thứ từ cái tựa game chính này. 

Để hiểu được vụ lằng nhằng này, chúng ta phải nói về seri Fabula Nova Crystallis Final Fantasy – thực ra Final Fantasy XV (hay lúc đầu là Final Fantasy Versus XIII) là một trong số các tựa game nằm trong seri này cùng với Final Fantasy XIII và Final Fantasy Agito XIII. Trong số này thì Final Fantasy XIII được ra đời hoàn chỉnh, còn Final Fantasy Agito XIII lại bị đổi tên thành Final Fantasy Type-0 và phát hành cho PSP chứ không phải Playstation 3 nữa.

Sự thành công của Final Fantasy XIII khiến nhân lực của Final Fantasy Versus XIII bị cắt xén, kinh phí được dồn cho các anh em của nó, đến nỗi tận 5 năm sau ngày công bố game vẫn đang trong giai đoạn… tiền phát triển (25% tiến độ). Vấn đề này làm nảy nòi một vấn đề khác là đội ngũ thiết kế muốn thay đổi cốt truyện của game, nếu là một fan của tựa game này thì hẳn các bạn cũng biết việc Final Fantasy XV có tuyến nhân vật khác hẳn lúc đầu công bố. 

Một lý do khác là khi thế hệ console mới của Sony sắp lên kệ (Playstation 4), tới năm 2013 Final Fantasy Versus XIII chính thức được đổi tên thành Final Fantasy XV, trở thành một dòng chính của seri và chuẩn bị thành cái tên đỉnh để đẩy doanh số cho Playstation 4. Lượng tài nguyên khổng lồ được tập trung về cho game, họ phải đổi mới lại tựa game này cho phù hợp với dòng console mới, kể cả lối chơi, hình ảnh lẫn cốt truyện.

Đến 2015 thì thông tin phát hành của Final Fantasy XV xuất hiện, nhưng cũng phải tốn hơn 9 tháng nữa thì game mới chính thức ra lò sau hơn 10 năm thai nghén chờ đợi. Nếu nói truyền thống này duy trì tới Final Fantasy 7 Remake thì đáng lo đấy, vì tới tận bây giờ Final Fantasy XV còn đang lèm bèm ra nội dung mới từ từ kia kìa.

Diablo III 

Ngày đầu tiên xuất hiện: 2001

Ngày ra mắt chính thức: 2012

Đừng để con số kia đánh lừa bạn, cũng giống như Final Fantasy 7 Remake, trên thực tế Diablo III đã được tiến hành còn từ trước năm 2001 khi chi nhánh Blizzard North (chịu trách nhiệm chính cho dòng Diablo) vẫn còn hoạt động. Ban đầu tựa game này được đảm nhiệm bởi chi nhánh Blizzard North, và các hoạt động khởi đầu thậm chí còn từ năm 2000 – trước cả khi bản mở rộng của Diablo II ra đời.

Tới năm 2003, một sự kiện lớn xảy ra khi 4 nhân vật chủ chốt của Blizzard North đồng loạt rời bỏ studio, tiếp theo đó 1 năm lại thêm 5 người nữa bỏ đi, khiến các hoạt động của studio này chao đảo. 

Vụ lùm xùm này được cho là xích mích giữa các thành viên của Blizzard North với tập đoàn Vivendi (chủ sở hữu Blizzard), thậm chí trụ sở chính còn bác bỏ 1 game của Blizzard North trình lên. Tới năm 2005 thì Blizzard North bị xóa sổ, nguyên nhân được đồn đoán là do phần quá trình phát triển tiếp theo của Diablo (Diablo III) không đạt được mục tiêu như kỳ vọng.

Đoán xem, vì việc này mà Richard A. Knaak – tác giả của rất nhiều tiểu thuyết Diablo – tuyên bố sẽ méo viết cốt truyện cho “một tựa game chắc chắn chết” (Diablo III). Cũng vào khoảng thời gian này, một đống tin đồn về Diablo III được tuồn ra ngoài cộng đồng bởi chính một nhân viên từng lại việc tại Blizzard (Chris Hartgraves) càng khiến mọi việc rối tinh rối mù hơn nữa. Tới tháng 10/2005, sếp Rick Seis, người đứng đầu cũ của Blizzard North cảm thấy méo hài lòng với những gì mà Blizzard đang làm với Diablo III cũng dứt áo ra đi, từ đây là gần như toàn bộ lực lượng phát triển cũ của Diablo đã không còn làm việc cho Blizzard nữa. 

Diablo III được chuyển về trụ sở chính của Blizzard, và họ phải mất tới 4 năm để tuyển lại một đội ngũ có kinh nghiệm phát triển các tựa game giống như Diablo I và II. Quá trình này kéo dài tới tận năm 2008, trước khi nó được giới thiệu chính thức lần đầu tiên vào kỳ hội chợ của Blizzard tại Paris vào cuối năm, gần giống như Final Fantasy 7 Remake, đưa cái trailer xong im bặt luôn.

Mất thêm 4 năm nữa cùng vài kỳ beta test trước khi Diablo III có thể lên kệ vào năm 2012, khép lại hơn 1 thập kỷ kinh hoàng cùng rất nhiều biến cố cả trong lẫn ngoài nội bộ Blizzard. Sau đó Diablo III còn phải chịu rất nhiều phàn nàn về việc bắt phải online mới cho chơi game, cũng như server tồi tệ nhất trong lịch sử. Để tưởng nhớ về quá trình phát triển địa ngục này, các lập trình viên của Diablo III còn cố tình đưa vào game 1 màn chơi có tên là Development Hell – một cụm từ để chỉ những tựa game, phim hay sản phẩm tương tự tốn thời gian cả đời để phát triển.

Sau khi đọc xong những tựa game bị delay ở 2 phần của TCN, các bạn chắc sẽ không còn cảm thấy Final Fantasy 7 Remake là cái gì đó quá ghê gớm nữa đúng không, cứ từ từ và tằng tằng mà chờ đợi đi nhé.

Nguồn : https://motgame.vn/final-fantasy-7-remake-va-nhung-tua-game-bi-delay-ca-doi-phan-2.game

TIN LIÊN QUAN

Muốn chơi Final Fantasy VII Remake hả – chờ vài năm nữa đi nhé

Và đó là lý do tại sao chúng ta chỉ thấy được một đoạn trailer cho Final Fantasy VII Remake tuốt từ những năm 2015 và… chấm hết. Có thể bạn không để ý nhưng tính từ đó tới nay đã là 3 kỳ E3 liên tiếp mà Square Enix không tung ra thêm bất kỳ thứ gì

Final Fantasy VII Remake có thể sẽ chẳng bao giờ xuất hiện

Yêu cầu đặt ra là các ứng viên sẽ đảm nhận vị trí chủ chốt (core member), có kinh nghiệm thiết kế game và thành thạo các nền tảng độ họa mới nhất như Unreal Engine 4. Các nhân viên mới sẽ làm việc tại Tokyo, với mức lương trung bình hàng tháng

Final Fantasy XIV ra mắt bản mode thứ 2 với giá gần 40USD

Final Fantasy XIV: Stormblood phiên bản mở rộng thứ 2 trên tất cả các nền tảng đã chính thức ra mắt.

Final Fantasy 7 Remake và những tựa game bị delay cả đời (phần 1)

Kể từ sau cái trailer tại E3 2015, thì Final Fantasy 7 Remake bặt vô âm tín cứ như đá ném xuống biển, mới đây Square Enix còn phải đăng đàn tuyển người mới cho bộ phận phát triển game, cho nên là cứ xác định tương lai của huyền thoại này là tăm tối

Đã đến lúc nói về Final Fantasy XVI, phiên bản tiếp nối của dòng game huyền thoại

Tuy nhiên liệu đó có phải là tất cả? Chắc chắn là không. Một hãng game lớn như SE chắc chắn có một chiến lược dài hơi 5 năm, 10 năm hoặc hơn thế nữa cho các dòng game của mình, nhất là khi đó lại là dòng game nổi tiếng nhất, thành công nhất của họ.

Final Fantasy XV Royal Edition: Cố tình làm tiền hay bị cưỡng ép?

Nói cho dễ hiểu, Final Fantasy XV Royal Edition sẽ là phiên bản đầy đủ nhất, hoàn thiện nhất của Final Fantasy XV cho đến thời điểm này. Đây sẽ là một game đúng nghĩa, chứa 100% nội dung game, thay vì chỉ khoảng 60% như phiên bản cách đây một năm.

Logo dòng game Final Fantasy và những điều có thể bạn chưa biết (Phần 1)

Sau khi tự cứu bản thân khỏi việc phá sản bởi sự thành công của Final Fantasy, Square Soft quyết định mang sản phẩm của mình tấn công vào thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. Vào thời đó tại Nhật, Final Fantasy (FF) trên NES là một thành công rực rỡ tuy

Logo dòng game Final Fantasy và những điều có thể bạn chưa biết P.1

Sau khi tự cứu bản thân khỏi việc phá sản bởi sự thành công của Final Fantasy, Square Soft quyết định mang sản phẩm của mình tấn công vào thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. Vào thời đó tại Nhật, Final Fantasy (FF) trên NES là một thành công rực rỡ tuy

THỦ THUẬT HAY

Tránh người khác rình mò đọc lén thông tin trên smartphone BlackBerry

Ứng dung Privacy Shade sẽ cho người dùng điều chỉnh độ trong suốt bộ lọc màn hình sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Đồng thời thể chọn che đi các phần của màn hình mà người dùng không xem đến, do đó phần màn

2 công cụ giúp cải thiện tốc độ đánh máy cho lập trình viên

Các công cụ giúp luyện tập kỹ năng đánh máy thông thường tập trung nhiều hơn vào các phím chữ và số, nhưng một công cụ dành riêng cho lập trình viên chỉ tập trung vào các phím biểu tượng là chủ yếu.

Hiberfil.sys là gì? Làm sao để xóa Hiberfil.sys?

Hiberfil.sys tiêu tốn khá nhiều không gian ổ đĩa cứng trên máy tính của bạn. Chế độ ngủ đông (Hibernate) sử dụng các file Hiberfil.sys để lưu trữ trạng thái hiện tại (bộ nhớ) của máy tính, do đó file hiberfil.sys được

Cách thay đổi thông tin CCCD trên VssID bằng Cổng DVC BHXH Việt Nam

Bạn có thể thay đổi thông tin CCCD trên VssID bằng Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam rất tiện lợi. Sau đây là cách thay đổi thông tin CCCD trên VssID bằng Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam...

Cách xem ảnh đã sao lưu trên iCloud bằng iPhone, điện thoại Android

Bạn thường xuyên sao lưu ảnh lên iCloud để có thể dễ dàng xem được ảnh ở nhiều thiết bị khác, nhưng bạn lại chưa biết cách xem ảnh trên iCloud như thế nào. Vậy thì bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn cách xem ảnh đã sao

ĐÁNH GIÁ NHANH

Thời lượng pin Mate 20 Pro: Đủ để đồng hành cùng người dùng xuyên suốt cả ngày

Thử thách đầu tiên, mình sẽ xem Youtube độ phân giải cao liên tục, để xem tốc độ tiêu thụ pin trên Huawei Mate 20 Pro như thế nào? Chiếc điện thoại này mất 1 giờ 10 phút để tiêu thụ 10% pin (từ 100% xuống 90%).

So sánh iPhone 12 Mini và iPhone 11: Có đáng để nâng cấp hay không?

So sánh iPhone 12 Mini và iPhone 11 để xem những nâng cấp mà Táo khuyết mang lại có đủ sức thuyết phục để bạn nâng cấp hay không nhé!

Đánh giá Medley 150 S ABS: An toàn, nhiều tiện ích

Mang thiết kế đậm chất châu Âu, Piaggio Medley 150 S ABS còn được bổ sung thêm tiện ích, công nghệ an toàn tiên tiến và khả năng vận hành ổn định.