Pha “bốc phốt” hạ bệ “tổ sư chơi cheat” của làng game

Có ai biết Bowser với Dr. Eggman không? Hai “trùm” cuối cực kì nổi tiếng với tuổi thơ của không ít game thủ từng chơi qua dòng game Sonic với Super Mario (ăn nấm) hồi thời “bốn nút” còn thịnh ấy mà.

Còn giờ, danh hiệu “trùm cuối” khét tiếng nhất làng game thuộc về Billy Mitchell, người suốt hơn 30 năm vang danh khắp thế giời về số kỷ lục điểm trong game “máy xèng” arcade ông ta đã lập. Chưa từng có ai trong suốt 17 năm kể từ 1985 có thể phá được những thành tích mà anh đã xác lập. Mà sao gọi ổng là “trùm cuối”, vì hạ được cả đám trùm cuối khác hả? Có thể là thế, có thể không. 

Pha “bốc phốt” hạ bệ “tổ sư chơi cheat” của làng game

Ngày 12/04/2018, mọi vinh quang của Billy cuối cùng cũng tắt vụt khi tổ chức Twin Galaxies – chuyên điều tra xác nhận các kỷ lục chơi game điểm cao đã cáo buộc ông ta gian lận để có bộ thành tích bất khả xâm phạm trên. Ba trong số những kỷ lục ông đã xác lập được xác nhận là giả (nhờ ăn gian). Billy tất nhiên phủ nhận toàn bộ cáo buộc nhưng vẫn bị cấm tham gia các cuộc thi hay thiết lập kỷ lục mới trong tương lai, chấm dứt gần ba thập kỷ thống trị làng game arcade. Vậy cái vụ việc bốc phốt này nó như thế nào thì mời bạn hãy theo dõi ngay sau đây:

Ngày đầu vẻ vang

Billy Mitchell được truyền thông “ngó” đến lần đầu năm 1982. Lúc đó, thị trường console đang bùng nổ trước khi rơi vào khủng hoảng – ông trùm comsole là hãng Atari tồn hàng ế như chợ chiều và chả ai thèm bán console nữa. Trước đây, Motgame từng có bài viết về vấn đề này bạn có thể xem tại đây. Thay vào đó, Arcade gaming, hay gọi là game thùng lại phát triển một cách chóng mặt. Sở dĩ Arcade gaming từng lớn mạnh như thế là nhờ vào những người như Billy kích thích sự “hiếu thắng” của người chơi, không chỉ “phá đảo” game mà còn muốn phá luôn thành tích mà người chơi khác từng lập nên. 

Trước tình hình game “máy xèng” phát triển mạnh mẽ và nhu cầu thi thố của người chơi với nhau quá cao nhưng vào cái thời mà Internet chưa phổ biến như ngày nay, mọi chuyện không dễ dàng chút nào cả. Thế là Walter Day – nhà sáng lập Twin Galaxies đã bắt đầu đi khắp nước Mĩ thu thập điểm số của người chơi hàng đầu và biến Ottumwa, Iowa trở thành điểm đến cho mọi người chơi muốn được ghi danh vào sử sách làng game. Gần một năm sau khi bảng danh sách của Walter được công bố, mười game thủ hàng đầu trên đất Hoa Kỳ đã đến Twin Galaxies tham gia cuộc thi được tổ chức bởi tạp chí Life, trong đó có Billy Mitchell, mới 17 tuổi. Ông ta đã lập kỷ lục 15.000.000 điểm với trò Centipede, bỏ thêm một cái cuối tuần và có kỷ lục thế giới khác trong trò Donkey Kong với số điểm là 874.300, thành tích này tồn tại suốt 25 năm sau đó mà không một ai phá nổi.

Mấy cái kỷ lục này thì không phải nhờ chơi “dơ” hay gì cả, vì chúng được lập ở chỗ công cộng, có nhân chứng, chơi bằng một cái máy hoàn toàn bình thường hẳn hoi. Nhưng cho tới ngày mà mọi chuyện vỡ lỡ sau vụ bốc phốt… “eo ôi ông này ăn gian nè, nhìn cũng… bla bla”, thành ra bị gọi là “Trùm Cuối”.

The King of Kong – Sự nổi tiếng bị lợi dụng câu fame

Nếu bạn chưa từng nghe ngóng được gì từ sự kiện được tổ chức bởi tạp chí Life ở phần trên thì có thể xem qua bộ phim tài liệu nói về cuộc chiến giữa Billy với một game thủ khác sau 25 năm anh lập kỷ lục đầu tiên. 

[media=https://www.youtube.com/watch?v=8hBs2oFjSWk]

Điều đáng nói là “King of Kong” hy sinh tính khách quan của câu chuyện để tạo “drama” câu fame. Các nhà làm phim đã viết kịch bản toàn sao cho Mitchell trở thành kẻ xấu xa, đáng sợ, còn đối thủ Steve Wiebe thì có vẻ “thánh thiện” hơn. Billy thực tế từng là một nhà vô địch bất khả chiến bại, một doanh nhân với bộ râu được tỉa tót gọn gàng, chơi game thi đấu không phải để mua game mà là để cạnh tranh thực sự vì… ông ấy hay đeo một chiếc cà vạt có hình cơ Mỹ trong phim, rõ ràng là vì tự hào quốc gia. Nhưng trong phim lại nói rằng Billy liên tục từ chối đối đầu với Weibe. Mà nếu có thực sự ra mặt thì lúc nào cũng chửi rủa sau lưng đấu thủ.

Bị chụp mũ là “đầu gấu”, Billy thực sự tỏ rõ vẻ ngạc nhiên khi xem qua bộ phim. Anh nói với MTV rằng anh không hiểu nổi sao lại bị bôi xấu như vậy và cực kì không hài lòng. Mà cũng đúng mà, nếu là bạn bạn có vui cho nổi không?

Sứ mệnh tìm kiếm vinh quang của Steve Wiebe

Trái ngược với Billy, Steve được bộ phim nói trên tô vẽ như anh hùng cứu thế, như kiểu Luke Skywalker ấy. Khởi đầu là một kẻ thất bại trong cuộc sống có một đống thử thách chông gai phải vượt qua. Thất nghiệp, chơi Donkey Kong với cái máy hàng “si da” trong ga ra để xe tại nhà. Phá đảo game bằng “năng khiếu” giải toán thần thánh giúp anh nhớ hết các quy luật và cách né chướng ngại vật trong game. Đúng kiểu mấy thanh niên “té núi lụm bí kíp” từ creep cùi ghẻ tự nhiên thành thần thánh thượng đẳng ấy. 

Steve sau đó cũng phát biểu rằng anh và Billy bị “vẽ” như thế trong phim. “Tôi không nghĩ Billy là người xấu. Tôi cũng không nghĩ mình là thánh nhân hay đặc biệt cả… nhưng chúng tôi lại bị chụp cho cái hình tượng đó”. Trong những năm sau đó, Wiebe đã rất cố gắng phá kỷ lục Donkey Kong của Billy, đồng thời trở thành một nhạc sĩ, phát hành một album nhạc Thiên Chúa giáo – The King of Song.

“Mr. Awesome” – Địch thủ khắc khẩu 

Ngoài nhân vật chính của loạt phim tài liệu “The King of Kong” là Billy Mitchell và Steve Wiebe, còn có một người chơi khác nữa xí tí sân trong này: Roy Schildt hay còn được biết đến với biệt danh Mr. Awesome. Cả Billy và Schildt đều từng có thời nhìn như đấu sĩ WWE, lái xe đến khu chơi game xèng trên một con Trans-Am độ và đua top game arcade trong khi còn mặc nguyên bộ quân phục, đã thế còn tập hít đất lúc chờ load màn chơi của trò Missile Command nữa. Anh ta đã lập kỷ lục thế giới với trò này từ năm 1983 đến năm 2006.

Có lần Billy và Schildt cãi nhau về điểm số của Schildt trong trò Missile Command, Billy đã từng bốc phốt và đòi xác minh lại xem Schildt có ăn gian không. Thế là vào năm 2010, Schildt chửi Billy là đồ đần hám tiếng. Boom, Schildt bị đuổi ra khỏi một sự kiện chơi game. Đáng đời, ai bảo đụng vô idol quốc dân làm gì.

Điều đặc biệt hơn là Schildt cũng là một trong những người đã cáo buộc Billy gian lận suốt một thời gian dài và hóa ra đúng thế thật. (chả biết có ai sẽ xin lỗi ông này sau vụ này không nữa)

Garrett Bobby Ferguson – Kẻ bị chửi xéo

Ngoài Steve Wiebe và Mr. Awesome thì Billy Mitchell có bất đồng với không ít nhân vật khác trong làng game thời đó. Mùa 2, tập 7 của Regular Show trên Cartoon Network: “High Score” lần này đã đụng chạm tới lòng tự ái của Billy. Nhìn hình bên dưới là đủ biết tại sao rồi. 

Nội dung của tập phim về hai nhân vật vui nhộn, Mordecai và Rigby lần này là phá kỷ lục game arcade tên là Broken Bonez. Ai mà phá được thì có thể triệu hồi người nắm giữ kỷ lục vừa bị phá, và đó là Billy. Trong phim này thì Billy được gọi là Garrett Bobby Ferguson và chơi cực kỳ bẩn nhằm bảo vệ thành tích của mình nhưng không thành. Lần này Billy bị bôi xấu còn nặng hơn cái lần với “The King of Kong” nữa.

Anh sau đó đã đệ đơn kiện Cartoon Network và Regular Show vào năm 2015 vì đã sử dụng trái phép hình ảnh của mình. Tuy nhiên cuối cùng, thẩm phán Anne E. Thompson bác bỏ đơn kiện của anh dù đích thị là mặt anh trong phim. Lý do bác bỏ hết sức buồn cười là GBF được miêu tả như một sinh vật “không phải người”, chỉ là một cái đầu khổng lồ trong khi Billy là một con người đầy đủ tay chân.

Bảng xếp hạng mờ ám

Sau khi thiết lập kỷ lục của mình với trò Donkey Kong, Billy còn một lần nữa phá vỡ kỷ lục mới do Steve thiết lập rồi một lần nữa phá vỡ kỷ lục mới của chính mình. Ngoài ra, rất nhiều game thủ khác cũng đua nhau lập kỷ lục điểm cao game arcade sau khi bộ phim tài liệu “The King of Kong” được phát hành.

Tại một sự kiện được gọi là “Kong Off”, Wiebe bị Hank Chien tước mất thành tích cao điểm năm 2011 với thành tích 1.000.000 điểm. Tới ngày 02/02/2018 gần đây, Robbie Lakeman trở thành nhà vô địch mới của trò Donkey Kong với thành tích 1.247.700 điểm.

Có rất nhiều người đã đạt được thành tích đáng kinh ngạc với trò DK mà tại sao có mỗi mình Billy bị “bốc phốt” nhỉ? Tính cho đến khi Billy bị cấm thi đấu, Twin Galaxies xếp anh ở vị trí thứ 14, ngay sau Wiebe. Kỷ lục 25 năm của anh vẫn là một thành tích hoành tráng và vị thế của anh sau bộ phim tài liệu khiến nhiều người nghi ngờ về tính minh bạch của bản xếp hạng mà Twin Galaxies quản lí. Liệu đây có phải chỉ là trò mua danh rẻ tiền mà Billy là nạn nhân không?

“Bốc phốt viên”

Không phải tự nhiên mà Billy Mitchell bị Twin Galaxies “sờ gáy” vụ gian lận kỷ lục chơi game. Jeremy Young, quản trị viên của diễn đàn Donkey Kong online đã kiểm tra quá trình chơi của Billy và phát hiện rằng anh đã chơi trò này trên một bộ giả lập game arcade chứ không phải máy “xịn”. Jeremy để mắt đến Billy khi mà anh chưa bao giờ đạt thành tích nào trên 1 triệu điểm khi chơi trước người khác hay các cuộc thi. Mặt khác, anh đã phá kỷ lục của mình, đạt 1.062.800 điểm rồi gửi đến Twin Galaxies. 

Jeremy đã xác nhận là Billy chơi trên giả lập mới đạt thành tích cao đến thế, Twin Galaxies cũng đồng ý với cáo buộc này. Thanh niên này phát hiện ra rằng khúc loading đầu game của bản giả lập nó khang khác với bản gốc. Thế là anh này lên tiếng bóc phốt, cáo buộc Billy đã lập kỷ lục trên một phần mềm tên là MAME (Multiple Arcade Machine Emulator) rất thông dụng với người chơi giả lập trên máy tính. Vậy, tại sao chơi trên máy giả lập lại bị coi là gian lận? Chúng ta sẽ tìm hiểu ngay ở phần sau. Nhưng với những ai từng gắn bó, theo dõi lịch sử thi đấu trong làng game arcade, câu trả lời đã quá rõ ràng.

Máy “Xèng” Arcade và máy giả lập Arcade

Giả lập và máy “xèng” đều chạy cùng một game, chơi bằng cùng kiểu điều khiển, cái khác nhau ở đây chính là việc người chơi có thể chỉnh sửa bản ROM của game. Nếu Billy chỉnh sửa một chút xíu cách tính điểm trong game Donkey Kong, anh có thể đạt nhiều điểm hơn dù thực thế quá trình chơi của anh có thể không hoàn hảo như vậy. Đó là lý do vì sao lập kỷ lục trên máy giả lập bị coi là gian lận. Thêm nữa là luật của Twin Galaxies đòi hỏi game thủ phải chơi trên máy “xèng” còn chưa bị chỉnh sửa. Boom, you banned, Billy!

Sụp đổ domino

Sau cuộc điều tra vào tháng hai, tới 12/04 Twin Galaxies đã chính thức tuyên bố kỷ lục của Billy Mitchell với trò Donkey Kong là nhờ gian lận mà lập được, cấm anh tham gia các cuộc thi đấu và xác lập kỷ lục mới trong tương lai, xóa bỏ gần hết kỷ lục của anh trong suốt thời kỳ 25 năm không ai phá nổi từ năm 1982. Kỷ lục Guinness của anh cũng “bay màu” theo luôn. 

Đồng nghiệp bị liên lụy luôn…

Sau vụ việc của Billy, nhiều game thủ khác cũng bị soi mói vì nghi ngờ gian lận theo cách tương tự như anh đã làm. Todd Rogers, một game thủ đã lập kỷ lục Guinness với trò Dragster trên hệ máy Atari 2600 năm 1982 bị buộc tội là gian lận vì mọi kỷ lục của anh thực sự không tài nào có thể tồn tại được trên đời nếu không “cheat”.

Còn về trường hợp của Billy, những ngày đầu bước chân vào giới game thủ, anh hoàn toàn trong sạch, chơi ngay trước mặt mọi người cho nên ít ra còn giữ lại được chút tiếng tâm. Billy sau đó còn phản bác Jeremy, cho rằng anh ta đã buộc tội mình bằng bằng chứng giả. Cơ mà Jeremy sau đó đã chứng minh được rằng thành tích của Billy cũng hoàn toàn giả, không đời nào có thể xuất hiện được.

Wiebe liệu có phải là kẻ chiến thắng sau cùng? 

Tượng đài Billy Mitchell bị đập đổ sau vụ bốc phốt ồn ào, Steve có lẽ sẽ trở thành cái tên duy nhất còn lại sau cuộc chiến chơi game cao điểm thời ấy có thể hiên ngang khi đứng trước cộng đồng và là kẻ đứng đầu bảng xếp hạng từ đó về sau. Nhưng không, nhiều người chơi khác dần dần xô đổ mọi thành tích bất khả xâm phạm của họ, hết cái này đến cái khác và hoàn toàn chả có cái nào là nhờ gian lận cả. Và rồi Wiebe “về vườn”.

“Tôi thực sự hạnh phúc vì khoản thời gian qua tôi được biết đến nhờ Donkey Kong và những tựa game trên hệ máy arcade. Dù cho những kỷ lục của tôi không còn nằm ở vị trí đầu tiên nữa nhưng dù sao thì tôi cũng đã làm hết sức có thể, thế là đủ rồi” – Anh tâm sự.

Dù vậy, Anh vẫn là người đầu tiên đạt 1 triệu điểm trong trò Donkey Kong sau khi Billy bị bốc phốt.

Có thể, bằng cách nào đó Billy sẽ chứng mình được rằng Twin Galaxies đã sai khi cho rằng anh gian lận nhưng… điều đó không quan trọng với cả hai nữa. Mọi thứ đã kết thúc.

Nguồn : https://motgame.vn/pha-boc-phot-keo-dai-25-nam-ha-su-choi-cheat-cua-lang-game.game

TIN LIÊN QUAN

Những tựa game hiếm người phá đảo nổi (Phần 3)

Giờ thì bạn hãy cùng Mọt Game hoài niệm một chút về khoảng thời gian xưa cũ. Những tựa game này không chỉ mang hình ảnh 8bit thân thuộc với game thủ gạo cội mà còn mang một độ khó kinh dị mà hiếm ai “phá đảo” nổi. 11 – Time

Tại sao game thủ lại luôn yêu thích những game cực khó?

Chúng đều có điểm chung là độ khó cao tới mức vô lý, bắt người chơi phải làm đi làm lại một đoạn hay một con trùm nào đó rất nhiều lần và cái quan trọng nhất là sự kiên nhẫn.

Đánh giá Super Bomberman R: Khi Konami ăn mày quá khứ bằng mọi cách

Game vẫn giữ lối chơi quen thuộc, bạn sẽ lần lượt tới các hành tinh khác nhau và giải quyết các màn lẻ trước khi gặp trùm. Phần tính giờ như các phiên bản cũ đã được loại bỏ, thay vào đó người chơi được tự do di chuyển đến khi nào chán thì thôi.

Thành tích chơi game nhanh kỷ lục bị gỡ bỏ sau 35 năm vì quá… phi lý

Tuy nhiên kỷ lục của anh chỉ tồn tại đến ngày hôm qua, khi mà tổ chức Twin Galaxies kết luận kỷ lục chơi game Dragster của anh đáng ngờ và quyết định loại bỏ nó cũng như loại anh khỏi các cuộc thi ghi điểm của tổ chức này trong tương lai.

Những lý do để KHÔNG nên chơi Ni no Kuni II: Revenant

Là một người chưa từng thử qua seri này, và tò mò chơi Ni no Kuni II: Revenant Kingdom hầu hết qua các hiệu ứng quảng cáo và giới thiệu rầm rộ gần đây, thì tựa game này thực sự không xuất sắc như đã nghĩ.

Game mới Just Shapes & Beats – game riêng cho “dân quẩy” EDM

Just Shapes & Beats là một game như thế. Tựa game vừa ra mắt này mang trong mình đến ba ý tưởng lớn: EDM, Rhythm game và Bullet hell game (người ta hay gọi là game bắn máy bay nhưng đạn bay mù trời). Nhưng chả có bắn trả nào đến từ người chơi

Thánh khổ dâm đi hết 3 phần Dark Souls không bị trúng một đòn nào

Nếu bạn cho rằng chơi phá đảo một bản Dark Souls là đã đủ tiêu chuẩn bình xét danh hiệu khổ dâm cho một game thủ thì hãy làm quen với thiên hạ đệ nhất vô đối tiên ông đại lão gia streamer có nick name The_Happy_Hob. Với một số

Những tựa game hiếm người “phá đảo” nổi (Phần 2)

Phần ba, cũng là phần cuối cùng khép lại loạt series ăn khách bậc nhất của From Software, cũng như biến Dark Souls trở thành một tựa game hành động – nhập vai kén người chơi trở nên nổi tiếng nhất thế giới game. Một tượng đài khó mà suy suyễn. Nếu

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn sửa lỗi Bluetooth peripheral device driver not found trên máy tính Windows

Bluetooth peripheral device driver not found là lỗi thường thấy khi lần đầu tiên bạn kết nối thiết bị Bluetooth với máy tính Windows.

Các ứng dụng ảnh cho Android có thể thay thế Instagram

Instagram cho Android quả là một thành công rất lớn. Với 5 triệu lượt tải trong tuần đầu tiên, dường như mọi người đã quên mất rằng còn có nhiều ứng dụng ảnh khác ngòai Instagram. Lựa chọn phổ biến nhất không phải luôn

Các cách sử dụng OPPO A16 giúp cuộc sống của bạn tiện lợi hơn

Với nhiều công nghệ đi kèm trên chiếc OPPO A16. Hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu các cách sử dụng OPPO A16 để bạn có thể khai thác tối đa nó nhé.

Làm sao để chặn người lạ gắn thẻ trên Facebook?Bạn xem hướng dẫn nhé!

Một số người dùng phản ánh rằng họ bị những người lạ tag mình vào những bài viết. Vậy làm sao để chặn người lạ gắn thẻ trên Facebook? Bạn xem hướng dẫn nhé...

Có được tấm ảnh xóa phông xuất thần chỉ bằng một cú click chuột

Không sở hữu một chiếc điện thoại mắc tiền hay khả năng Photoshop điêu luyện, vậy làm sao để có được tấm ảnh xóa phông xuất thần nhất? Bí kíp nằm trong bài viết sau đây, tham khảo ngay nhé!

ĐÁNH GIÁ NHANH

Hyundai Grand i10 2021 - mới hơn, trẻ hơn, đỡ giống taxi hơn

Với hàng loạt những nâng cấp về thiết kế, cũng như bổ sung thêm trang bị, bản nâng cấp facelift 2021 mới thực sự đã khiến Hyundai Grand i10 trở nên mới mẻ hơn, tuy nhiên liệu đây đã phải là tất cả những gì người tiêu

Honda Goldwing 2018 giá 1,2 tỷ: Đem đến những trải nghiệm hoàn toàn mới

Đặt lốp tới đất Mỹ lần đầu vào năm 1975, Honda Goldwing được ví như bài hát ca ngợi sức mạnh, sự thoải mái và đáng tin cậy của một chiếc mô tô. Phiên bản cập nhật năm 2018 là cuộc cải tổ đầu tiên của Honda dành cho

Đánh giá Galaxy A8+ 2018: sự ảo tưởng về giá hay định nghĩa lại phân khúc cao cấp

Như mọi năm, dòng A được Samsung đem những nét tinh tuý đặc trưng của dòng S xuống cho người tiêu dùng trải nghiệm ở đa dạng phân khúc hơn.