Hình ảnh mang tính chất minh họa -
Thành công này vô tình dấy lên mối lo ngại về độ an toàn của bảo mật vân tay vốn vẫn là biện pháp bảo mật sinh trắc phổ biến hiện nay. Người dẫn đầu nhóm nghiên cứu công nghệ đọc vân tay trong ảnh chụp từ xa, Isao Echizen, nhà nghiên cứu tại Bộ phận nội dung số và khoa học truyền thông thuộc NII cho biết những chiếc điện thoại hiện đại đủ khả năng để chụp được chi tiết của dấu vân tay người dùng nếu ngón tay của họ quay về phía máy ảnh. Khi đó, kẻ xấu có thể sử dụng những bức ảnh mà người dùng chia sẻ lên mạng xã hội để làm giả dấu vân tay.
Còn nhớ hồi tháng 12 năm ngoái, Twitter đã chặn người dùng của họ truy cập tới dịch vụ FindFace. Đây là công cụ nhận diện khuôn mặt nhằm liên kết ảnh của những người ngẫu nhiên tới tài khoản mạng xã hội của họ, bao gồm cả Twitter, Facebook, LinkedIn và các nền tảng khác. Được biết ứng dụng này đã bị một số kẻ xấu tại Nga lợi dụng nhằm vạch mặt và quấy rối những diễn viên phim người lớn.
Nhóm nghiên cứu cho biết người dùng tại Nhật cũng thường có thói quen đưa 2 ngón tay lên chụp ảnh và kỹ thuật mà họ vừa phát triển có thể đe dọa mức độ bảo mật của những người đó. Trên thực tế thì không chỉ Nhật mà người dùng tại rất nhiều nơi trên thế giới cũng thường có thói quen đưa 2 ngón tay lên hoặc các động tác quay vân tay về phía máy ảnh khi chụp.
Kỳ thực nghiên cứu lần này là không mới bởi hồi tháng 5/2016, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Mu'tah, Jordan đã phát triển được kỹ thuật đo lường chiều dài của các ngón tay và khoảng cách giữa chúng khi người dùng chụp ảnh có đưa 2 ngón tay lên. Khi đó, dựa vào thông tin này, người ta có thể định danh, theo dõi và thậm chí truy tìm ra được những kẻ khủng bố. Tuy nhiên nếu bị lợi dụng cho mục đích xấu, bảo mật của người dùng bình thường cũng sẽ bị đe dọa với cách làm này.
Theo TinhTe