Đánh giá The Last Guardian: Thành công nhưng chưa phải hoàn hảo

Nếu bạn muốn lời giải đáp ngắn gọn thay vì phải đọc hết cả bài, thì câu trả lời là có. Thậm chí, The Last Guardian còn có thể vượt qua cái bóng của Ico và Shadow of the Colossus, nhưng đây đó vẫn tồn tại một số vấn đề.

The Last Guardian không có chất lượng đồ họa hay cách chơi như bạn mong đợi ở một số tựa game độc quyền PlayStation 4 trong năm 2016. Điều này có thể hiểu được khi gốc rễ PlayStation 3 của trò chơi hiện rõ trong texture ảm đạm hay tốc độ khung hình trồi sụt bất thường. Đó là một trò chơi khá… trở ngại nữa, với camera cứ hết đảo bên này lại lộn sang bên kia. Chưa kể, phần điều khiển thì lại thường xuyên không theo “chỉ đạo” của người chơi. Đây là những vấn đề mà chỉ khi trải nghiệm bạn mới có thể hiểu được.

Nhưng đó cũng chưa phải vấn đề gì đối với Trico, sinh vật nửa mèo nửa đại bàng mà người chơi sẽ cùng “chia sẻ ngọt bùi” trong The Last Guardian. Chưa kể, Trico lại còn là người bạn đồng hành thường xuyên không muốn nghe lời bạn.

Có một câu chuyện ngoài lề rất ít người biết. Khi The Last Guardian bắt đầu được phát triển, chỉ đạo game Fumito Ueda đã mua một con mèo. Mục đích là giúp ông “nghiên cứu” làm tư liệu xây dựng nhân vật Trico. Sau ngần ấy thời gian phát triển game, bé mèo con giờ đây đang tiến đến tuổi lão.

 

“Bé mèo” Trico

The Last Guardian cũng được thiết kế như vậy. Mối quan hệ của người chơi với Trico tiến triển theo thời gian. Nếu không tinh ý, bạn sẽ không nhận ra ba giai đoạn này trong bản demo của trò chơi. Ở những phút mở đầu của The Last Guardian, Trico luôn nghi ngờ hành động của nhân vật cậu bé do người chơi điều khiển. Điều này thể hiện rõ ở hành động Trico chỉ ăn những thùng tô nô phát sáng khi nhân vật chính khuất khỏi tầm mắt. Sau đó, ở đoạn cây cầu khi The Last Guardian được công bố sẽ ra mắt trên PS4 tại E3 2015, Trico là một người bạn đã phát triển mối gắn kết thông qua những khoảnh khắc “vào sinh ra tử” cùng nhân vật chính. Và ở giai đoạn cuối cùng, người chơi đã thấy đôi bạn cùng hợp sức để leo lên hàng loạt các tòa tháp. Khi đó, Trico đã bay từ cột này sang cột khác như một con mèo khổng lồ vậy.

Nói thì vậy, nhưng không phải không có vấn đề gì. Trico thường không nghe lời bạn ngay trong lần đầu tiên. Nhiều lúc phải đến lần thứ ba, thứ tư hay thậm chí thứ năm, người chơi mới có thể khiến Trico làm theo yêu cầu. Mặc dù đây là một phần trong thiết kế game, nhưng bản chất bướng bỉnh của sinh vật này có thể khiến bạn ngạc nhiên đến… phát bực. Ở thời điểm mà nhiều trò chơi gỡ bỏ càng nhiều rào cản nhất có thể, thậm chí đôi lúc gần như “tự biên tự diễn”, thì The Last Guardian lại tích cực “chống lại” người chơi. Rất ít có game nào dám làm thế.

Lại một câu chuyện ngoài lề ít người biết khác. Bạn có biết ông Fumito Ueda ở đâu vào khoảnh khắc quan trọng khi The Last Guardian cuối cùng cũng hoàn thiện và sẵn sàng cho công tác phát hành không? Khi đó ông ở nhà, đang kiểm tra email. Và như ông chia sẻ thì khi đó ông mang một cảm giác lẫn lộn giữa nhẹ nhõm và buồn khi dự án đã đến ngày kết thúc.

Có lẽ đó là lý do vì sao The Last Guardian khiến tôi thấy thú vị và đáp ứng mong đợi của mình. Dù rằng, điều này có chút suy giảm sau khi đọc một số phản ứng không tốt về trò chơi với bản demo tại E3 năm nay. Nhưng rồi nó cũng nhanh chóng qua đi.

Trên thực tế, có rất nhiều game lấy cảm hứng từ Ico và Shadow of the Colossus, ví dụ như Journey của ThatGameCompany chẳng hạn. Tôi từng lo sợ The Last Guardian có thể bị những phiên bản ăn theo hai đàn anh của nó vượt mặt, hay sự mong đợi của người chơi có thể trở thành gánh nặng. Hóa ra, tầm nhìn của Fumito Ueda là thứ không thể sao chép. The Last Guardian có thể tạo cảm giác nó không thuộc về thời đại này, mà là cùng thời với những đàn anh Ico hay Shadow of the Colossus. Điều này cũng chẳng hề xấu, vì dù có rất nhiều game cùng tranh vị trí, nhưng đến nay vẫn chưa có game nào làm được như The Last Guardian.

 

Một phần trong đó là thiên hướng nổi tiếng của Ueda: thiết kế giản lược. Cách thiết kế này đưa vào gameplay chỉ những yếu tố cốt lõi. Nhưng không chỉ có thế. Trong tất cả những game này, điều chúng ta cảm nhận rõ ràng nhất là sự bình dị mộc mạc, như cơn gió thổi qua những tảng đá đổ nát và cảm giác cô lập, trống trải. Trong những bí ẩn xung quanh chúng, hầu như không có sự giả tạo nào. Đó là ý tưởng cơ bản.

Trong The Last Guardian, đó là sự pha trộn của cái nắm tay đầy cảm xúc của Ico và quy mô đầy cảm hứng của Shadow of the Colossus, cùng với những thứ khác tồn tại để phục vụ cho nó. Mối quan hệ đối tác của người chơi với Trico trong The Last Guardian có thể trở thành cảm xúc độc đáo, mạnh mẽ.

Phần điều khiển của The Last Guardian có thể khá “lọng cọng”. Nhưng bạn hãy nhớ lại xem, có phải sự vụng về của nhân vật chính trong Ico và Shadow of the Colossus lại là điểm quyến rũ của trò chơi không?

Sự bình dị mộc mạc này có lẽ đến từ chính Fumito Ueda. Ông có vẻ xa rời khỏi sự hào hứng của người chơi xoay quanh The Last Guardian, chính xác là tình cảm của họ dành cho những game trước đó hay sự ảnh hưởng của nó đến không biết bao nhiêu game đến sau.

 

Khi được hỏi về ví dụ điển hình của No Man’s Sky, một game bom xịt trong sự kỳ vọng của người chơi, liệu có khiến ông Fumito Ueda lo ngại điều tương tự với The Last Guardian không. Câu trả lời là: “Nếu nói không lo ngại gì là nói dối. Luôn luôn có chút lo ngại. Nhưng cũng chẳng to tát gì.”

“Người ta có thể nhìn lại và nói Ico là một game khá rỗng tếch. Chẳng có vật phẩm gì, cũng chẳng có nội dung mấy. Bạn chỉ nắm tay mà thôi. Nếu nói Shadow of the Colossus, thì nó chỉ là những vùng đất rỗng có những người khổng lồ. Người ta có thể nhìn thấy thế. Đó là thứ mà tôi đã làm hai lần trước đây, mỗi khi tôi phát hành một trò chơi. Điều tôi tin là tạo nên loại game mà tôi muốn chơi, tôi đã đạt được điều đó với những game này, và lần này cũng không là ngoại lệ. Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người cũng giống như tôi, cũng thích trò chơi.”

Cá nhân tôi nghĩ con số này không phải ít. Việc phát triển kéo dài có thể khiến The Last Guardian đi sau thời đại, cũng như việc “ngôi sao” Trico là một con thú khổng lồ cứng đầu, chậm chạp và nặng nề. Nhưng cũng lại là Trico, có những lúc lại đẹp đến choáng ngợp và không như bất kỳ thứ gì bạn từng thấy trước đây. Có thể sức ảnh hưởng của The Last Guardian sẽ tuyệt hơn nếu nó được ra mắt như kế hoạch ban đầu cách đây bảy năm. Nhưng tôi bắt đầu cho rằng điều này chẳng ảnh hưởng gì mấy. Cảm giác như The Last Guardian không những là truyền nhân xứng tầm của Ico và Shadow of the Colossus, mà cũng như đàn anh của mình, trò chơi có thể trường tồn với thời gian.

 

 

Nguồn : Gamesao

Từ khoá : The, Last, Guardian

TIN LIÊN QUAN

Bí ẩn lớn nhất của The Last Guardian vẫn đang chờ game thủ khám phá

Ở thời điểm hiện tại thì ngay cả việc nó có tồn tại hay không vẫn còn đang là một câu hỏi đối với các fan The Last Guardian.

Trailer cực chất của The Last Guardian khiến game thủ mê mẩn

Không có cách nào để chơi The Last Guardian ngoài việc phải bỏ tiền mua máy chơi game PS4.

Spirit Guardian sắp về Việt Nam với tên gọi Đại Loạn Đấu

Spirit Guardian là siêu phẩm game nhập vai được đánh giá rất cao trên thế giới nhờ hình ảnh mượt mà, lối chơi đột phá cũng như nhiều tính năng đa dạng.

Điểm qua đội hình "toàn sao" của Golden Guardian mùa giải tới: Chất từ tuyển thủ đến HLV

Golden Guardians – đội tuyển thuộc sở hữu của đội bóng rổ danh tiếng The Golden State Warriors bất ngờ chuẩn bị hoàn thiện được đội hình tham dự LCS mùa tới, dù trong những ngày qua họ tỏ ra khá im lìm trên thị trường chuyển nhượng.

Shadow of the Colossus – Điểm cao chẳng hiểu vì sao?

Bất chấp 1 tháng mì gói chờ đợi phía trước, Mọt tui tải game về và mở lên ngay sau khi hoàn tất. Cảm xúc đầu tiên chính là: “wow, thế giới đẹp vãi!”

Vega Game sắp phát hành Đại Loạn Đấu tại Việt Nam

Game cho phép anh hùng từ nhiều thế giới hỗn chiến đã chính thức về đến Việt Nam

Hóa ra người Nhật chỉ thích chơi những tựa game tay cầm

Final Fantasy XV, Yakuza 6, The Last Guardian chẳng khiến game thủ Nhật mặn mà bằng các tựa game 3DS.

'RoboCop: Rogue City' đã bị trì hoãn đến tháng 9

Viên cảnh sát người máy nhanh chóng thực hiện công lý đẫm máu trong một đoạn giới thiệu mới.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Camtasia Studio quay Video màn hình

Camtasia Studio là một công cụ quay video màn hình, tích hợp sẵn bộ chỉnh sửa video sau khi quay. Sử dụng công cụ này bạn có thể dễ dàng chèn hiệu ứng con trỏ, áp dụng đổ bóng, trang trí màu sắc cho các đối tượng, thêm

Hướng dẫn ẩn hoạt động like Fanpage Facebook

Khi người dùng nhấn thích hoặc theo dõi bất cứ một Fanpage nào trên Facebook thì mặc định hoạt động đó sẽ xuất hiện trên News Feed của bạn bè. Vậy làm sao để có thể ẩn những hoạt động like Fanpage trên Facebook?

Quảng cáo quay vòng trên Facebook là gì?Kích thước ảnh, video thế nào mới phù hợp?

Quảng cáo quay vòng hay quảng cáo định dạng quay vòng (Carousel) của Facebook là một kiểu quảng cáo khá ấn tượng. Nó cho phép hiển thị 10 hình ảnh và/hoặc video, tiêu đề link, liên kết, hay các nút kêu gọi hành động

6 lời khuyên giúp dữ liệu an toàn khi ra đường

Trong cuộc sống ngày nay, điện thoại thông minh và máy tính bảng đang trở thành 'vật bất ly thân', bởi vì chúng mang lại cho người dùng nhiều lợi ích và chứa đựng nhiều thông tin cá nhân quan trọng. Nếu thường xuyên

Cách tuỳ biến màn hình ngoài trên Galaxy Z Flip3 cực thú vị

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn tuỳ biến màn hình ngoài trên Galaxy Z Flip3, để bạn có thể thay đổi bất kì hình nào bạn muốn hoặc thêm widget để xem được nhiều thông tin hơn.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Xiaomi Mi 8 Lite: Thiết kế đẹp, cấu hình đủ dùng, chụp đẹp hơn với chế độ AI

Xiaomi Mi 8 Lite có thiết kế bắt rất kịp xu hướng màu chuyển sắc, còn lại, tương tự như 'khu rừng' android ngoài kia, ngoại hình không có điểm đột phá nào, nhất là với tầm giá này thì chẳng thể đòi hỏi gì hơn. Chúng ta

Đánh giá camera Moto Z2 Play: điện thoại có giống bạn "ảo" và "deep" hơn không?

Camera sau của máy so với thế hệ trước dù bị giảm từ 16MP xuống chỉ còn 12MP nhưng lại được thêm khả năng lấy nét tự động theo điểm ảnh và lấy nét tự động bằng laser cùng vơi việc tăng khẩu độ từ f/2.0 lên f/1.7 giúp

Trên tay bo mạch chủ GIGABYTE H370 AORUS GAMING 3 và 4 điều bạn cần biết về thế hệ chipset H370

GIGABYTE H370 AORUS GAMING 3 là một trong số loạt bo mạch chủ sử dụng thế hệ chipset H370 mới nhất mà Intel vừa ra mắt, hướng đến đối tương là người dùng phổ thông không có nhu cầu ép xung. Thông qua sản phẩm này, mình