Trong một buổi chiều ngày 20 tháng 8 năm 2016, một làn sóng sự kiện đa dạng đã “quét” qua đất nước Hàn Quốc. Thứ nhất trận thi đấu bóng rổ chuyện nghiệp ở Sân vận động Bóng rổ Jamsil, thứ hai là biểu hòa nhạc vũ đạo điện tử bởi một hãng bia địa phương ở Sân vận động Olympic, và thứ ba chính là giải đấu game online ở Sân vận động trong nhà Jamsil.
Điều khiến 5,000 cổ động viên tập trung ở sân viện động này chính là trận chung kết “League of Legends” trực thuộc giải đấu thường niên LCK, sản phẩm eSports nổi tiếng nhất ở Hàn Quốc. Những trận tranh chung kết hấp dẫn thế này được người hâm mộ săn đón chẳng kém các sự kiện thể thao truyền thống,và cũng có đủ câu chuyện lịch sử xung quanh ví như: “Ai đã từng vô địch? Vô địch mấy lần? Lần tái đấu này ra sao?”.
Hơn nữa, Seoul cũng không phải là nơi duy nhất đang chứng kiến sự tăng trưởng của eSports tại Hàn Quốc. Một tuần trước trận đấu “League of Legends” ở trên, hàng chục nghìn người đã tập trung ở bãi biển Haeundae ở miền nam Busan để xem trận chung kết thi đấu game online “Blade & Soul”. Với tiêu đề “Fever Festival”, nhà phát triển và phát hành NCSoft đã tổ chức một lễ hội kết hợp thi đấu game với biểu diễn âm nhạc kéo dài 4 ngày từ 12 – 15 tháng 8.
Trong thời gian diễn sự kiện, có khoảng 30,000 khách thăm quan đã đến “chặt cứng” bãi biển nổi tiếng nhất đất nước để thưởng thức những màn so tài trong thế giới ảo và sân khấu âm nhạc với hàng loạt nghệ sĩ hạng A như Girl’s Day, Zion. T, BewhY and Kiha & The Faces.
Lĩnh vực eSports Hàn Quốc bắt đầu hình thành từ cuối những năm 1990’, sau sự thành công rực rỡ của thương hiệu “Startcraft” và “Warcraft” của Blizzard Entertainment. Sau gần 20 năm phát triển, lượng fan của eSports đang ngày càng lớn mạnh và đủ quy mô tổ chức các lễ hội cho riêng mình.
Tại Hàn Quốc, eSports đã có vị trí vững trãi như thể thao truyền thống khi tổ chức Korean Olympic Committee (KOC) đã quyết định đưa eSports vào trong hạng mục phân loại 2 với môn “bóng sàn” và cờ vây trong năm ngoái. Với sự chấp nhận đó, tổ chức Korea eSports Association (KeSpa) có thể tham gia vào nhiều dạng sự kiện khác nhau dưới quyền của KOC và được phép mở câu lạc bộ eSports ở các trường học trên cả nước. Các trang tin tức nổi tiếng Hàn Quốc như Naver và Daum cũng đã mở ra chuyên mục eSports trong phần thể thao truyền thống.
Song hành với làn sóng hưởng ứng eSports tăng cao, các cơ quan chức năng nội địa Hàn Quốc đang vạch ra rất nhiều kế hoạch khác nhau để nuôi dưỡng eSports. Trong tháng 4 vừa qua, chính quyền thành phố Seoul và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã mở cửa khu phức hợp eSports đầu tiên trên thế giới ở Saangam, phía tây Seoul. Hai cơ quan này đã đầu tư tới 4,3 tỷ won (khoảng 80 tỷ VNĐ) để khu phức hợp mang tên “Seoul OGN e-Stadium”, có số ghế ngồi lên tới 1,000.
Được biết để “mở hàng” cho sân vận động eSports đặc biệt này, đích thân Thị trưởng Seoul là Park Won-soon đã cho biết rằng các cấp chính quyền thành phố sẽ tận dụng mọi nỗ lực có thể để tổ chức thật nhiều sự kiện eSports quy mô toàn cầu, biến Seoul trở thành lá cờ đầu của lĩnh vực eSports thế giới.
Nguồn : Gamesao