Ảnh minh họa.
Dự thảo nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm: cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng và xử lý tài sản hình thành từ việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN sử dụng vốn Nhà nước; thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN sử dụng vốn Nhà nước. Đồng thời nghiêm cấm không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN sử dụng vốn Nhà nước.
Dự thảo cũng đề xuất rõ hình thức xử lý tài sản khi kết thúc nhiệm vụ KHCN do ngân sách cấp.
Theo đó, tài sản được trang bị để triển khai nhiệm vụ KHCN được xử lý theo thứ tự ưu tiên như sau: 1. Giao quyền sở hữu tài sản cho tổ chức chủ trì đối với trường hợp tổ chức chủ trì là cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước; 2. Bán trực tiếp đối với trường hợp tổ chức chủ trì là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đề nghị mua tài sản; 3. Giao quyền sử dụng cho tổ chức chủ trì đối với trường hợp tổ chức chủ trì đủ điều kiện là doanh nghiệp KHCN theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ; 4. Bán trực tiếp đối với trường hợp tổ chức chủ trì là doanh nghiệp KHCN đề nghị mua…
Về thẩm quyền quyết định xử lý tài sản, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc người được phân cấp quyết định phê duyệt nhiệm vụ, quyết định hình thức xử lý tài sản quy định sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển tài sản giữa các Bộ, ngành, địa phương theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ