Sự game hóa trong ngành chăm sóc sức khỏe là một giải pháp đã có từ lâu nhưng ngày càng được chú trọng trong thời đại ngày nay. Điều này tới từ việc công nghệ càng ngày càng phát triển, và mọi người có nhiều nhu cầu được làm việc và chăm sóc bản thân từ ngay chính căn nhà của mình chứ không phải đi bệnh viện để làm những việc trên.
Chính vì sự phát triển của ngành chăm sóc sức khỏe đang dần gia tăng, nhiều lĩnh vực khác cũng đã và đang cố gắng áp dụng một số sáng kiến có liên quan. Ví dụ như lĩnh vực giải trí cờ bạc online cũng đã đưa ra các phần thưởng sòng bạc dành cho thành viên tại 7 Slots. Cụ thể hơn là cơ chế đổi phần thưởng sang các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Sự game hóa là gì?
Sự game hóa là việc sử dụng các thành phần của game để áp dụng cho một lĩnh vực nào đó. Lấy ví dụ về một ngành được áp dụng game hóa rất nhiều là ngành giáo dục. Các trò chơi giải đố được dùng trên các lớp học để kích thích sự suy nghĩ của học sinh, hay hình thức tích điểm đổi quà cũng là điều rất thành công ở nhiều trường học để giúp cho học sinh cố gắng đạt được nhiều thành tích hơn.
Một ngành khác có thể được nêu tên là ngành tuyển dụng, khi các trò chơi giải đố IQ được cá công ty dùng để đánh giá khả năng suy luận của các ứng viên. Trong bài viết ngày hôm nay thì hãy cùng tìm hiểu xem ngành chăm sóc sức khỏe có thể ứng dụng sự game hóa theo cách nào.
Hệ thống tích điểm
Hệ thống này có thể được hiểu là mỗi khi bệnh nhân đến khám bác sĩ, họ sẽ được tích một lượng điểm, và sau khi đi khám tầm 10 lần chẳng hạn thì sẽ được tặng 1 lần khám miễn phí, hoặc một phần quà. Phương pháp này giúp cho bệnh nhân đến gặp bác sĩ một cách đúng giờ, đúng hẹn hơn, giúp cho việc theo dõi và kiểm tra sức khỏe được thuận lợi hơn rất nhiều.
Các thiết bị game giúp vận động
Với công nghệ mô phỏng phát triển, cùng với nhu cầu vận động tại nhà sau khi xảy ra dịch Covid-19, rất nhiều các thiết bị game đã được phát triển để giúp người chơi vận động. Một số các thiết bị tiêu biểu có thể kể đến như.
- Máy chơi game Wii, Nintendo sports: đây là các thiết bị console cầm tay, được thiết kế với những trò chơi yêu cầu người chơi phải cầm các tay cầm, vung, quay người, nhảy, v.v. để có thể chơi được. Chỉ với tay cầm mà bạn có thể chơi mô phỏng được rất nhiều các tựa game thể thao có thật như golf, tennis, boxing, cầu lông, v.v.
- Kính thực tế ảo VR: kính thực tế ảo giúp cho người chơi sau khi đeo lên mắt có thể thấy không giản ảo dù ở bất cứ đâu. Và để tận dụng công nghệ này thì nhiều trò chơi liên quan đến thể thao đã được tích hợp như nhảy, boxing, bóng ném, v.v.
- Tích hợp mô phỏng vào máy chạy bộ, đạp xe: với việc không phải lúc nào cũng rảnh để ra đường chạy bộ đạp xe, thì các công ty đã phát triển máy chạy bộ đạp xe với màn hình mô phỏng người đang chạy/đạp xe thật sự. Điều này khiến cho người tập có cảm giác như đang tham gia cuộc đua thực sự và sẽ chạy nhiều hơn mà không cảm thấy bị nhàm chán. Hệ thống mô phỏng này cũng cho người chơi thi chạy với những người chơi online khác.
Các hạn chế trong việc game hóa ngành chăm sóc sức khỏe
Dù đang phát triển rất tích cực, nhưng việc game hóa ngành chăm sóc sức khỏe cũng không hề đơn giản khi đây là một ngành tương đối phức tạp. Thứ nhất là việc game hóa sẽ phù hợp nhiều hơn với thế hệ trung niên và thế hệ trẻ khi đây là những người được tiếp xúc nhiều với công nghệ hơn. Những người già cũng cần chăm sóc sức khỏe sẽ không dễ dàng để tiếp cận với những công nghệ mới này.
Thứ hai là việc game hóa sẽ chỉ phù hợp với việc chăm sóc sức khỏe ở mức cơ bản, chứ với những người có những tình trạng sức khỏe đặc biệt. Bởi vậy nên để cho việc game hóa thành công thì còn rất nhiều thứ mà ngành công nghệ này còn cần phải cố gắng phát triển để tạo ra một thế giới lành mạnh hơn.