[Đánh giá] Razer Lancehead TE: đối xứng và đằm tay, cảm biến xịn, phần mềm chưa hoàn chỉnh, giá cao

[Đánh giá] Razer Lancehead TE: đối xứng và đằm tay, cảm biến xịn, phần mềm chưa hoàn chỉnh, giá cao


Razer Lancehead Tournament Edition (Lanchead TE) có thiết kế mới mẻ, thể hiện sự trở lại của đội 3 đầu rắn xanh với form đối xứng (ambidextrous) và sử dụng cảm biến tương tự DeathAdder Elite. Như tên gọi Tournament Edition, Razer định hướng Lanchead TE là một mẫu chuột dành cho game thủ chuyên nghiệp hay hardcore. Vậy nó có thể đáp ứng được yếu tố này? Dưới đây là những trải nghiệm của mình với Lanchead TE và hy vọng anh em sẽ có cái nhìn chi tiết hơn trước khi quyết định trút hầu bao.
Thiết kế và tính năng:


Thiết kế là yếu tố đầu tiên khiến chúng ta quan tâm đến một mẫu chuột. Lanchead TE mang thiết kế đối xứng, khá nhỏ gọn và phù hợp với tay trái lẫn tay phải. Mặc dù có hình dáng mới mẻ nhưng Lanchead TE vẫn sở hữu những nét đặc trưng của Razer (ngoài logo ra nhé

) đó là đầu chuột, ngay dưới 2 phím chuột trái phải là 2 hốc lớn, khá hầm hố với các cánh gió tương tự như hốc gió trên xe thể thao. Razer vẫn dùng kiểu thiết kế hốc hác này trên nhiều mẫu chuột của mình, DA Elite hay Naga, thậm chí Orochi bé xíu cũng có.


Thiết kế thân chuột thuôn dài nhưng độ dài cũng chỉ 117 mm. So với một số mẫu chuột form đối xứng mà mình đang dùng như Zowie ZA11, Ozone Neon 3K, Logitech G Pro thì kích thước của Lancehead TE chỉ xêm xêm với G Pro, ngắn hơn đáng kể so với Zowie ZA11 (128 mm) và Neon 3K (125 mm). Độ cao của Lancehead TE là 38 mm, ngang với Logitech G Pro và vẫn thấp hơn 2 mm so với Zowie ZA11. Thân chuột rộng 71 mm, mập mạp nhất trong số 3 mẫu chuột còn lại mình đem ra so sánh. Và điều đáng lưu ý là trọng lượng của Lancehead TE là 107 g, anh em mới cầm sẽ cảm thấy chuột rất đằm tay.


Lancehead TE mặc dù có thân rộng nhưng eo thắt, 2 bên có 2 dải cao su khá dày với các rãnh sâu giúp tăng độ bám, chất liệu cao su không quá cứng, dễ đọng mồ hôi và bám bụi vào các rãnh. Phần eo này cũng có thiết kế rất công thái học nên khi đặt tay lên chuột, các ngón tay sẽ tự động được đưa vào vị trí để tì và kiểm soát chuột dễ dàng, tăng độ chính xác với thao tác.


Sau một thời gian sử dụng mình nhận thấy kiểu cầm claw grip là kiểu cầm phù hợp nhất đối với Lancehead TE bởi chiều dài, độ cao lưng và trọng lượng. Tay mình khá to nên khi cầm palm grip thì chuột không đủ dài và lưng cũng không cao để có thể ôm trọn vào lòng bàn tay. Cầm kiểu finger tip cũng được nhưng mình ít khi cầm kiểu này.


Trở lại với các phím bấm, 2 phím chuột chính của Lancehead TE nằm chung trên một khối nhựa dẻo tương tự như thiết kế của hầu hết các mẫu chuột Razer. Bề mặt này được làm kiểu sần mịn mang lại cảm giác cao cấp, tăng độ bám nhưng không phải như lớp phủ cao su trên nhiều mẫu chuột khác. Vì vậy qua thời gian sử dụng thì bề mặt không bám nhiều mồ hôi, dễ lau chùi, không bị bong qua thời gian sử dụng.
2 phím chuột được đặt rất sát với switch bên dưới nhằm hạn chế tối đa hành trình trước (pretravel), tăng độ chính xác và cảm giác nhấn. Với những mẫu chuột chơi game ngày nay thì triết lý thiết kế này đã được áp dụng phổ biến nên không có gì lạ lẫm. Switch cho 2 phím chuột chính như thường lệ là loại switch do Razer hợp tác cùng Omron phát triển với độ bền quảng cáo là 50 triệu lần nhấn và tốc độ phản hồi cao. Cảm giác nhấn ở 2 phím chuột chính là nhẹ và đanh, độ nẩy cao mang lại cảm giác tự tin với mỗi cú nhấp. Lực nhấn nhẹ rất phù hợp để anh em chơi nhiều loại game, ngoài FPS thì những game cần spam chuột nhiều như MOBA cũng rất hợp lý bởi nó ít gây mỏi sau thời gian chơi game dài. Tiếng click tạo ra không quá lớn nên anh em có thể thoải mái sử dụng mà không làm phiền những người xung quanh.
Mặc dù cảm giác nhấn rất tốt nhưng có một nhược điểm đó là lớp nhựa này quá mềm dẫn đến tình trạng flex phím. Khi cầm claw grip thì 2 đầu ngón tay sẽ nằm lùi về sau thay vì nằm ngay trên switch. Do đó khi nhấn giữ phím chuột và dùng lực nhiều hơn bình thường một chút thì phần vòm cong tiếp giáp với 2 phím điều chỉnh DPI sẽ bị lõm xuống và kéo chệch phím chuột sang 1 bên. Phím chuột phải bị chệch nhiều hơn chuột trái và đây là một điểm trừ về thiết kế không đáng có trên một mẫu chuột cao cấp như Lancehead TE. Giải pháp cho vấn đề này là đặt đầu ngón tay xuôi về phía trước nhiều hơn, tránh vùng điểm chết này.


Các phím chức năng còn lại gồm có 2 cụp phím tùy chỉnh đặt đối xứng tại vị trí nghỉ của ngón cái và áp út. Phím khá nhỏ nhưng dễ bấm nhờ thiết kế nhô hẳn ra ngoài và tách bạch. Mình thường dùng mặt trong của ngón áp út để nhấn 2 phím chức năng bên phải và không nhiều mẫu chuột khiến mình hài lòng về cảm giác nhất 2 nút này như Lancehead TE. Các phím phụ đều có thể tùy biến chức năng được qua phần mềm Synapse. Ngoài ra Lancehead TE cũng có 2 phím điều chỉnh nhanh DPI, vị trí dễ thao tác.


Con lăn trên Lancehead TE cuộn theo từng nấc, ma sát trung bình và có lớp cao su bao ngoài để tăng độ bám. Switch chuột giữa có độ nẩy cao, cảm giác nhấn rất tốt và hoàn thiện chắc chắn.


Lancehead TE có dây kết nối bện dây dù và dây mỏng, mềm hơn nhiều so với nhiều mẫu chuột khác trong cùng phân khúc. Cũng nhờ thiết kế dây này mà trải nghiệm sử dụng Lancehead TE được tăng cường bởi nó giảm đi sự vướn víu, tạo nên sự linh hoạt, cảm giác và khả năng điều khiển chuột. Tuy nhiên, dây dù cũng có nhược điểm là dễ xơ, cần bảo quản tốt.
Về cảm biến thì Lancehead TE được trang bị cảm biến Razer 5G Optical, cùng loại với DeathAdder Elite với DPI tối đa 16.000, 450 IPS, hỗ trợ gia tốc max 50 G và polling rate 1000 Hz. Razer 5G Optical kỳ thực là tên gọi mà Razer đặt cho mắt đọc PixArt PWM3389 - một biến thể của mắt quang PWM3360 được đánh giá là tốt nhất hiện nay của PixArt. Các biến thể khác của PWM3360 như PWM3366 trên chuột Logitech (G Pro, G403, G502, G900 …) hay PWM3361 trên chuột Roccat (Kone Pure, Leadr …).


Đáy chuột có hệ thống feet gồm 2 feet phía trước, 1 feet lớn phía sau và 1 feed bao quanh cảm biến. Feet được làm bằng chất liệu teflon nhằm giảm ma sát tối đa. Ngoài ra tại đáy máy còn có một cái đèn nhỏ và một nút để chỉnh nhanh profile. Lancehead TE cũng là mẫu chuột đầu tiên của Razer tích hợp bộ nhớ để lưu profile ngay trên chuột thay vì lưu và sync qua phần mềm Synapse. Tuy nhiên, tính năng này chỉ có trên phiên bản Synapse Pro hay Synapse 3.0 sắp ra mắt, hiện tại với Synapse 2.0 thì bạn vẫn dùng Lancehead TE như những mẫu chuột khác của Razer và tạm thời chưa thể lưu profile vào bộ nhớ trên chuột.
Hệ thống đèn trên Lancehead TE cũng rất hoành tráng với 2 dải đèn nằm tại 2 bên chuột, kéo dài từ phím chuột chính ra sau và nằm ngay giữa các phím phụ và phần grip bằng cao su. Đèn còn có ở con lăn và logo Razer. Như thường lệ đây là đèn RGB công nghệ Chroma, cho phép tùy biến 16,8 triệu màu và nhiều hiệu ứng khác nhau với phần mềm Synapse.
Trải nghiệm sử dụng:
Mình thử nghiệm với các mức DPI quen thuộc như 800/1600/3200 và thiết lập DPI cao nhất 16.000 trên một tấm mousepad bề mặt speed là Logitech G240. Thiết lập polling rate tối đa 1000 Hz, gia tốc chuyển về 0, tốc độ trỏ chuột là 1 (mức 6 trong thiết lập Pointer Speed của Mouse Settings trong Control Panel), lift-off 1 CD mặc định.
Thử nghiệm bằng phần mềm, cách test theo các mục như sau với từng mức DPI, mình chọn 3 mức lần lượt là 800, 1600, 3200 và 16000. Cần lưu ý là IPS tối đa của Lancehead TE là 450 inch/s, tức là nếu bạn lia quá nhanh, tốc độ trên 1,143 cm/s thì chuột sẽ không thể tracking kịp.
Resolution: nhấn giữ chuột phải và di chuyển 10 cm theo một đường thẳng để kiểm chứng DPI/CPI
Speed: lia nhanh chuột theo các hướng để đo vận tốc chuột và polling rate để kiểm tra polling rate theo từng mức DPI
Precision: nhấn giữ chuột phải và lia chuột theo các phía, tốc độ đều sao cho hành trình di chuyển của chuột đạt trên 2 mét để đo khả năng duy trì độ chính xác của chuyển động lặp lại (tô, vẽ, ....)


800 DPI


1600 DPI


3200 DPI


16000 DPI
Kiểm tra CPI/DPI, mình cho chuột trượt ngang theo một cây thước có độ dài đúng 10 cm, chuyển động tịnh tiến và cả 4 mức DPI đều cho kết quả chính xác.
Về polling rate, mình thiết lập mặc định là 1000 Hz và anh em có thể thấy ở các mức tốc độ lia chuột trên 1 m/s (tối đa của Lancehead TE là 1,143 m/s) thì polling rate luôn trên 900 Hz. Vậy con số này nói lên điều gì? 1000 Hz polling rate có nghĩa chuột sẽ thông báo cho máy tính vị trí của nó 1000 lần mỗi giây hay mỗi 1 mili giây (ms) cập nhật vị trí 1 lần nên polling rate cũng thường được ghi dạng độ trễ tính bằng ms, 1000 Hz hay 1 ms đều chứng tỏ điều này. Với Lancehead TE, polling rate trung bình là 963 Hz (dựa trên kết quả đo được), rất gần với con số lý thuyết là 1000 Hz. Theo kinh nghiệm của mình thì anh em sẽ không cần đến 1000 Hz đâu bởi polling rate càng cao càng khiến CPU phải xử lý nhiều hơn, tốn nhiều tài nguyên hệ thống không cần thiết bởi khi bạn không đụng đến con chuột thì nó vẫn cứ thông báo 1000 lần mỗi giây về vị trí của nó. Vì vậy đối với hầu hết các tình huống, chơi game FPS đi nữa thì 500 Hz (2 ms) đã đủ, bạn khó có thể nhận ra sự khác biệt giữa 500 Hz và 1000 Hz. Nhiều game thủ FPS khuyên rằng nên chỉnh 500 Hz polling rate để chuyển động chuột chính xác hơn.
Về khả năng duy trì độ chính xác của chuyển động theo một quãng đường di chuột trên 2 m, Lanchead TE luôn đạt tỉ lệ gần như tuyệt đối.


Tiếp tục thử nghiệm với phần mềm Paint thần thánh để kiểm tra hiện tượng jitter, với 4 mức DPI 800/1600/3200/16000 thì 3 mức DPI đầu mình vẫn có thể kiểm soát tốt khi thực hiện các nét kẽ ngang, dọc, thậm chí là vẽ trôn ốc cũng khá dễ dàng, đến DPI 16000 thì méo mó lắm rồi

. Ở tất cả các mức DPI thì Lancehead TE đều không bị nhảy lung tung (jitter), không có hiện tượng đoán trước đường đi của trỏ chuột (prediction) hay tự động bắt góc (angle snapping).


https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2017/07/4092606_1600.png
https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2017/07/4092607_3200.png
Một thử nghiệm nữa về khả năng tracking của Lancehead TE bằng phần mềm với 3 mức DPI 800/1600/3200, thao tác là nhấn giữ chuột phải và lia qua trái rồi phải liên tục ở tốc độ cao. Với đường cong hình sin cùng với các điểm CPI, có thể thấy khả năng tracking của mắt đọc PWM3389 trên Lancehead TE rất tốt. Nếu tracking có vấn đề thì biểu đồ sẽ không đều như thế này và các điểm CPI sẽ nằm xa so với đường cong. Hoàn hảo nhất là các điểm CPI bám sát với đường cong, ngay dưới hoặc trên, tại các đỉnh và đáy hình sin, một số điểm CPI rơi ra ngoài và điều này cũng dễ hiểu bởi 2 điểm đỉnh và đáy là vị trí dừng và đảo chiều của chuột khi mình thực hiện thao tác lia sang trái phải liên tục. Nếu điểm CPI rơi quá xa so với đường sin thì khả năng tracking của mắt đọc không mượt, nếu rơi lung tung thì tracking có vấn đề. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lia chuột ở tốc độ cao chính xác đến mục tiêu.


https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2017/07/4092610_GP_1600.png
https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2017/07/4092608_GP_3200.png
Còn đây là thử nghiệm tương tự của mình với Logitech G403 và mousepad Ozone Ground Level. Các thiết lập tương tự và anh em có thể thấy sự khác biệt giữa 2 biến thể PWM3389 (Razer) và PWM3366 (Logitech) là không nhiều. Nếu anh em thắc mắc tại sao biểu đồ hình sin của Razer nhiều lần lên xuống hơn thì đơn giản là mình lia qua lia lại nhiều lần hơn thôi, lia bao nhiêu lần sẽ có bấy nhiêu đỉnh và đáy

.
Thử nghiệm với nhiều thể loại game khác nhau và rất hài lòng về hiệu năng của mắt đọc PWM3389 hay 5G Optical Sensor của Lancehead TE. Mình nghĩ rằng Lancehead TE với cỡ chuột trung bình cùng với mắt đọc quang cao cấp rất phù hợp với anh em chơi FPS, TPS với những tựa game khác như MOBA, MMORPG cũng không thành vấn đề.
Kết luận:


Sau rất nhiều bài test và nhiều loại game, con Lancehead TE của mình vẫn còn sống khỏe. Razer là một thương hiệu lớn nhưng cũng còn đó nhiều hoài nghi về chất lượng. Lần này thì mình nhận thấy Razer đã đầu tư rất tốt cho Lancehead TE trong nỗ lực trở lại với thị trường chuột chơi game cỡ trung, thiết kế đối xứng (ambidextrous). Lancehead TE mang lại tất cả những gì một game thủ hardcore cần nhưng hiện tại vẫn còn một vài hạn chế khiến mẫu chuột này chưa hoàn hảo. Như mình đã nói, nhựa phím chuột chính mềm, gây flex tại một số vị trí nhấn nhất định, dĩ nhiên chúng ta có thể chủ động chuyển vị trí ngón tay nhưng Razer cần phải cải tiến điểm này để Lancehead TE mang lại trải nghiệm trọn vẹn hơn. Thêm nữa là phần mềm Synapse 3.0 vẫn chưa được phát hành nên chúng ta chưa thể khai thác được tính năng lưu profile trên chuột - một tính năng không mới mẻ gì với các hãng sản xuất khác nhưng đây là lần đầu của Razer sau nhiều năm bảo thủ hay tự tin với tính năng đồng bộ đám mây của phần mềm Synapse. Thiếu tính năng này, Lancehead TE vẫn chưa thể đáp ứng yếu tố thi đấu (Tournament) như tên gọi của nó.
Ở tầm giá 2 triệu, Lancehead TE đắt hơn các đổi thủ trong phân khúc chuột chơi game đối xứng vài trăm, chẳng hạn như Logitech G Pro có giá khoảng 1,8 triệu. Cảm biến PWM3366 của G Pro cũng đạt hiệu năng tương tự PWM3389 của Lancehead TE, vì vậy yếu tố thiết kế và thương hiệu sẽ quyết định đến sự lựa chọn của anh em nhiều hơn. Riêng những ai thích Razer, nếu cần sự chính xác của cảm biến PWM3389 thì DeadAdder Elite là một sự lựa chọn rẻ hơn. Anh em nghĩ sao? Dưới đây là những điều mình thích và không thích khi sử dụng Lancehead TE.
Điểm mình thích:
Thiết kế đẹp. kích thước trung bình dễ cầm, trọng lượng cân đối tăng sự linh hoạt và khả năng kiểm soát;
Hệ thống đèn Chroma bắt mắt;
Dây bện vải dù chắc chắn, mảnh và mềm;
Phím chuột chính độ nẩy cao, nhẹ và ít mỏi khi dùng lâu;
Con lăn cho cảm giác cuộn rất dứt khoát, cảm giác nhấn chuột giữa rất tốt;
Các phím phụ bố trí hợp lý, dễ bấm, có phím chuyển nhanh profile;
Mắt đọc PWM3389 có độ chính xác cao, tracking gần như hoàn hảo, tốc độ polling rate ổn định.
Điểm mình chưa thích:
Chất liệu nhựa làm 2 phím chuột chính mềm gây flex phím nếu nhấn mạnh tại một số vị trí nhất định;
Có tính năng lưu profile trên chuột nhưng phần mềm vẫn chưa hoàn thiện để hỗ trợ;
Giá cao

TIN LIÊN QUAN

Razer giới thiệu chuột Basilisk cho thể loại game FPS, giá 70 USD

Basilisk là mẫu chuột chuyên game vừa được Razer giới thiệu tại IFA 2017. Đây cũng là sản phẩm thiết kế cho cộng đồng game thủ FPS với khả năng tùy biến và độ chính xác cao, đảm bảo chuyển động chuột tương ứng với vị trí trỏ chuột trên màn hình.

Razer Basilisk - chuột chơi game đa năng với cần chuyển DPI, nút cuộn đa nấc, giá 1,7 triệu

Không giống Death Adder hay Naga, vẻ ngoài của nó không bắt mắt, hơi thô và ít gây ấn tượng hơn. Basilisk vẫn sở hữu những gì đặc trưng của Razer với logo 3 đầu rắn trên lưng chuột với đèn Chroma và cách hoàn thiện cũng có phần giống với DA Elite

Razer ra mắt chuột chơi game Naga X: 18000 DPI, 12 nút bấm ở cạnh bên, giá 1.8 triệu đồng

Hôm nay (24/1), Razer vừa ra mắt một mẫu chuột chơi game mới có tên gọi là Naga X, nhắm tới đối tượng game thủ MMORPG. Razer Naga X sở hữu thiết kế khá đẹp mắt, được trang bị 12 nút bấm khác ở nhau ở cạnh trái. Ngoài việc phục vụ nhu cầu của

Đánh giá chuột DeathAdder Elite và bàn phím cơ BlackWidow Chroma V2

Được thiết kế và sản xuất với nhà cung cấp nút click chuột hàng đầu thế giới: Omron, các thiết bị chuyển mạch mới được tối ưu hóa và tinh chỉnh để có thời gian phản hồi nhanh nhất cho trò chơi và tăng độ bền lên đến 50 triệu lần nhấp chuột.

Top 5 chuột chơi game tốt lại bền cho game thủ - Phần 2

Dưới đây là danh sách những chuột chơi game được đánh giá là 'xịn' nhất trong lịch sử 'gaming gear' từ trước tới nay - Phần 2

Razer Phone 2 sẽ ra mắt vào ngày 10/10

Vào hôm qua (14/9), mẫu smartphone chuyên dụng cho game thủ Razer Phone 2 đã lộ ảnh render sắc nét. Còn hôm nay, Razer đã chính thức xác nhân sự...

Razer ra mắt bộ kit đồng bộ đèn Chroma với dây LED, giá 80 USD

Razer đã vừa ra mắt một thiết bị cho phép bạn khai thác tính năng đồng bộ đèn RGB Chroma với các dây LED, từ đó tạo ra trải nghiệm đèn màu đồng nhất hơn giữa phần cứng của Razer và máy tính cũng như không gian chơi game.

Razer Phone phiên bản Tết Mậu Tuất chính thức ra mắt

Chó là loài vật biểu tượng của năm 2018 tại các nước Châu Á và Razer đã nhanh chóng chào mừng ngày lễ tết nguyên đán này bằng việc ra mắt một phiên bản vô cùng đặc biệt của chiếc Razer Phone. Vỏ hộp của máy với tông màu chủ đạo là vàng đồng và đỏ.

THỦ THUẬT HAY

Tổng hợp bài văn khấn đêm giao thừa chuẩn nhất 2023

Trong tết cổ truyền Việt Nam, bài văn khấn luôn là điều linh thiêng, giúp gia chủ gửi gắm những lời thành tâm, mong cầu cho một năm mới an khang thịnh vượng. Trangcongnghe.vn đã tổng hợp tất cả các bài văn khấn đêm

Bí quyết trả lời 15 câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất

Không có công thức chung cho tất cả các câu trả lời nhưng ý định của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi thường có thể đoán trước.

11 ứng dụng đang được miễn phí và giảm giá dành cho Android

Mời các bạn cùng xem và nhanh tay tải về một số ứng dụng, trò chơi đang đang được miễn phí hoặc giảm giá từ cửa hàng Google Play.

Cách sửa lỗi Pinterest không hoạt động trên iPhone, iPad

Thời gian gần đây khá nhiều người dùng phản ánh lại rằng trong quá trình sử dụng Pinterest bị lỗi “đóng băng” tạm thời, không hoạt động (Pinterest Not Working Issue). Bài viết này chúng tôi sẽ đề cập một số cách sửa

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá camera Google Pixel: tuyệt vời HDR+

Với thuật toán từ HDR+, Google Pixel đã vươn mình trở thành một trong những camera phone có khả năng chụp ảnh tốt nhất thế giới hiện nay

Đánh giá Nvidia GeForce RTX 2080: Hiệu năng tuyệt vời nhưng giá thành đắt đỏ

Giá của RTX 2080 được Nvidia đưa ra là $799 cao hơn khá nhiều so với GTX 1080 khi ra mắt là $549. Tuy nhiên đây là giá của phiên bản Founders (phiên bản cao cấp của GPU của Nvidia). Bạn sẽ tìm thấy các phiên bản khác