Nhà thờ Tin lành phúc Âm 2, Bình Thuận, nơi thường xuyên tổ chức các buổi truyền giảng trực tuyến. (Ảnh: P.V)
Các phương tiện truyền thông dân gian
Tại Thái Lan, sinh viên Đại học Chiang Mai đã tạo ra các bài trình diễn Múa Thái về 'Đứa con gái hoang đàng' (phỏng theo câu chuyện ngụ ngôn về đứa con hoang đàng của Chúa Giê-su) trong Kinh thánh. Đây là một phương tiện hữu hiệu để giao tiếp với các sinh viên đã được nuôi dưỡng trong nền văn hóa và nghệ thuật truyền thống của Thái Lan.
Các điệu múa Thái Lan mang lại những cảm xúc có tính biểu tượng, kịch tính và thông điệp mà những lời giảng truyền miệng không thể có. Tác phẩm này cũng mang lại cho người xem trực tiếp những cảm nhận về âm nhạc, vũ điệu và kịch tính mà các phương tiện điện tử không thể làm được.
Ở Indonesia, các nghệ sĩ Cơ đốc trình bày các vở kịch bóng để truyền đạt phúc âm. Các nhân vật được làm bằng da bò rất độc đáo, sống động. Họ cũng vẽ lên những tấm thảm để kể những câu chuyện và chủ đề trong Kinh thánh ở dạng phi tuyến tính. Các thông điệp giáo lý của họ được kể ra bằng các câu chuyện như những cuộc hành trình với nhiều thời gian và không gian trên cùng một bức tranh.
Một vở kịch bóng có thể được giới thiệu về một nội dung đơn thuần hoặc kết hợp với việc gửi gắm các thông điệp giáo lý. Việc truyền thông giáo lý theo phong cách dân gian này rất linh hoạt và có thể được quảng bá rộng rãi ở nhiều tầng lớp nhân dân. Các chương trình này tỏ ra có hiệu quả với người châu Á ở nông thôn không có điều kiện sử dụng công nghệ.
Ở Hồng Kông, các nhà thờ Thiên chúa giáo công chiếu các vở opera Quảng Đông truyền thống để tiếp cận phúc âm. Họ sửa đổi lời bài hát và cốt truyện truyền thống cho các mục đích truyền giáo. Nhiều người lớn tuổi phản ứng khá tích cực với kiểu truyền thông này. Âm nhạc, lời bài hát, diễn xuất và hình thức tự sự của tác phẩm ưu thế cuốn hút người xem của hình thức này.
Các công nghệ truyền thông đương đại
Tại các thành phố của Ấn Độ, các tín đồ của Cơ đốc giáo đã đẩy mạnh việc sản xuất các bộ phim có nội dung truyền giáo hướng đến đến các đối tượng người thành thị trẻ tuổi. Những bộ phim này khám phá các vấn đề trong cuộc sống, đạo đức làm việc, thiết lập mục tiêu và hành trình tâm linh con người. Hầu hết các bộ phim đều có phần thảo luận nhóm để tạo điều kiện cho các tín đồ giao tiếp lẫn nhau. Những bộ phim này được xuất bản đa kênh nhằm tiếp cận được nhiều đối tượng khác nhau.
Ở Hồng Kông, một nhóm Cơ đốc giáo có tên Media Evangelism đã giới thiệu một bộ phim truyền giáo về các anh hùng COVID-19. Thông điệp của bộ phim nói về việc hầu hết các chuyên gia y tế là tín đồ Cơ đốc giáo đã hy sinh mạng sống của họ cho bệnh nhân.
Ở châu Á, các tín đồ Cơ đốc giáo đang tích cực giới thiệu các dịch vụ phát thanh, truyền hình, phim, sách, tạp chí và website để truyền đạt giáo lý và gắn kết, mở rộng tín đồ. Thị trường tôn giáo kỹ thuật số cũng phát triển mạnh mẽ dưới các hình thức khác nhau. Đối tượng hướng tới là những người trẻ hiểu biết về công nghệ. Các sản phẩm truyền thông mang câu chuyện có tính thời sự hơn trên nhiều góc nhìn. Tập trung vào các vấn đề của cuộc sống và các giá trị của tổ chức tôn giáo đối với xã hội.
Sách, tạp chí điện tử cũng được tận dụng triệt để để xuất bản các nội dung truyền thông về giáo lý. Nhà xuất bản Breakthrough cũng xuất bản hơn 30 đầu sách mới có nội dung truyền giáo mỗi năm. Các sách này được phát hành tại các nhà sách, siêu thị và cửa hàng tiện lợi.
Tien Dao Communication - một nhóm truyền thông Cơ đốc giáo đã sử dụng phương tiện báo chí điện tử để giới thiệu những tín đồ Cơ đốc thành đạt. Những chương trình, bài viết này nhấn mạnh niềm tin, câu chuyện cuộc đời, ý thức về mục đích và niềm tin của tín đồ Cơ đốc. Đây là hình thức truyền đạo tập trung vào đời sống của những người theo đạo Thiên Chúa, những người có địa vị quan trọng trong xã hội.
Truyền thông tôn giáo và những lợi ích từ việc ứng dụng công nghệ, nỗ lực của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam
Truyền thông tôn giáo với những ứng dụng công nghệ hiện đại trở thành nét văn hóa của thực hành tôn giáo. Với những bước tiến trong sự phát triển của công nghệ, người ta cảm nhận được cách thức mà công nghệ truyền thông đang ảnh hưởng đến cách mọi người thực hành tôn giáo.
Vì vậy, ngay cả khi những hình thức truyền thông dân gian của các tổ chức tôn giáo đã tồn tại hàng nghìn năm thì công nghệ truyền thông kỹ thuật số đã trở nên là một nền tảng quan trọng mở rộng và thay đổi thực hành tôn giáo đối với nhiều người.
Năm đầu tiên của đại dịch COVID-19, chương trình Alpha của Giáo hội công giáo Việt Nam được thiết kế để giúp các tín đồ Cơ đốc được học giáo lý. Alpha là một chương trình tương tác, giúp người tham gia khám phá những căn bản của niềm tin Cơ đốc thông qua những cuộc trò chuyện cởi mở, chân thật về đức tin, cuộc sống và về Chúa. Các khóa Alpha thực hiện online và Hội thánh có thể sử dụng Alpha để vươn đến những người đang tìm kiếm đức tin trên không gian trực tuyến.
Từ truyền thống đến hiện đại là một sự kế thừa. Vì cùng một nội dung giáo lý, các tổ chức tôn giáo đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ phù hợp với đời sống con người đương đại để đưa các thông điệp giáo lý vào gần gũi và tiện ích hơn với các tín đồ.
Ở Việt Nam, các tổ chức tôn giáo cũng đã rất tích cực sử dụng các phương tiện truyền thông dân gian truyền thống cũng như các phương tiện truyền thông đương đại để truyền giảng giáo lý. Quan điểm của các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam cũng nêu cao tinh thần truyền giáo không chỉ là truyền tải thông tin. Nó cũng là một hình thức xây dựng mối quan hệ. Mang thông điệp và sự sẻ chia đến với nhiều người, đồng thời giải quyết các mối quan tâm xã hội.
Phương tiện truyền thông ứng dụng công nghệ thể hiện tính ưu việt trong tình hình dịch bệnh. Đó là lý do các tổ chức, cơ sở tôn giáo ở Việt Nam sử dụng để truyền đạo nên nền tảng trực tuyến; đồng thời xây dựng các chương trình giáo lý, sáng tạo các phương pháp truyền tải để giáo lý đến được với nhiều người hơn.