"Qua hơn 1 năm, những hạn chế của học trực tuyến vẫn chậm khắc phục"

Học trực tuyến được cho là giải pháp hữu hiệu trong mùa dịch khi học sinh không thể đến trường, nhưng dù đã bước sang năm thứ 2 áp dụng phương thức học này, nhiều phụ huynh học sinh vẫn phàn nàn, lo lắng vì hiệu quả chưa được như mong đợi. PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã có trao đổi với VOV.VN về vấn đề học trực tuyến hiện nay.

PV: Do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố đang triển khai dạy trực tuyến cho học sinh các cấp, theo bà điều này có phù hợp?

PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em được hấp dẫn bởi hình thức học trực tuyến khi các em được tương tác với công nghệ, đa phương tiện trong một điều kiện nhất định và thời gian phù hợp, qua đó các em đã trải nghiệm, đã đạt được những kết quả nhất định về kiến thức, kĩ năng…

"Qua hơn 1 năm, những hạn chế của học trực tuyến vẫn chậm khắc phục"

PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. (Ảnh: KT)

Mặc dù dịch bệnh, nhưng các em vẫn không ngừng lớn lên, không ngừng có nhu cầu khám phá. Các em rất cần được học theo nghĩa “thu hút các em vào hoạt động hấp dẫn, có định hướng giáo dục”. Dù chúng ta chưa có sự chuẩn bị tốt nhất, đầy đủ cho việc dạy học trực tuyến, thì trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta vẫn cần nỗ lực để giúp các em có thể duy trì việc học tập, phần nào đáp ứng nhu cầu của các em bằng cách điều chỉnh nội dung, phương pháp, các yêu cầu cần đạt, biết ưu tiên để thực hiện trước những hoạt động phù hợp với học trực tuyến,… như vậy, dù chưa hoàn hảo, nhưng chắc chắn đó là giải pháp phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay.

Không bê nguyên bài giảng trực tiếp sang dạy trực tuyến

PV: Khi chuyển từ dạy trực tiếp sang dạy trực tuyến, phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên cần thay đổi ra sao để tăng tính tương tác, hiệu quả của tiết học, thưa bà?

PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Ở Việt Nam, ứng dụng công nghệ trong dạy học nói chung và dạy học trực tuyến nói riêng được khuyến khích, ngành giáo dục và đào tạo đã có khoảng 20 năm thực hiện xây dựng bài giảng E-learning, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học ở mọi cấp học.

Việc dạy học trực tuyến đã hiện thực hóa rộng rãi ước mơ “học từ xa”, “ngừng đến trường nhưng không dừng học”. Thực tế, với sức mạnh của công nghệ, chúng ta nên nghĩ đến việc dạy học trực tuyến sẽ giúp thực hiện những ý tưởng sư phạm mà bình thường chúng ta khó làm được. Đó là, học cá nhân hóa, người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, học với chương trình phù hợp năng lực, sở thích cá nhân.

Dạy học sáng tạo với sự hỗ trợ của “người thầy công nghệ”, rõ ràng các phần mềm đã thể hiện ngày càng tốt các ý tưởng sư phạm trong tạo ra cơ hội tương tác, thể hiện phong cách học tập, sản phẩm học tập và các nhóm học tập, … với sự hỗ trợ của đa phương tiện. Giáo dục kết nối, đa văn hóa khi lớp học toàn cầu có thể kết nối người học khắp nơi, kết nối nguồn tri thức khổng lồ… Chỉ bấy nhiêu lợi ích của công nghệ, của dạy học trực tuyến có thể có, chúng ta khẳng định rằng, dạy học trực tuyến không phải là giải pháp tình thế, mà là giải pháp dạy học cần được thực hiện trong thời đại ngày nay.

Hiện tại, trong khi chờ đợi sự đầu tư đồng bộ, hệ thống thì chúng ta cần tập trung vào tăng cường năng lực công nghệ cho người giáo viên, cụ thể đó là chuyển đổi bài dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Nghĩa là, người giáo viên cần tìm, lựa chọn công nghệ phù hợp để hiện thực hóa ý tưởng sư phạm của mình trong dạy học trực tuyến. Người giáo viên phải dành thời gian học sử dụng, luyện tập thành thạo…

Giáo viên cũng cần lưu ý không bê nguyên các yêu cầu, nội dung của bài dạy trực tiếp sang bài dạy trực tuyến. Khi dạy trực tuyến, cần khai thác các công cụ, phần mềm và kinh nghiệm học tập của học sinh. Các em giỏi công nghệ, dễ sử dụng công nghệ vào việc học hơn chúng ta tưởng. Giáo viên nên giao các bài tập, các hoạt động được “công nghệ hóa”, trước và sau bài học để các em học theo công việc, làm ra sản phẩm, và lưu ý rằng, tránh tình trạng “thuyết trình”, “yêu cầu suy nghĩ” trong một thời gian dài, khiến tiết học trở nên mệt mỏi, tẻ nhạt, không nên tổ chức các hoạt động đòi hỏi chú tâm, tư duy quá 10 phút khi dạy trực tuyến. Tức là, trong một tiết dạy, giáo viên nên tổ chức tối thiểu 3- 4 hoạt động để học sinh tương tác. Giáo viên cũng cần khai thác việc tự học của học sinh, để giao các nhiệm vụ trước và sau giờ học hiệu quả, tránh chỉ tập trung cho giờ học trên lớp. Giáo viên có thể tổ chức học theo nhóm, các nhiệm vụ dạy học để học sinh ứng dụng công nghệ, làm bài tập liên môn, … như thế các em sẽ hứng thú, tiết kiệm được thời gian học tập, tăng khả năng ứng dụng thực tiễn.

PV: Khi học trực tuyến, nhiều học sinh gặp khó khăn, gián đoạn về đường truyền, thiếu thiết bị học tập. Chỉ tính riêng tại TP.HCM, đã có hơn 77.000 em gặp khó khăn với phương thức học này, vậy cần giải pháp ra sao để việc học trực tuyến hiệu quả, mọi học sinh đều có cơ hội học tập như nhau?

PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Không riêng gì TP.HCM, khi triển khai dạy học trực tuyến, rất nhiều học sinh, sinh viên, giáo viên gặp khó khăn về đường truyền, thiết bị học tập. Trong tình thế hiện nay, chúng ta cần sẵn sàng tâm thế “khắc phục” và hỗ trợ để tạo cơ hội học tập cho những học sinh đang gặp khó khăn này vì rất khó để có thể đảm bảo việc học diễn ra bình thường cho các em.

Chúng ta có thể kết hợp dạy học trực tuyến với dạy học từ xa trên truyền hình, để các học sinh có thể xem lại bài giảng, nghe giảng mọi thời điểm. Ngoài ra, mỗi nhà trường có thể phân nhóm các giáo viên để hình thành khung thời khóa biểu đa dạng hơn (không theo thời khóa biểu bình thường, được bố trí theo lớp), giáo viên cũng nên khai thác và giao việc học theo các trước – sau giờ học, để học sinh có thể tự học, học có hướng dẫn với việc tra cứu tài liệu trên internet, sách vở có sẵn. Lưu ý rằng, việc giúp đỡ trong cộng đồng để các nhóm gia đình có thể hỗ trợ thiết bị dùng chung trong việc học cũng là một giải pháp.

Đừng coi học trực tuyến chỉ là tạm thời trong mùa dịch

PV: Từ câu chuyện về dạy học trực tuyến bà nghĩ sao về những thách thức trong chuyển đổi số của ngành giáo dục, để học trực tuyến thực sự hiệu quả, cần sự thay đổi đồng bộ ra sao, thưa bà?

PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Hiện nay, chúng ta đang gặp khó khăn chung về một số vấn đề, đó là thiếu nền tảng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ sinh thái để kết nối thông tuyến quản trị - dạy – học – đảm bảo chất lượng, chưa có tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở dữ liệu phục vụ dạy và học, chưa tích hợp giáo dục, đào tạo nhân lực, năng lực số và đảm bảo hòa nhập kĩ thuật số, chưa có sự thống nhất liên thông trong các bậc học, môn học…

Theo đánh giá của một số nghiên cứu được thực hiện sau các đợt giãn cách thứ nhất, thứ 2, thứ 3 bởi tác động của dịch Covid-19 thì việc dạy học trực tuyến mới đạt được yêu cầu ở mức độ thấp đó là duy trì việc học và tương tác giữa giáo viên và học sinh. Còn lại, có rất ít các nhà trường cả ở đại học và phổ thông có được hệ sinh thái học trực tuyến để người học, người dạy đạt được các cấp độ cao hơn, phát huy thực sự sức mạnh của công nghệ. Hơn nữa, trang thiết bị dành cho học tập trực tuyến cũng chưa đảm bảo, khi một bộ phận không nhỏ người dạy, người học còn thiếu máy tính, đường truyền đảm bảo.

Qua hơn một năm triển khai trên diện rộng, chúng ta vẫn đang chậm trong đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế này, đặc biệt là điều kiện học tập cho người học. Đây là khó khăn rất lớn, cần khắc phục với sự nỗ lực của mỗi gia đình, và cả hệ thống để có sự ưu tiên trong giáo dục.

Hiện tại, trong khi chờ đợi sự đầu tư đồng bộ, hệ thống thì cần tập trung vào tăng cường năng lực công nghệ cho người giáo viên, cụ thể đó là chuyển đổi bài dạy từ trực tiếp sang trực tuyến. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, mỗi nhà trường hoặc cụm trường có thể lựa chọn công nghệ, rồi tập huấn cho giáo viên, các giáo viên cùng tạo ra giáo án, để trở thành tài nguyên dùng chung, … Những hành động như vậy sẽ là giải pháp tạm thời, giúp vượt qua khó khăn của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Chúng ta cần nhận thức dạy học trực tuyến không phải giải pháp tình thế trong mùa dịch mà phải là phương thức dạy học bắt buộc, đồng hành với dạy học trực tiếp để phát triển năng lực người học trong thời đại ngày nay. Theo các đánh giá đã được thực hiện thì đây vừa là một cản trở, vừa là một động lực để tạo ra sự chuyển biến tích cực, nhanh chóng trong mỗi phạm vi khác nhau và rất cần được thúc đẩy ở mỗi người, mỗi nhà trường. Ngành giáo dục nói riêng và hệ thống chính trị nói chung cần có sự đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt để xây dựng hạ tầng, dữ liệu, nâng cao năng lực số cho đội ngũ, thay đổi mô thức quản trị để chuyển đổi số thực sự được diễn ra và trở thành nguồn lực quyết định sự tiến bộ về chất cho giáo dục Việt Nam.

PV: Xin cảm ơn bà!/.


vov.vn

TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng chỉ thị triển khai giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19.

Dạy và học trực tuyến: Nỗ lực tối đa để học sinh học tập thuận lợi nhất

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và có thể kéo dài, năm học 2021 - 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo GDĐT xác định sẽ chú trọng vào việc chuyển đổi trạng thái hoạt động, gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số CĐS trong quản lý giáo dục.

Các Giám đốc Sở đề xuất gì về dạy học trực tuyến với Bộ GD-ĐT?

Hầu hết các địa phương mong Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng một kho học liệu số, thống nhất trong việc sử dụng phần mềm dạy học và đưa ra yêu cầu, hướng dẫn về tiêu chí nội dung bài giảng để giáo viên có căn cứ thực hiện.

Dạy và học trực tuyến, hãy bớt kỳ vọng một chút, thêm cố gắng một chút

Trong bối cảnh giáo dục đang chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, học trực tuyến sẽ sớm trở thành một hình thức học chính thức.

Sẽ sớm có chương trình “Sóng và máy tính cho em”, hỗ trợ học tập trực tuyến

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ TTTT khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình Sóng và máy tính cho em để kịp thời hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến, thúc đẩy phát triển xã hội số.

VNPT triển khai nhiều ưu đãi, hỗ trợ để không học sinh nào "bị bỏ lại phía sau"

Cùng với cam kết hỗ trợ 37.000 máy tính cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo trong cả nước, Tập đoàn VNPT hiện đang đồng loạt triển khai các ưu đãi, miễn giảm cước phí dịch vụ cho các trường học, cơ sở giáo dục, phụ huynh, học sinh trong năm học

HOCMAI tặng miễn phí giải pháp toàn diện phục vụ giảng dạy trực tuyến

Ngày 13/9, hệ thống giáo dục Học Mãi HOCMAI trao tặng miễn phí giải pháp toàn diện ICAN Academy. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng Chương trình Sóng và máy tính cho em do Bộ TTTT phối hợp với Bộ GDĐT phát động.

VNPT hỗ trợ 37.000 máy tính bảng cho Chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Tập đoàn VNPT cam kết hỗ trợ 37.000 máy tính bảng cho Chương trình Sóng và máy tính cho em.

THỦ THUẬT HAY

Tạo, đổi tên và xóa các thư mục trên iPhone hoặc iPad

Thay vì sở hữu ngăn kéo ứng dụng, giúp quản lý ứng dụng như một số hệ điều hành khác, các ứng dụng trên iOS đều tập trung trên màn hình chính.

Mới sử dụng Linux nên dùng distro nào?

Không giống như Windows hay Mac, Linux có nhiều phiên bản với tên gọi khác nhau. Nếu là người mới tìm hiểu về hệ điều hành này, hẳn bạn sẽ bị lạc giữa vô vàn phiên bản và băn khoăn không biết nên bắt đầu sử dụng bản

Hướng dẫn cách đăng nhập Zalo trên trình duyệt website

Zalo hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành và tương thích với các trình duyệt web thông dụng trên máy tính, laptop hiện nay như: Google Chorme, Cốc Cốc, Firefox, IE, Microsoft Edge...

Ứng dụng, phần mềm giảm giá và miễn phí trong ngày 7/3

Hãy cùng chúng tôi điểm qua những phần mềm, ứng dụng đang được giảm giá và miễn phí trong ngày.

Tắt tính năng tự động phát Video trên Zalo dễ dàng

Tính năng này khá tiện lợi khi sử dụng Wifi, nhưng nếu ai đang dùng 3G trả theo dung lượng thì quả là 'cơn ác mộng' khi thanh toán hóa đơn cuối tháng.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh Samsung DeX Pad: Có sáng tạo, có thay đổi nhưng vẫn chưa đủ

Cùng với Galaxy S9/ S9+ Samsung cũng giới thiệu chiếc DeX thế hệ mới để kết nối điện thoại với màn hình lớn phục vụ công việc, lần này Samsung đã thay đổi hoàn toàn thiết kế của DeX cũ.

Đánh giá Dell XPS 13 Developer Edition: Core i7, Ram 16 GB đầy sức mạnh

Dell đã thực hiện một số tinh chỉnh ví dụ như: Webcam nay có hỗ trợ Windows Hello, một phiên bản màu trắng tuyết, tốc độ RAM được nâng từ 3.733 MHz lên 4.267 MHz, phần touchpad cho cảm giác nhấn êm hơn và tốc độ đọc

Hiệu năng và thời lượng pin HTC U11+: Liệu có được như thông số trên giấy?

HTC U11+ đang là chiếc điện thoại cao cấp nhất của HTC. Dù HTC hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh nhưng không thể phủ nhận HTC U11+ là một chiếc điện thoại rất chất lượng.