Thất thu nguồn thuế khổng lồ từ thương mại điện tử

Khi các hoạt động buôn bán trên môi trường ảo mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, thu thuế trở thành vấn đề nan giải của nhiều quốc gia.

Các nước đều lo “thất thu”

Kinh tế số phát triển nhanh chóng đã làm gia tăng mức độ phức tạp trong việc thu và quản lý thuế và dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng. Thu thuế thương mại điện tử (TMĐT) được nhận định là vấn đề nan giải trên toàn cầu, bởi hệ thống thuế hiện hành được xây dựng cho nền kinh tế truyền thống trong khi kinh tế số lại dựa trên các giao dịch trực tuyến.

Thị trường TMĐT toàn cầu đã tăng lên con số 26.000 tỷ USD vào năm 2020, theo thống kê của Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên hợp quốc UNCTAD. Sự gia tăng mạnh mẽ của TMĐT trong bối cảnh đại dịch đã đưa tỷ trọng bán lẻ trực tuyến trong tổng doanh thu bán lẻ từ 16% lên 19% vào năm 2020.

Doanh thu TMĐT tăng trưởng mỗi năm và thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống người dân. Hoạt động thương mại trên các nền tảng này hiện diện ngày càng nhiều hơn ở các quốc gia nhưng việc thu thuế luôn là vấn đề “đau đầu” đối với chính phủ nhiều nước.

Thất thu nguồn thuế khổng lồ từ thương mại điện tử

Doanh số bán lẻ thương mại điện tử trên toàn thế giới đạt hàng nghìn tỷ USD và tăng mạnh qua mỗi năm (Nguồn: Statista)

Các nền tảng TMĐT cho phép mua sắm, giao dịch xuyên biên giới ở nhiều khu vực pháp lý. Người bán không phải lúc nào cũng xác định được số thuế phải nộp tại nơi thậm chí, cố tình né tránh. Do đó, nhiều quốc gia, khu vực đang xem xét hoặc đã ban hành đạo luật yêu cầu các sàn giao dịch điện tử phải thực thi các nghĩa vụ thuế cũng như dựa vào các nền tảng trực tuyến này để thực hiện vai trò thu thuế.

Năm 2019, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã khuyến nghị các cơ quan thuế dựa vào nền tảng thương mại điện tử để ngăn chặn việc tránh, trốn thuế. OECD đã đưa ra một bộ quy tắc hài hòa về thuế giá trị gia tăng/thuế hàng hóa dịch vụ (VAT/GST) trong nền kinh tế kỹ thuật số. Bộ quy tắc đã được áp dụng tại một số quốc gia, được cho là sẽ giúp loại bỏ tình trạng đánh thuế hai lần hoặc không đánh thuế.

Các nước đều đang tìm cách thu thuế hiệu quả hơn từ các tập đoàn công nghệ hay các hoạt động trên nền tảng trực tuyến.

Kể từ năm 2016, Anh đã thực thi nhiều biện pháp bổ sung nhằm giải quyết tình trạng “xói mòn” thuế VAT với hình thức mua bán trực tuyến. Các nền tảng kinh doanh TMĐT như eBay, Amazon có trách nhiệm đảm bảo khách hàng ở nước ngoài của mình phải đăng ký VAT tại Vương quốc Anh. Các nền tảng phải đối mặt với án phạt nặng, thậm chí truy cứu hình sự nếu không tuân thủ.

Tại Đức, một dự luật được thông qua năm 2018 quy định các nền tảng TMĐT phải chịu trách nhiệm pháp lý về thuế VAT chưa thanh toán của người bán ở Đức.

Ấn Độ từng ra chính sách thuế TMĐT gây tranh cãi đó là đạo luật “thuế thu tại nguồn”, yêu cầu các nền tảng TMĐT phải thu thuế GST từ các nhà cung cấp. Nhiều doanh nghiệp TMĐT tại quốc gia này từng cho rằng quy định làm tăng thêm chi phí tuân thủ khi phải đảm nhận thay chức năng của cơ quan thuế.

Còn tại châu Âu, từ 1/7/2021, bất kỳ nhà bán hàng online, sàn giao dịch TMĐT nào đều phải đăng ký kinh doanh ở một nước thành viên nếu muốn bán hàng trực tuyến vào EU. Thậm chí, các công ty bán hàng trực tuyến phải thu VAT ngay cả khi giao dịch diễn ra thông qua các kho hàng có trụ sở tại EU.

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam là một trong những nền kinh tế số triển vọng nhất Đông Nam Á. Thị trường TMĐT cũng là miếng bánh hấp dẫn với tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Doanh thu TMĐT Việt Nam đạt quy mô 13,2 tỷ USD năm 2020 và có thể đạt quy mô 52 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng trung bình 29%.

Các hoạt động mua/bán hàng hóa trên sàn TMĐT đang thâm nhập sâu và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống người dân ở nhiều vùng, miền. Nhưng quản lý thuế đối với loại hình này vẫn còn nhiều thách thức.

Luật Quản lý thuế số 38 cùng một số Thông tư ban hành kể từ năm 2020 đã bổ sung nhiều quy định liên quan đến quản lý thuế đối với các hoạt động TMĐT. Sau quy định về việc quản lý dòng tiền với các nền tảng xuyên biên giới, mới đây, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 40, quy định các sàn TMĐT phải kê khai và nộp thuế thay cho các cá nhân bán hàng.

Tại Việt Nam, sắp tới các sàn TMĐT sẽ phải kê khai và nộp thuế thay các cá nhân bán hàng

Các sàn TMĐT căn cứ doanh thu, các khoản thu khác mà cá nhân kinh doanh thông qua sàn nhận được bao gồm các khoản nhận được qua đơn vị vận chuyển (COD), hình thức trung gian thanh toán và một số hình thức thanh toán khác... để xác định doanh thu kê khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh. Các khoản thuế khấu trừ trực tiếp trên doanh thu là thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân.

Quy định này đã gây ra nhiều tranh cãi trái chiều. Các sàn TMĐT cho rằng sẽ làm tăng chi phí tuân thủ khi phải đầu tư về cả hạ tầng, nhân lực để xác định, phân loại và số thuế cần nộp, hay không thể kiểm soát hay có thông tin về doanh thu do chỉ là nền tảng kết nối…

Các chuyên gia cho biết, thị trường TMĐT Việt cũng có những đặc riêng khi giao dịch tiền mặt lớn, một người bán hàng trên nhiều nền tảng, nguồn thu cũng đa dạng…cũng là những vấn đề cần tính đến khi áp trách nhiệm cho các sàn.

Trong khi đó, phía cơ quan quản lý cũng cho biết, quy định này sẽ không ảnh hưởng tới các cá nhân tuân thủ nghĩa vụ thuế bởi sẽ không phải nộp thuế tại địa điểm kinh doanh cố định khi đã nộp qua sàn với phần doanh thu này. Cùng với đó, cơ quan này cũng giãn lộ trình thực hiện để các doanh nghiệp TMĐT có thể chuẩn bị cho việc cung cấp và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế.

Theo lộ trình, từ tháng 1/2022 các sàn TMĐT hoạt động tại Việt Nam phải kết nối và cung cấp thông tin người bán hàng đến cơ quan thuế. 'Điều này làm giảm thiểu đầu mối kê khai, tạo thuận lợi cho cả người nộp và cơ quan thuế”, bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết.


Nguồn: vietnamnet.vn

TIN LIÊN QUAN

Khai thác “mỏ vàng” thương mại điện tử xuyên biên giới với EU

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội xuất khẩu cho nông sản và các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam sang EU, khai thác Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU EVFTA.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử: Đại dịch đã đẩy nhanh tiến độ phát triển ứng dụng cho TMĐT từ 1-2 năm, duy trì tốc độ tăng trưởng 30-35%/năm

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử chia sẻ, chưa bao giờ TMĐT bận rộn như lúc này, đại dịch làm tiến độ phát triển ứng dụng cho TMĐT từ người bán đến người mua rút ngắn lại 1-2 năm so với kế hoạch đến 2025.

Giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử và kinh tế số tại Việt Nam

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Bộ Công Thương mặc dù đại dịch COVID-19 bùng phát nhưng chưa có thời điểm nào thương mại điện tử TMĐT phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội phát triển trong thời gian tới, TMĐT cần thêm

Huy động thành công 578 triệu USD, Ninja Van vượt mốc định giá 1 tỷ USD

Startup logistics của Singapore, Ninja Van, đang hoạt động tại 6 quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, đã huy động thành công 578 triệu USD trong vòng gọi vốn Series E vừa qua. Sau vòng gọi vốn mới nhất này, hiện Ninja Van đã vượt qua mốc định

Luật thuế dịch vụ điện tử giúp Thái Lan tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn

Mới đây, Thái Lan đã chính thức thực thi luật thuế dịch vụ điện tử, theo bước chân của hơn 60 quốc gia trên toàn cầu thu thuế giá trị gia tăng VAT từ các nhà khai thác dịch vụ điện tử nước ngoài có thu nhập trên lãnh thổ của họ.

Viettel Post sẽ tiêu thụ 350 tấn bưởi Phúc Trạch qua sàn TMĐT Vỏ Sò

Sàn thương mại điện tử TMĐT Vỏ Sò của Viettel Post hiện đang làm việc với 120 hộ nông dân tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh để đưa sản phẩm bưởi Phúc Trạch lên chợ điện tử. Trong vụ mùa năm nay, Vỏ Sò dự kiến sẽ tiêu thụ 350 tấn bưởi qua sàn TMĐT.

Sàn TMĐT Vỏ Sò triển khai gian hàng “Đi chợ online” giá bình ổn trong vùng dịch

Sau khi UBND TP.HCM cho phép các đơn vị giao hàng hoạt động trở lại để phục vụ cung ứng hàng hóa, Viettel Post và sàn TMĐT Vỏ Sò đã ngay lập tức triển khai gian hàng đi chợ online để cung cấp, vận chuyển thực phẩm thiết yếu cho người dân toàn thành

Đưa công nghệ vào mô hình vận hành mới, Viettel Post đảm bảo thông suốt hàng hoá trong dịch COVID-19

Đợt dịch COVID-19 lần thứ tư đã tạo ra những vùng đỏ với nguy cơ lây nhiễm cao tại nhiều tỉnh, thành lớn nhỏ trên cả nước. Tuy nhiên, nhờ đưa công nghệ vào mô hình vận hành mới, Viettel Post đã đảm bảo thông suốt hàng hoá, vận chuyển nhu yếu phẩm

THỦ THUẬT HAY

Fingerprint Gestures - Ứng dụng giúp cảm biến vân tay trở nên hữu ích hơn trên Android

Fingerprint Gestures là một ứng dụng mới giúp người dùng có thể tạo thêm nhiều chức năng hơn cho cảm biến vân tay trên các smartphone Android.

9 thiết lập ẩn bạn nên thay đổi trên trình duyệt Chrome

Trang công nghệ MakeUseOf mới đây đã tổng hợp 9 tính năng ẩn trên trình duyệt Chrome bạn nên thay đổi để sử dụng một cách hiệu quả, thú vị hơn.

Cách copy tất cả link trên Safari với iOS 15 để truy cập lại khi cần

Dùng Safari trên iPhone để duyệt web, có những lúc bạn mở rất nhiều tab khác nhau. Sau đây là cách copy tất cả link trên Safari với iOS 15 để truy cập lại khi cần nhé...

Cách đăng xuất nhanh toàn bộ tài khoản trên Chrome chỉ với 1 click

Từ bây giờ, khi muốn đăng xuất bạn chỉ cần bấm lên biểu tượng Logout 4 All. Quá trình đăng xuất chỉ mất 2-3 giây. Logout 4 All hỗ trợ đăng xuất trên Gmail, Facebook, Twitter, Yahoo,… và nhiều trang web khác.

Những ứng dụng giúp nén và giải nén tập tin miễn phí và tốt nhất cho Android

AndroZip là một công cụ nén và giải nén tập tin miễn phí sở hữu giao diện khá đơn giản, hỗ trợ hầu hết các định dạng như zip, rar, tar, gzip hay bzip2 v.v... Ngoài ra, ứng dụng này còn trang bị thêm trình quản lý file

ĐÁNH GIÁ NHANH

Mazda CX-8 2018 có thiết kế vận hành và giá bán chính thức thế nào?

Xe Mazda CX-8 2018 có chiều dài 4.900 mm, dài hơn 350 mm so với CX-5, rộng 1.840 mm và cao 1.730 mm. Cả CX-9 và CX-8 đều có cùng chiều dài cơ sở 2.930 mm, tuy nhiên chiều dài cơ học CX-8 ngắn hơn 175 mm và chiều rộng

Trên tay Sony SBH24: Tai nghe Bluetooth nhỏ gọn, cổng sạc USB-C

Về thông số kỹ thuật, SBH24 không quá nổi bật so với các mẫu tai nghe cùng tầm giá. Ngay cả chuẩn truyền dữ liệu aptX cũng chưa được Sony đưa vào sản phẩm này.

Đánh giá hiệu năng và thời lượng pin OPPO F3: tốt hơn mong đợi

Với mức giá rẻ hơn nhiều so với OPPO F3 Plus thì việc cắt giảm cấu hình là điều không thể tránh khỏi. Hãy cùng xem với những gì được trang bị thì hiệu năng của OPPO F3 như thế nào, có thể cạnh tranh được với các đối thủ