Một vài ý kiến đóng góp cho chương trình chuyển đổi số TP. HCM

Tháng 7/2020, thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là đơn vị đầu tiên trên cả nước ban hành chương trình CĐS của thành phố đến năm 2025, chỉ sau một tháng Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 'Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030'. Đây là điểm sáng thể hiện sự quyết tâm của lãnh đạo thành phố muốn đưa TP. HCM thành đô thị thông minh (ĐTTM), giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Những thành công CĐS của TP. HCM năm 2020

Theo Sở TT&TT, Thành phố đã ban hành Quyết định cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử (CQĐT) TP.HCM phục vụ cho kế hoạch triển khai CĐS trong Cơ quan nhà nước (CQNN) tại TP.HCM tới năm 2025, vận hành chính thức hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Thành phố,  tổ chức hội thảo quốc tế nâng cao nhận thức và năng lực CĐS cho TP.HCM, vận hành nền tảng số Hệ thống Quản lý văn bản (QLVB) và điều hành cho 840 đơn vị trên địa bàn thành phố, tham mưu Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý tài liệu điện tử, vận hành nền tảng số hệ thống thông tin (HTTT) Một cửa điện tử TP. HCM, hướng dẫn Văn phòng Uỷ ban và Quận huyện/Sở ngành triển khai Cổng Dịch vụ công (DVC) và HTTT một cửa theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tuân thủ Kiến trúc CQĐT.

Các hệ thống CQĐT của các quận, huyện đã gom về một Trung tâm dữ liệu hiện đại có Trung tâm dữ liệu dự phòng, phòng chống rủi ro như cháy nổ với hệ thống an toàn thông tin (ATTT). Người dân đã có thể truy cập và sử dụng một số DVC qua mạng Internet. Phải nhấn mạnh ở đây, có nhiều hệ thống quản lý văn bản (QLVB) của Thành phố được phát triển trên nền tảng mà nguồn mở nên tiết kiệm và dễ can thiệp khi cần mở rộng. Nhưng cũng là điều đáng tiếc vì quá nhiều hệ thống QLVB, không chuẩn hóa được một giải pháp tốt vì đơn vị nào cũng muốn tự phát triển và không có thiết kế giải pháp tổng thể.

Kiến trúc CQĐT TP. HCM

Theo TP. HCM, CQĐT Thành phố được xây dựng với mục đích: Xây dựng Kiến trúc CQĐT TP.HCM nhằm xác định quá trình chuyển đổi về trạng thái ứng dụng CNTT của bộ máy chính quyền thành phố từ trạng thái hiện tại tới trạng thái đích vào năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030, đáp ứng các mục tiêu chiến lược của TP.HCM phát triển thành một 'ĐTTM, đẩy nhanh quá trình CĐS trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính quyền một cách hiệu quả. Mục tiêu chính Kiến trúc CQĐT là đảm bảo các chương trình đầu tư công nghệ và CĐS đạt được thành quả như đúng mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân, đồng thời vẫn đáp ứng các yêu cầu về quản lý Nhà nước'.

Có rất nhiều thông tin bổ ích cho những người không sống ở trong nước như tôi, có thể hình dung các nghiệp vụ chuyên môn của toàn bộ thành phố.

Một vài ý kiến đóng góp cho chương trình chuyển đổi số TP. HCM


Còn nhiều điểm cần tiếp tục làm rõ trong kiến trúc…

Tuy vậy, nhiều định nghĩa như Chính quyền số là gì, khác với CQĐT là gì thì còn chưa rõ, và thực tế theo tài liệu xây dựng CQĐT TP. HCM chỉ nói là đến năm 2025, các DVC sẽ thông minh hơn, được truy cập bằng ứng dụng (App) chạy trên điện thoại di động rồi người dân sẽ được sử dụng dịch vụ theo cá nhân hóa. Muốn biết cụ thể thông minh hiện tại như thế nào hay cá nhân hóa như thế nào thì chưa thể biết.

Kiến trúc có đề cập đến dữ liệu lớn hay theo điện toán đám mây (ĐTĐM) nhưng thiết kế theo tài liệu của TP. HCM chỉ dừng đến ảo hóa phần cứng. Thực tế các ngôn ngữ lập trình mới có thể cho phép viết phần giao diện cho người dùng một lần nhưng có thể chạy trên tất cả thiết bị mà không cần đến 5 năm mới phát triển được. Cũng khó hình dung là robot hóa các dịch vụ theo yêu cầu cá nhân là gì, có lẽ cần có ví dụ để làm rõ hơn.

Sơ đồ tổng thể Kiến trúc CQĐT TP. HCM

Kiến trúc tổng thể vẫn chưa toát lên được hết các chức năng cần thiết cần phát triển cho các nhóm người dùng như người dân, doanh nghiệp (DN), CQNN và cán bộ nhân viên thành phố… họ được lợi ích gì từ CQĐT, từ những chức năng đó sẽ được phát triển trong những ứng dụng nào, rồi dùng những công nghệ số nào để phát triển, tại sao, lưu thông tin xuống cơ sở dữ liệu (CSDL) nào như MySQL, PostgreSQL hay Cassandra, Hadoop…

Các CSDL là kết quả của các ứng dụng do người dùng khai báo, cập nhật mà có nhưng có nhiều CSDL được đề cập đến nhưng không thấy bóng dáng ứng dụng đâu cả, ví dụ CSDL dân cư. Bài toán CSDL dân cư và hộ tịch vẫn chồng lấn giữa bên Công an và Tư Pháp mà Thành phố chưa chuyển động được và tự mình tìm thông tin để xác định người dân. Chúng ta có thể thấy CSDL dân cư hay hộ tịch ở trong kiến trúc nhưng không thấy ứng dụng trong kiến trúc tổng thể. Nếu dữ liệu một nơi và ứng dụng một nơi thì sẽ dẫn đến dữ liệu không được cập nhật. Như vậy, nếu dùng dữ liệu dân cư hay hộ tịch là cơ sở định danh người dùng sẽ có nhiều lỗ hổng bảo mật do dữ liệu không ở thời gian thực.

Thiết nghĩ cả hai ứng dụng này cần nằm trong hệ sinh thái CNTT của thành phố và nó là nền tảng để định danh người dùng. Tất nhiên, Bộ Công an cùng với Bộ Tư pháp có thể phát triển một giao diện xác thực người dùng trực tuyến dùng điện thoại đọc chip điện tử thông qua giao thức NFC và OpenID, trên CSDL dân cư và hộ tịch tập trung cho tất cả các ứng dụng trong hệ thống CQĐT.

Có lẽ bài toán đầu tiên cần làm đó là bài toán địa chỉ của thành phố với mã số bưu điện dễ nhớ và tên đường có thể thay đổi lúc nào cũng không sao vì nó là cơ sở để xác định chỗ  ở chính xác của người dân tham gia chính quyền số. Ở Hà Lan, chỉ cần gõ '1509AW' '7' trên Google maps có thể tìm được địa chỉ của điểm tham quan cối xay gió huyền thoại De Zaanse Schans, mà không phải gõ ngõ, ngách, đường, quận, thành phố… rồi không tìm thấy. Tôi sẽ viết kỹ hơn trong một bài viết khác.

Rồi bài toán định danh người dùng ra sao vì chúng ta cần có những công dân số chính xác ở tọa độ nào. Vai trò của bản đồ số rất lớn nhưng phần lớn chúng ta lại phụ thuộc vào Google maps. Bản đồ số chúng tôi làm cho Hungary vào những năm 90, tỷ lệ 1:500 cho khu dân cư và 1:2000 cho khu vực ngoài khu dân cư, nhiều lớp dữ liệu khác nhau, dữ liệu được cập nhật thường xuyên. Trong khi bản đồ của ta phần lớn có tỷ lệ 1:50.000 có nghĩa là 1cm ở bản đồ là 500m ở thực địa, không thể dùng cho thiết kế chi tiết được. Sở Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) cần có kinh phí để làm bản đồ số và quy trình cập nhật dữ liệu thường xuyên thể hiện tất cả quy hoạch và phát triển của thành phố.

SOA hay Microservices?

Kiến trúc theo hướng dịch vụ (SOA) được tham chiếu đến nhiều nhưng nó là câu chuyện CNTT của thế kỷ trước và bây giờ chúng ta đang nói đến CĐS sử dụng công nghệ kỹ thuật số mới là SMAC (Social, Mobility, Analytics, Cloud). Chúng ta hình dung sẽ có nhiều các ứng dụng được để lên ĐTĐM để người dân có thể truy cập trên Internet thì cần kiến trúc mới phù hợp với nó đó là kiến trúc microservices để đảm bảo một dịch vụ chết không kéo theo các dịch vụ khác do thay đổi sai. Vậy kiến trúc SOA và Microservices là gì?

Theo IBM một cách ngắn gọn: SOA là một phong cách kiến trúc tích hợp và một khái niệm toàn DN. Nó cho phép các ứng dụng hiện có được hiển thị trên các giao diện được ghép nối lỏng lẻo, mỗi giao diện tương ứng với một chức năng kinh doanh, cho phép các ứng dụng trong một bộ phận của DN mở rộng sử dụng lại chức năng trong các ứng dụng khác.

Kiến trúc Microservices là một phong cách kiến trúc ứng dụng và một khái niệm phạm vi ứng dụng. Nó cho phép chia nhỏ nội bộ của một ứng dụng thành các phần nhỏ có thể được thay đổi, mở rộng và quản lý một cách độc lập. Nó không xác định cách các ứng dụng nói chuyện với nhau.

Từ đó, có thể thấy ứng dụng trong nội bộ có thể dùng SOA và trên ĐTĐM nên dùng Microservices.

Tự động hóa các quy trình là tiến tới CĐS toàn diện

Hiện tại các quy trình hành chính thường được bắt đầu từ người dân nộp vào Cổng DVC một cửa và chuyển yêu cầu và hồ sơ đính kèm cho các ban chuyên môn xử lý rồi lưu trữ văn bản vào CSDL chung và trả lời người dân. Có nghĩa là bên dưới mỗi quận huyện có một loạt Hệ thống QLVB và chỉ đạo điều hành được kết nối qua các trục liên thông của thành phố, nhận và gửi văn bản. Đây là phát triển sáng tạo của nhiều đơn vị phát triển nhưng các quy trình sẽ bị cứng ngắc, khó thay đổi.

Quy trình giải quyết TTHC trong DVC miêu tả theo BPMN (ngôn ngữ mô hình hóa trực quan cho các ứng dụng trong phân tích nghiệp vụ)

Khi nhìn gần quy trình TTHC thì chúng ta thấy quy trình sẽ hoạt động không hiệu quả vì các bộ phận chuyên môn - được vẽ màu đỏ sẽ làm theo thói quen và không kiểm soát được do quy trình con có thể phải kết nối với các công việc thủ công khác. Theo như tôi được biết thì nhiều người dân đến một cổng DVC theo thời gian hẹn trả hồ sơ nhưng đến thì vẫn chưa xong…

Để giải quyết bài toán này tất cả các bộ phận chuyên môn cần chuẩn hóa và đơn giản hóa các quy trình với những bước cụ thể, thời gian giải quyết từng bước bao lâu và các quy trình phải được tự động hóa và phát triển theo chuẩn BPMN 2.01 và những người làm việc nghiệp vụ và chuyên môn sẽ là người dùng của hệ thống chính quyền số tương lai. Có nhiều mã nguồn tốt có thể dùng được như jBPM, Bonita BPMN, Camunda, Activity…

Cũng có một số phát triển của thành phố đã dùng jBPM nhưng chưa thành một giải pháp từ thiết kế giao diện, quy trình, đến vận hành, thành một giải pháp thống nhất có thể thay đổi nhanh chóng theo yêu cầu của người dùng mà không cần lập trình lại. Nếu phát triển một giải pháp tập trung nền tảng chuẩn BPMN kết nối với một hệ thống QLVB tập trung, lưu trữ thông tin trên hồ dữ liệu cho toàn bộ thành phố, sẽ ít dùng các trục liên thông không cần thiết, tiết kiệm, nâng cấp dễ và bảo mật dữ liệu sẽ tốt hơn vì ít cửa. Tự động hóa và chuẩn hóa các quy trình DVC là bước tiếp theo của Chính quyền số và là CĐS ở mức độ cao nhất.

Kinh phí cho CĐS còn ít

Theo như tôi được biết kinh phí cho CĐS chỉ khoảng 1%, ví dụ cho Hệ thống QLVB và điều hành của một quận chỉ có từ vài trăm triệu đến 2 tỷ đồng thì không thể làm tập trung được nhưng ta cộng tất cả lại các phát triển thì đến cả nghìn tỷ và các phát triển vẫn manh mún, không chuẩn, trong khi chi cho phần cứng thì gấp nhiều lần, ngược lại với chi tiêu ở các nước trên thế giới vì giá phần cứng mỗi ngày một giảm.

Chúng ta đang vận động cả hệ thống chính trị vào công cuộc CĐS mà kinh phí mới chỉ 1%. Với thành phố lớn như TP.HCM, thì thiết nghĩ nên chi tối thiểu 3 - 4% GDP để đầu tư phát triển cho công cuộc CĐS để giúp cho Thành phố hoàn thành công cuộc CĐS nhanh hơn, bắt kịp với các thành phố lớn trên thế giới.

Vẫn còn nhiều vấn đề cần thảo luận kỹ hơn với các đơn vị phát triển và có thể kiện toàn kiến trúc trong những phiên bản tiếp theo. Kiến trúc nên thể hiện rõ các chức năng phục vụ người dùng để đáp ứng đúng mục tiêu tôn chỉ của CĐS là thay đổi bắt đầu và kết thúc với khách hàng hay người dân và DN cần./.

TIN LIÊN QUAN

Hà Tĩnh đưa vào vận hành hệ thống giám sát và điều hành thông minh IOC

Việc triển khai hệ thống giám sát và điều hành thông minh tỉnh Hà Tĩnh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền, tạo nền tảng phát triển chính quyền số, đô thị thông minh ĐTTM, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Giải pháp ĐTTM của FPT mang lại cuộc sống tiện ích hơn cho hàng chục triệu người dân

Trong 10 năm qua, FPT đã đồng hành cùng với chính quyền nhiều tỉnh, thành phố trong các chương trình chuyển đổi số CĐS từng bước đô thị, xây dựng đô thị thông minh ĐTTM smart city và mang lại cuộc sống tiện ích hơn cho hàng chục triệu người dân.

Khung tham chiếu ICT: Nhân tố quan trọng trong phát triển TPTM bền vững

Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng, phát triển thành phố thông minh, đô thị thông minh TPTM/ĐTTM hiệu quả trong nhiều năm qua. Tất cả là nhờ việc ban hành các chính sách, chiến lược cụ thể sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp lãnh đạo trung ương và

Ưu tiên ứng dụng CNTT trong phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030

Để hòa nhập cùng các bước tiến trong thời đại mới, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn là vấn đề trọng tâm của đất nước. Dựa trên tình hình thực tại, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các chính sách phù

Kết quả nổi bật trong công tác cải cách hành chính 6 tháng năm 2021 của Thái Nguyên

Những nỗ lực của tỉnh Thái Nguyên trong thực hiện nhiệm vụ về cải cách hành chính CCHC đã được ghi nhận ở kết quả đánh giá chỉ số CCHC năm 2020. Theo đó, Thái Nguyên đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố, tăng 2 bậc so với năm 2019 và tăng 6 bậc so với

Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1619/QĐ-TTg kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử CPĐT thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số CĐS Ủy ban. Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban.

Các nội dung cải cách hành chính trọng tâm, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp trước đại dịch COVID-19

Nghị quyết số 76/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021-2031 được Chính phủ ban hành đề ra 6 nội dung trọng tâm cần cải cách mạnh mẽ, góp sức hỗ trợ các doanh nghiệp hồi sinh.

Bắc Giang đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số CĐS của Bộ TTTT, Bắc Giang đã có nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp DN trên địa bàn tỉnh CĐS.

THỦ THUẬT HAY

Cách tắt hoàn toàn thông báo "Your Windows license will expire soon" trên Windows 10

Khi ra mắt Windows 10, Microsoft đã giới thiệu hệ thống thông báo của máy đã được cải thiện rất nhiều so với Windows 8, và giờ thì nó đã thật sự trở nên hữu dụng và quen thuộc hơn, nhưng bên cạnh đó cũng có những thông

Cách sử dụng chế độ nền trong suốt trên Windows 10

WindowTop là công cụ có tính năng làm mờ mọi cửa sổ ứng dụng, chương trình chạy trên máy tính Windows 10. Hoặc có thể sử dụng giao diện nền tối trên các cửa sổ.

iPhone nhanh hơn, pin tốt hơn với chỉ 5 mẹo đơn giản

Chúng ta đều biết cảm giác tuyệt vời khi nhận được một iPhone mới, thiết lập nó lên, và tùy biến nó theo nhu cầu cụ thể của cá nhân.

Hướng dẫn cách sao lưu và đồng bộ danh bạ trên điện thoại Android

Vậy ngay từ bây giờ bạn hãy 'phòng hơn tránh' sao lưu danh bạ của mình ra bộ nhớ trong điện thoại hay thẻ nhớ SD để tiện lưu trữ hay sao chép sang các thiết bị khác. Hoặc bạn có thể sao lưu sang cả máy tính nữa để

Có nên mua laptop MSI chơi game không?

Có nên mua laptop MSI chơi game không? Đó chính là thắc mắc chung của nhiều game thủ hiện nay. Nhìn chung, laptop MSI còn khá mới trên thị trường và chưa được nhiều người biết đến như dòng Asus, Aser, Dell, HP,... Tuy

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Diesel On Full Guard: smartwatch cho dân đeo đồng hồ đích thực

Chỉ cần 350usd là anh em có một chiếc đồng hồ thông minh trong thân hình một chiếc đồng hồ thời trang thực sự như chiếc Diesel On Full Guard này. Thiết kế hầm hố, hoàn thiện tốt, dây da đẹp... và dĩ nhiên với Android

Những tính năng mới trên Apple Watch Series 7 rất đáng để nâng cấp

Apple Watch Series 7 là mẫu đồng hồ thông minh mới nhất của Apple và cũng là thiết bị đeo tay được mong chờ nhất trong năm nay. Dù không được 100% như mong đợi nhưng những tính năng mới trên Apple Watch Series 7 rất

Đánh giá nhanh HTC Desire 12 Plus giá 4,9 triệu đồng xem có gì nổi bật

Desire 12 Plus có thiết kế nguyên khối với màn hình tràn viền, không đi theo xu hướng “tai thỏ” cùng chất liệu chủ đạo bằng nhựa nhưng vẫn không đem lại cảm giác rẻ tiền nhờ vào độ hoàn thiện sản phẩm đạt mức khá, kết