Chuyển đổi số: Cơ hội để Việt Nam bứt phá thành cường quốc về nông nghiệp

CĐS là đòi hỏi cấp thiết và phải làm nhanh

Tại Diễn đàn quốc tế CĐS nông nghiệp Việt Nam 2021 do Bộ Ngoại giao, Hiệp hội nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) và báo VnExpress phối hợp tổ chức ngày 19/6, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh Việt Nam đã sớm xác định tầm quan trọng của ngành nông nghiệp và coi đây là cơ hội bứt phá của nền kinh tế Việt Nam.

Chuyển đổi số: Cơ hội để Việt Nam bứt phá thành cường quốc về nông nghiệp

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: COVID-19 đã chứng minh việc đưa công nghệ thông minh vào nông nghiệp giúp bảo đảm sự ổn định, thông suốt, đồng thời giúp phát triển kinh tế sau đại dịch

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: 'Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã trở thành ngành sản xuất chủ lực của đất nước. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với yêu cầu của thị trường ngày càng cao, nông nghiệp Việt Nam phải có khả năng thích ứng và sức cạnh tranh cao. Đại dịch COVID-19 cũng đã chứng minh việc đưa công nghệ thông minh vào nông nghiệp giúp bảo đảm sự ổn định, thông suốt, đồng thời giúp phát triển kinh tế sau đại dịch'.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho rằng công cuộc CĐS đối với nông nghiệp đang là đòi hỏi cấp thiết và phải làm nhanh. Việt Nam xác định tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ, CĐS, điều này sẽ tạo ra bước ngoặt, tích hợp nền kinh tế tri thức, mang lại sự phát triển bền vững.

'Chúng ta không thể chần chừ được nữa. Bối cảnh hiện nay, xã hội luôn biến đổi, ví dụ COVID-19 với biến thể mới, phức tạp, chúng ta không thể dự báo trước. Nền nông nghiệp cũng dựa vào câu chuyện biến đổi đó, từ đó định hướng, thích nghi', Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, nông nghiệp Việt Nam đứng trước 3 thách thức là biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến đổi xu thế tiêu dùng trên thế giới. 'Chúng ta đang sống trong nền kinh tế xanh, ở châu Âu người ta đã đưa ra tiêu chí tiêu dùng xanh, sản phẩm sản xuất không ảnh huởng đến hệ sinh thái, không ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, nền nông nghiệp phải thay đổi. Đây là thách thức lớn vì nhiều năm chúng ta đi theo câu chuyện sản xuất rồi mang đi bán. Hiện, mỗi thị trường đòi hỏi khác nhau, thị trường năm sau khác năm trước, đòi hỏi cập nhật, thay đổi liên tục'.

Công nghệ số giúp nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững hơn

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chiếm 14% GDP của Việt Nam, với gần 40% lực lượng lao động. Thời gian qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đã trở thành trụ đỡ của nền kinh tế và những kết quả đạt được là rất đáng tự hào.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng: Nghề nông nghiệp là nghề cao quý, là nghề của muôn đời, công nghệ số giúp nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững hơn.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, dư địa cho nông nghiệp phát triển đột phá trong giai đoạn tới là rất lớn. Nói không quá, nông nghiệp sẽ là yếu tố then chốt để kinh tế Việt Nam phát triển đột phá một cách bền vững. Mục tiêu ngắn gọn là làm sao người nông dân sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí cạnh tranh nhưng nhưng bán ra được giá cao nhất.

Thứ trưởng nhận định: 'CĐS nhằm phát triển nông nghiệp số chính là một trong những chìa khóa để thực hiện thành công mục tiêu này. Nghề nông nghiệp nghề cao quý, là nghề của muôn đời, công nghệ số giúp nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững hơn'.

Chương trình CĐS quốc gia đã đề ra một số định hướng CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp, đó là: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế; Thực hiện CĐS trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu; Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

CĐS nông nghiệp cũng chú trọng ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm; Triển khai sáng kiến 'Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp (DN) ứng dụng công nghệ số'.

Ngành Nông nghiệp cũng cần thực hiện CĐS mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.

Thứ trưởng khẳng định: 'Bộ TT&TT luôn đồng hành cùng Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành, địa phương khác trong công cuộc CĐS nói chung và CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng để đưa đất nước tiến lên và trước hết là góp phần vượt qua nhanh đại dịch COVID-19'.

CĐS giúp Hải Dương vượt qua đại dịch

Thêm khẳng định CĐS giúp vượt nhanh đại dịch, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương Phạm Xuân Thăng cho biết trong những năm gần đây, nông nghiệp Hải Dương đang có sự chuyển dịch cơ cấu tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ đem lại những hiệu quả rất rõ nét; trong đó việc ứng dụng CĐS trong nông nghiệp là một điểm sáng bước đầu đã đem lại những kết quả rất đáng mừng.

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương Phạm Xuân Thăng: CĐS là một xu thế tất yếu cần phải nhanh chóng nắm bắt lấy thời cơ phát triển do CĐS mang lại

Lĩnh vực trồng trọt đã có một số diện tích có hệ thống camera giám sát và thiết bị cảm biến tự động kết nối điện thoại thông minh để điều khiển bón phân, tưới nước tự động từ xa; một số diện tích thủy sản có hệ thống quan trắc, cho ăn, điều chỉnh tự động kết nối điện thoại thông minh.

Trong đợt dịch thứ 3, Bí thư Phạm Xuân Thăng cho biết Hải Dương là nơi dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lan rộng nặng nề nhất trong cả nước, kéo dài trong 62 ngày từ 27/1 - 1/4 với 726 ca mắc COVID-19; toàn tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong 16 ngày. Trong thời điểm đó, Hải Dương có khối lượng rất lớn sản phẩm nông nghiệp cần tiêu thụ, đặc biệt là sản phẩm cây rau màu vụ đông, nhưng lại gặp vô vàn khó khăn, do lưu thông hàng hóa bị tắc nghẽn vì các biện pháp phòng chống dịch. Trong bối cảnh đó, chính nhờ ứng dụng CĐS đã góp phần quan trọng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp dễ dàng và giữ được giá, đồng thời vẫn bảo đảm được an toàn với dịch bệnh.

Đặc biệt, vụ vải thiều năm nay, Hải Dương được mùa lớn, với sản lượng khoảng 55.000 tấn nhưng lại thu hoạch đúng vào thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở các địa phương lân cận và một số địa phương khác trong cả nước làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tiêu thụ vải.

Trong bối cảnh đó, tỉnh Hải Dương đã chủ động áp dụng một loạt các giải pháp hỗ trợ nông dân, như: hướng dẫn các hộ sản xuất vải theo tiêu chuẩn quốc tế theo quy trình GlobalGAP và VietGAP tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất từ khâu trồng, chăm sóc và bảo quản, nên chất lượng quả vải được nâng cao, không còn dư lượng thuốc trừ sâu bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu; cùng với đó tỉnh đã rất tích cực ứng dụng CĐS vào sản xuất và tiêu thụ quả vải, như cấp mã số vùng trồng cho 52 vùng vải phục vụ xuất khẩu; tất cả sản phẩm vải bán ra thị trường cả trong và ngoài nước đều được dán tem QR code truy xuất nguồn gốc.

Tỉnh đã phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại vải thiều và các nông sản tiêu biểu kết nối trực tuyến với 36 điểm cầu với 5 điểm cầu trong nước và 31 điểm cầu nước ngoài ở 12 quốc gia; quả vải thiều đã được quảng bá rộng rãi qua truyền hình, các trang thông tin điện tử, nền tảng số. Nhờ những nỗ lực đó, đặc sản vải thiều với chất lượng thơm ngon, khác biệt đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử nổi tiếng như: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Alibaa, Voso, Postmart và được tiêu thụ rất tốt.

Nhân viên bưu điện hướng dẫn nông dân giới thiệu vải thiều trên sàn TMĐT

Nhờ có CĐS, Bí thư Phạm Xuân Thăng cho biết quả vải thiều đặc sản của Hải Dương đã được tiêu thụ dễ dàng được mùa, được giá trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, được thị trường trong nước và quốc tế tiếp nhận, đánh giá cao, ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc, còn xuất khẩu khoảng 2000 tấn đi các thị trường mới, như: Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU, Singapore... Giá trị kinh tế của quả vải đem lại là 1.478 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2020. Dù 6 tháng đầu năm 2021, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nặng nề, song giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn tăng 7,3%, đây là thắng lợi kép trong sản xuất nông nghiệp.

Những bước đi đầu tiên rất thuyết phục của ứng dụng CĐS trong nông nghiệp đã giúp Hải Dương rút ra được bài học kinh nghiệm. Bí thư Phạm Xuân Thăng nhấn mạnh: 'CĐS là một xu thế tất yếu cần phải nhanh chóng nắm bắt lấy thời cơ phát triển do CĐS mang lại. Thực tế đã cho thấy, CĐS là công cụ hữu hiệu tạo ra những giá trị gia tăng mới của nông sản, làm cho năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nông nghiệp tăng lên đáng kể. CĐS kết nối thuận lợi giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa DN với nông dân, bất chấp những khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gây ra'.

Để thúc đẩy CĐS trong nông nghiệp, Bí thư Phạm Xuân Thăng nhấn mạnh: 'Cần phải có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy cho người dân về CĐS; cùng với đó cần phải thu hút được sự đầu tư của các DN, đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp nông nghiệp số. Huy động và phát huy tốt các nguồn lực trong xã hội phục vụ cho CĐS.

Bí thư Phạm Xuân Thăng cũng nêu rõ: 'Hải Dương đã lựa chọn con đường phát triển theo hướng tăng trưởng xanh và CĐS; gọi tắt là xanh - số. Phát triển nhanh và bền vững theo hướng tăng trưởng xanh và CĐS là chiến lược phát triển xuyên suốt, bao trùm của tỉnh. Vào tháng 3/2021, tỉnh đã ban hành nghị quyết chuyên đề về CĐS, cùng với triển khai 3 dự án lớn về CĐS. Với mục tiêu, tới năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GRDP, từng bước hình thành đồng bộ cả 3 trụ cột: kinh tế số, chính quyền số, xã hội số'.

Nông nghiệp số giúp Việt Nam trở thành cường quốc nông nghiệp

Tham gia đóng góp ý kiến CĐS cho nông nghiệp từ đầu cầu Nhật Bản, PGS. TS. Trần Đăng Xuân, Đại học Hiroshima cho biết hiện nay có hơn 70% sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đến từ 22 triệu nông dân sản xuất nhỏ, vì vậy, canh tác kỹ thuật số không nên chỉ phụ thuộc vào các tập đoàn lớn.

PGS. TS. Trần Đăng Xuân: Việt Nam cần có những chính sách tăng cường hơn nữa để nông dân phát triển nông nghiệp số

'Chúng ta nên lấy hộ nông dân sản xuất nhỏ làm trung tâm để áp dụng công nghệ canh tác kỹ thuật số tiên tiến. Trong các vùng sản xuất nông nghiệp chính, Việt Nam cần áp dụng nông nghiệp thông minh như đồng bằng Sông Cửu Long, trung tâm của nền nông nghiệp Việt Nam với trọng tâm là canh tác lúa, trái cây, nuôi trồng thủy sản. Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 2,9 tỷ USD nhưng nếu áp dụng canh tác số cho sản xuất lúa gạo thì ước tính Việt Nam có thể thu về trên 10 tỷ USD/năm', PGS. TS. Trần Đăng Xuân cho biết.

Cũng theo PGS. TS. Trần Đăng Xuân, nông nghiệp số sẽ giúp nông dân Việt Nam giảm thiểu các tác động tiêu cực về biến đổi khí hậu bằng cách truy cập dữ liệu khí hậu nông nghiệp, đặt mua các sản phẩm canh tác phù hợp như phân bón, thuốc trừ sâu, phụ tùng máy móc, tra cứu và phân tích thông tin thị trường. Các hộ sản xuất nhỏ thì nên học cách giao dịch sản phẩm trực tiếp trên các chợ nông sản trực tuyến sẽ giúp nông dân giảm bớt phụ thuộc vào thương lái trung gian giống như cách nông dân Nhật Bản đã làm trong nhiều năm qua.

'Việt Nam cần có những chính sách tăng cường hơn nữa để nông dân phát triển nông nghiệp kỹ thuật số. Nhật Bản hàng năm chi trung bình 1% GDP (khoảng 50 tỷ USD) để hỗ trợ cho 2 triệu nông dân', PGS. TS. Trần Đăng Xuân cho biết.

Để phát triển nền nông nghiệp số, PGS. TS. Trần Đăng Xuân cho biết Việt Nam nên tiếp cận tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương để nhận chuyển giao công nghệ hỗ trợ và đào tạo. Việc đưa thanh niên trẻ sang thực tập sinh tại Nhật Bản cần được thúc đẩy hơn nữa. Hiện nay, hàng năm có khoảng 5 vạn thanh niên Việt Nam được gửi sang Nhật Bản làm thực tập sinh kỹ thuật nhưng tỷ lệ làm thực tập sinh trong lĩnh vực nông nghiệp số chưa cao nên cần tăng số lượng ố.

PGS. TS. Trần Đăng Xuân cũng cho biết nông nghiệp số sẽ giúp Việt Nam sớm trở thành cường quốc nông nghiệp trên thế giới. 'Để làm được việc này, chúng ta phải bắt đầu từ việc đào tạo cho các hộ nông dân nhỏ. Nông nghiệp số để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, năng suất tốt, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, triển vọng'./.

TIN LIÊN QUAN

Vai trò của AI trong chuyển đổi số nền nông nghiệp Ấn Độ

Bằng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và các công nghệ nông nghiệp Agritech, các công ty khởi nghiệp startup Ấn Độ đang giúp nhiều nông dân nước này cải thiện sản xuất và sinh kế.

Bắc Giang: Ứng dụng hiệu quả công nghệ số phát triển nông nghiệp

Chuyển đổi số CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp từ lâu đã trở thành một giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị nông sản. Tại Bắc Giang, những năm qua, việc ứng dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã được ứng dụng rộng khắp, đem lại

Bưu điện đẩy nhanh tiến độ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT

Những ngày qua, vấn đề kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân đã có sự cải thiện đáng kể, nhưng để đảm bảo không ứ đọng nông sản vẫn là một thách thức.

Tìm lời giải cho chuyển đổi số nông nghiệp

Chuyển đổi số CĐS được đánh giá là xu thế chi phối, tác động đến nhiều ngành nghề, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để thúc đẩy CĐS nông nghiệp tại Việt Nam, các chuyên gia đã đưa ra nhiều hiến kế.

Nông dân Việt Nam quan tâm tới số hóa nhiều hơn các nước trong khu vực

Một khảo sát do CropLife Châu Á thực hiện ở 4 quốc gia ASEAN, cho thấy, tỷ lệ nông dân Việt Nam quan tâm tới số hóa nhiều hơn các nước còn lại.

Người Việt có thể kiếm tỷ USD nhờ kinh tế livestream

Sự kết hợp giữa livestream và thương mại điện tử có thể tạo ra một ngành công nghiệp với quy mô hàng chục tỷ USD. Đây hứa hẹn sẽ là một thành tố rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế số.

SM4RT TANI - giải pháp cho nông nghiệp thông minh ở Malaysia

Nông nghiệp thông minh làm nền tảng cho hầu hết các canh tác hiện đại ngày nay. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đã giúp việc canh tác của nông dân trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả năng suất cao hơn.

Parrot chuyển trọng tâm sang mảng drone chuyên dụng với hai sản phẩm dành cho cứu hỏa và nông nghiệp

Parrot vừa trải qua quãng thời gian kinh doanh khó khăn với các sản phẩm máy bay điều khiển từ xa (drone) dành cho người tiêu dùng khi nó không mang về lợi nhuận cho hãng. Để thay đổi tình thế, Parrot muốn chuyển trọng tâm sang mảng drone chuyên

THỦ THUẬT HAY

Cách chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng một mạng

Giả sử bạn có một hệ thống bao gồm đầy đủ các hệ điều hành như Windows, Mac và Linux, vậy làm thế nào để bạn có thể chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux giữa chúng trong cùng một mạng. Bài viết dưới đây sẽ mật bí

Hơn 100 bài tập Python có lời giải(code mẫu )

Hơn 100 bài tập Python kèm code mẫu được anh chàng zhiwehu chia sẻ trên Github, tuy nhiên, lời giải của loạt bài tập này được viết trên phiên bản Python đã cũ. Sau đây Quản Trị Mạng sẽ Việt hóa và chỉnh sửa để phù hợp

Cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện

Ngoài nấu cơm, bạn có thể dùng nồi cơm điện để nấu món bánh bông lan thơm ngon tại nha rất dễ dàng.

Cách gõ biểu tượng Apple đơn giản mà không cần cài thêm các công cụ của bên thứ 3

Mặc định Apple chỉ hỗ trợ người dùng gõ biểu tượng 'trái táo cắn dở' trên máy tính Mac bằng tổ hợp phím, tuy nhiên người dùng hoàn toàn có thể gõ biểu tượng trên những thiết bị khác như iPhone hay iPad bằng mẹo vặt đơn

Cách soạn thảo bằng giọng nói với ứng dụng Speechnotes

Với ứng dụng Speechnotes – Speech To Text, bạn có thể soạn thảo như một phần mềm soạn thảo văn bản thông thường hoặc đặc biệt hơn là nhập văn bản bằng giọng nói với hơn 100 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Giải đáp thắc mắc nên mua iPhone 13 hay iPhone 13 Pro?

Apple đã chính thức ra mắt dòng sản phẩm iPhone 13 trong một sự kiện diễn ra mới đây với nhiều nâng cấp, cải tiến hơn so với thế hệ tiền nhiệm. Trong số đó, bộ đôi iPhone 13 và iPhone 13 Pro sở hữu nhiều điểm tương

So sánh Google Pixel 2 và OnePlus 5: Sản phẩm nào vượt trội hơn?

So với Google Pixel 2 - một trong những điện thoại Android đầu bảng đáng mua nhất hiện giờ với thiết kế sang trọng và camera đứng đầu về điểm số trên DxOMark thì liệu OnePlus 5 có tiếp tục thể hiện 'bản lĩnh' của mình?

“Mổ xẻ” và khám phá bên trong AirPods 3, có nhiều điểm khác biệt so với AirPods Pro

AirPods 3 đã chính thức được ra mắt sau nhiều ngày mong đợi. Thiết kế mẫu tai nghe mới này được đánh giá tương tự AirPods Pro. Tuy nhiên, khi “mổ bụng” và xem bên trong AirPods 3 thì lại có nhiều điểm không giống bản