Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đã, đang tiến hành nghiên cứu và phát triển tiền kỹ thuật số do tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành, nắm bắt xu thế này, Việt Nam cũng cần nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp luật, thiết lập các quy chuẩn để đưa vào quản lý tiền kỹ thuật số khi Ngân hàng trung ương phát hành.

Đặt vấn đề

Báo cáo của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) cho thấy, 86% trong số 65 ngân hàng trung ương (NHTW) được khảo sát đang có một số hoạt động về tiền tệ kỹ thuật số do NHTW phát hành (CBDC), có thể trong giai đoạn là nghiên cứu, chứng minh tính khả thi hoặc phát triển thí điểm, trong đó, gần 15% còn lại đang chuyển sang nghiên cứu thực tế thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số này.

Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành và những vấn đề đặt ra với Việt Nam


CBDC đang được nhìn nhận sẽ có những đóng góp quan trọng vào việc hiện đại hóa hệ thống tiền tệ quốc tế, đồng thời định hình lại cấu trúc thanh toán và tài chính toàn cầu. Những đồng tiền kỹ thuật số này sẽ tạo ra nhiều cơ hội đẩy mạnh chuyển đổi số tại các doanh nghiệp và định chế tài chính, trong quá trình tích hợp những đồng tiền kỹ thuật số đó vào hạ tầng thanh toán và tài chính.

Tại Việt Nam, theo nhận định và phân tích của các chuyên gia, việc chấp nhận đồng tiền kỹ thuật số là chưa phù hợp đối với thực tiễn hiện nay, tuy nhiên, nước ta cũng cần có sự chuẩn bị và đưa ra những kịch bản, giải pháp phù hợp, thận trọng để nắm bắt xu thế của thế giới. Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu nhằm phân tích một cách hệ thống, đầy đủ những vấn đề liên quan đến đồng tiền này, qua đó, cung cấp thêm các bằng chứng thực tiễn cho công tác quản lý, điều hành.

Tổng quan về tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành

CBDC là tiền pháp định dưới dạng kỹ thuật số được phát hành, kiểm soát và bảo đảm bởi NHTW của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có chủ quyền. CBDC ra đời nhằm số hóa tiền mặt; cung cấp một phương thức khả thi để kiểm soát nền kinh tế số; nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với đầy đủ các chức năng của tiền pháp định, CBDC được dự định là có thể trao đổi 1:1 với các hình thức tiền khác (tiền giấy, tiền kim loại và tiền gửi ngân hàng).

Có 2 mô hình CBDC tùy theo mục đích và phạm vi sử dụng: (i) Mô hình CBDC bán buôn giới hạn việc sử dụng cho thị trường và tổ chức tài chính, phục vụ thanh toán liên ngân hàng của các tổ chức tín dụng và (ii) Mô hình CBDC bán lẻ - phát hành rộng rãi cho công chúng để sử dụng thanh toán bán lẻ dưới hình thức giá trị tiền pháp định của tiền gửi hoặc ví điện tử cá nhân mở tại NHTW hoặc dưới dạng mã token.

Khác với Bitcoin hay những đồng tiền ảo khác, vốn được thiết kế để không phụ thuộc vào sự kiểm soát của bất kỳ công ty hay Chính phủ nào, CBDC giúp các chính phủ có thể dễ dàng kiểm soát về tài chính. Ngoài việc CBDC chỉ đơn giản là một phiên bản kỹ thuật số của tiền mặt do các NHTW phát hành, CBDC có thể thay thế tiền mặt, qua đó các chính phủ có thể dễ dàng theo dõi các giao dịch tài chính để ngăn chặn hành vi trốn thuế, rửa tiền hoặc tham nhũng.

CBDC sẽ tận dụng phần lớn công nghệ tương tự của tiền điện tử khác, cho phép thanh toán ngay lập tức, giải quyết nhanh hơn và chi phí giao dịch thấp hơn. CBDC có thể là phương tiện đảm bảo như một công cụ tài chính để tiếp cận các bộ phận dân cư không có tài khoản ngân hàng.

Như vậy, so với tiền mặt, CBDC được đánh giá là có tính minh bạch, độ tin cậy và bảo mật cao, ít rủi ro, có thể truy suất lịch sử giao dịch… Chính vì vậy, CBDC sẽ góp phần tạo ra cuộc cách mạng toàn cầu về thanh toán, với chi phí thấp, đơn giản và nhanh chóng, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành chính sách tiền tệ, giúp tiết giảm chi phí liên quan đến phát hành và lưu thông tiền mặt...

Đồng thời, với CBDC, NHTW có thêm công cụ giúp kiểm soát chính xác lượng cung tiền, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ đối với thúc đẩy nền kinh tế…

Thấy gì từ tiền kỹ thuật số của một số ngân hàng trung ương trên thế giới?

Động lực chính của các NHTW khi phát hành CBDC nhằm hạn chế rủi ro vốn có trong quá trình chuyển đổi mang tính toàn cầu sang thanh toán không dùng tiền mặt. Các NHTW chịu trách nhiệm về sự an toàn của hệ thống tiền tệ, nhưng trong một nền kinh tế mà các giao dịch đang bị chi phối bởi các công ty tư nhân với các nền tảng thanh toán trực tuyến như Apple Pay hoặc Alipay, rõ ràng, sẽ có những ảnh hưởng.

Cùng với đó, các loại tiền điện tử như Bitcoin hay đồng Diem do Facebook hậu thuẫn (trước đây là Libra) cũng là một mối đe dọa, có khả năng làm giảm đi vai trò của quả lý của NHTW, với CBDC, các NHTW sẽ hiện diện mạnh mẽ hơn trong đối với các nền tảng thanh toán trực tuyến này.

Các NHTW cũng nhìn thấy cơ hội đối với đồng tiền này trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tin cậy hơn và ít bị làm giả hơn, cũng như việc giảm chi phí phát hành so với tiền truyền thống. Tại các quốc gia nghèo hơn, các NHTW hy vọng CBDC sẽ đưa những công dân đang không dùng dịch vụ của hệ thống ngân hàng vào hệ thống tài chính và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Tại Trung Quốc, tháng 8/2019, công bố tại Diễn đàn Tài chính 40 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho hay, PBOC đang chuẩn bị phát hành đồng tiền kỹ thuật số riêng, tiến tới việc trở thành quốc gia phát hành đồng tiền kỹ thuật số riêng đầu tiên trên thế giới. Bằng việc phát hành đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình, PBOC có thể sử dụng đồng tiền để toàn cầu hóa đồng Nhân dân tệ. Đồng Nhân dân tệ điện tử eCNY đã được PBOC đưa vào thử nghiệm tại 4 thành phố. Gần đây, Trung Quốc tiếp tục mở rộng thử nghiệm tiền kỹ thuật số này tại các thành phố lớn hơn như Bắc Kinh và Thượng Hải. Việc phát hành đồng tiền kỹ thuật số eCNY nằm trong nỗ lực đưa các hình thức tiền kỹ thuật số mới vào lưu thông với mục tiêu tạo điều kiện cho người dùng dễ tiếp cận các công cụ tài chính trực tuyến.

Được đánh giá là đồng tiền có nhiều tiêu chuẩn khác biệt so với tiền mặt hay các loại tiền điện tử khác đang được lưu hành tại Trung Quốc, việc phát hành đồng tiền kỹ thuật số eCNY nằm trong nỗ lực đưa các hình thức tiền CBDC mới vào lưu thông với mục tiêu tạo điều kiện cho người dùng dễ tiếp cận các công cụ tài chính trực tuyến. Điều này cho thấy tham vọng của Trung Quốc đối với dự án tiền CBDC và mong muốn trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này.

Theo PBOC, đồng tiền kỹ thuật số này sẽ đem lại các lợi ích như: (1) Khả năng tính toán chính xác hơn các chỉ tiêu như tỷ lệ lạm phát và các tiêu chí kinh tế vĩ mô khác; (2) Tăng khả năng thu thập dữ liệu thời gian thực như việc phát hành, ghi sổ và lưu hành của tiền, góp phần làm tăng sức mạnh cho các công cụ chính sách tiền tệ và hỗ trợ nhà hoạch định chính sách; (3) Nâng cao khả năng phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và trốn thuế thông qua hoạt động của trung tâm dữ liệu lớn; (4) Giảm bớt việc cung cấp thông tin, báo cáo giữa các tổ chức tín dụng và nhà quản lý.

Tại Nhật Bản, Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) cho biết, đang lên kế hoạch thử nghiệm CBDC của mình vào đầu tài khóa 2021. BOJ dự định thiết lập một hệ thống trên internet để thử nghiệm các chức năng cơ bản của CBDC, trong đó có việc phát hành và lưu hành đồng tiền này. Kế hoạch thử nghiệm CBDC sẽ tiến hành theo 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn cuối cùng có sự tham gia của các cơ sở kinh doanh tư nhân và người tiêu dùng, nhằm kiểm tra tính khả thi và độ an toàn của đồng tiền kỹ thuật số với tư cách là phương tiện thanh toán song song với tiền mặt.

Tại châu Âu, NHTW châu Âu (ECB) đã khởi động tham vấn cộng đồng và bắt đầu các thử nghiệm để đưa ra quyết định có hay không nên tạo ra đồng EUR kỹ thuật số. Theo đó, đồng EUR này sẽ là phiên bản kỹ thuật số của đồng EUR hay tiền xu, sẽ được đấu thầu hợp pháp cũng như được ECB đảm bảo. Việc triển khai đồng tiền này cho phép các cá nhân lần đầu tiên được gửi tiền trực tiếp vào ECB.

Tháng 10/2020, một nhóm gồm 7 NHTW (gồm Anh, Canada, Mỹ, Nhật, Thụy Điển, Thụy Sĩ  và ECB) cùng Bank for International Settlements (BIS) đã công bố báo cáo đưa ra các tiêu chuẩn cho một đồng tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành. Tại Mỹ, Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang cho rằng, Mỹ muốn 'làm đúng hơn là đi đầu' trên lĩnh vực tiền kỹ thuật số.

Điều này cho thấy, việc xuất hiện các đồng tiền này chỉ là vấn đề thời gian, mặc dù, trong bối cảnh hiện nay, khả năng những đồng tiền này áp dụng rộng rãi có thể chưa cao. Về mặt kỹ thuật, các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, khuôn khổ pháp lý cho phép ứng dụng các đồng CBDC trong giao dịch cũng như phạm vi thử nghiệm và áp dụng vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn.

Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Tại Việt Nam, theo một số chuyên gia phân tích, việc chấp nhận đồng tiền kỹ thuật số trong giai đoạn này có thể là chưa phù hợp, tuy nhiên, Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị và đưa ra những kịch bản, giải pháp phù hợp, thận trọng để nắm bắt xu thế của thế giới. Mặc dù, lợi ích cũng như rủi ro của CBDC bán lẻ (sử dụng rộng rãi) vẫn chưa được chứng minh, nhưng với việc phát hành đồng eCNY của PBOC chắc chắn sẽ có tác động đến Việt Nam trong trường hợp đối tác thương mại phía Trung Quốc muốn thanh toán bằng các đồng này.

Trong tương lai, nếu CBDC trong thanh toán doanh nghiệp được sử dụng phổ biến, Việt Nam nên cân nhắc đối với CBDC, bởi đây là yêu cầu đặt ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, các quyết định liên quan đến CBDC cần lưu ý việc phát hành đồng tiền này có hỗ trợ cho Ngân hàng Nhà nước đạt được các mục tiêu như: Ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trước mắt, vấn đề đặt ra là Ngân hàng Nhà nước cần khảo sát kinh nghiệm quốc tế; đồng thời, nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp luật để đưa vào quản lý, trong đó, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng hành lang pháp lý đối với các mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số, công nghệ tài chính, thanh toán di động… đặc biệt là thiết lập các tiêu chuẩn của CBDC liên quan đến bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, bảo vệ chống lại việc lạm dụng dữ liệu người dùng, song song với các tiêu chuẩn toàn cầu về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố.

Tóm lại, việc xem xét sử dụng CBDC đòi hỏi cần xem xét, phân tích kỹ lưỡng các lợi ích và rủi ro có thể phát sinh, tuy nhiên, các nền kinh tế có mức độ ảnh hưởng cao thì quyết định sử dụng đồng tiền này sẽ tác động đến các đồng tiền chủ chốt, điều này cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các NHTW khác. Do vậy, theo dõi liên tục sự phát triển trong lĩnh vực này sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những phản ứng phù hợp và cần thiết đối với những thay đổi diễn ra ở các quốc gia khác. Mặc dù, có thể trong nhiều năm tới, các NHTW sẽ tiếp tục sử dụng đồng tiền pháp định truyền thống cùng với ví điện tử, nhưng việc sử dụng tiền tệ kỹ thuật số đầy tham vọng này rất có thể sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

1.Cấn Văn Lực (2020), Quản lý tiền kỹ thuật số, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách với Việt Nam, https://tinnhanhchungkhoan.vn/quan-ly-tien-ky-thuat-so-kinh-nghiem-quoc-te-va-ham-y-chinh-sach-voi-viet-nam-post240707.html;

2.Trần Hùng Sơn – Hoàng Trung Nghĩa (2019), Ngân hàng trung ương và tương lai của tiền kỹ thuật số, Báo cáo nghiên cứu;

3.Trần Hùng Sơn (2021), Đồng nhân dân tệ số và chính sách cho Việt Nam; https://vietstock.vn/2021/03/dong-ndt-so-va-chinh-sach-cho-viet-nam-757-837007.htm;

4.Hồ Quốc Tuấn (2020), Trào lưu tiền kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương, Tạp chí tài chính online, https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/trao-luu-tien-ky-thuat-so-cua-cac-ngan-hang-trung-uong-329086.html;

5.Anh Thư (2021), Xu hướng phát triển tiền kỹ thuật số quốc gia, Tạp chí tài chính Online; https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/xu-huong-phat-trien-tien-ky-thuat-so-quoc-gia-332099.html.

(**) Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 8/2021.


Nguồn: tapchitaichinh.vn

TIN LIÊN QUAN

Nigeria ra mắt tiền số pháp định đầu tiên ở châu Phi

Nigeria đang sẵn sàng cho việc ra mắt thí điểm đồng tiền số mới của nước này với tên gọi eNaira vào ngày 1/10.

Ukraine cảnh báo nguy cơ tấn công mạng trong ngày Quốc khánh

Ngày 17/8, Ngân hàng Trung ương Ukraine (NBU) cảnh báo đến tất cả người dân và gửi điện đến các ngân hàng về nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công mạng trong dịp Quốc khánh của nước này ngày 24/8 sắp tới.

Công bố 72 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học công nghệ

Nhân kỷ niệm 72 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9/1945-2/9/2017), ngày 28/8, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam

Tôn vinh những sáng tạo KH&CN với sự nghiệp phát triển đất nước

Ton vinh nhung sang tao KH&CN voi su nghiep phat trien dat nuoc Khoa học - Công nghệ

Thanh toán điện tử tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế Philippines sau đại dịch

Chính phủ Philippines đã ưu tiên các phương thức thanh toán điện tử và thương mại điện tử TMĐT trong nỗ lực thúc đẩy tài chính bao trùm và kỹ thuật số trên khắp đất nước.

Australia tài trợ 4 dự án chuyển đổi số ở Việt Nam

Chính phủ Australia mới đây đã công bố khoản tài trợ gần 1,4 triệu Australia cho 4 dự án ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chuyển đổi số CĐS, với kỳ vọng sẽ tạo nên những tác động tích cực tại Việt Nam.

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công tại Việt Nam

Qua 05 năm thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 hoạt động TTKDTM tại Việt Nam nói chung và đối với dịch vụ công nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, trước yêu cầu thực

Apple đồng loạt tung ra iOS 12.1 beta 4, tvOS 12.1 beta 4 và watchOS 5.1 beta 4

Như thông tin đã đề cập ở trên, trong bản cập nhật thử nghiệm mới của iOS, tvOS và watchOS tập trung chủ yếu vào việc cải thiện hiệu suất nhằm mang lại cho thiết bị khả năng hoạt động ổn định và giúp người dùng

THỦ THUẬT HAY

Cách chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng một mạng

Giả sử bạn có một hệ thống bao gồm đầy đủ các hệ điều hành như Windows, Mac và Linux, vậy làm thế nào để bạn có thể chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux giữa chúng trong cùng một mạng. Bài viết dưới đây sẽ mật bí

Hơn 100 bài tập Python có lời giải(code mẫu )

Hơn 100 bài tập Python kèm code mẫu được anh chàng zhiwehu chia sẻ trên Github, tuy nhiên, lời giải của loạt bài tập này được viết trên phiên bản Python đã cũ. Sau đây Quản Trị Mạng sẽ Việt hóa và chỉnh sửa để phù hợp

Cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện

Ngoài nấu cơm, bạn có thể dùng nồi cơm điện để nấu món bánh bông lan thơm ngon tại nha rất dễ dàng.

Cách gõ biểu tượng Apple đơn giản mà không cần cài thêm các công cụ của bên thứ 3

Mặc định Apple chỉ hỗ trợ người dùng gõ biểu tượng 'trái táo cắn dở' trên máy tính Mac bằng tổ hợp phím, tuy nhiên người dùng hoàn toàn có thể gõ biểu tượng trên những thiết bị khác như iPhone hay iPad bằng mẹo vặt đơn

Cách soạn thảo bằng giọng nói với ứng dụng Speechnotes

Với ứng dụng Speechnotes – Speech To Text, bạn có thể soạn thảo như một phần mềm soạn thảo văn bản thông thường hoặc đặc biệt hơn là nhập văn bản bằng giọng nói với hơn 100 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá camera hành trình Webvision S5 giá 2,19 triệu đồng

Trên hộp in hình ảnh sản phẩm cũng như tên hãng, cũng như điểm nhấn là camera với 2 mắt ghi đồng thời cả trước và sau xe.

Đánh giá Redmi 3S Prime: "quái thú" cho người dùng phổ thông

Xiaomi chưa bao giờ làm người dùng hết kinh ngạc về mức giá của mình. Mới đây, Xiaomi đã chính thức tung ra chiếc Redmi 3S prime của hãng với...

Đánh giá AMD Athlon X4 880K – "Bình mới rượu cũ"

Bên cạnh giải pháp tản nhiệt mới Wraith Cooler, AMD cũng chính thức bán ra thị trường loạt bộ xử lý mới vào đầu tháng Ba vừa qua. Trong đó phổ thông nhất là mẫu Athlon X4 845 có...