Cải cách hành chính: Cần tăng cường các tiện ích thông minh, nền tảng số

Đó là một trong số các nội dung quan trọng được nêu rõ tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 2/9/2021 do Chính phủ mới ban hành về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.

Chỉ thị nêu rõ, CCHC là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong việc đổi mới và phát triển đất nước, đồng thời là giải pháp đột phá góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, công tác CCHC đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cũng cho thấy, công tác CCHC ở một số ngành, lĩnh vực, địa phương còn chậm, kết quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Để khắc phục những hạn chế và tích cực, tăng cường việc thực hiện Chương trình đồng bộ, hiệu quả, Chỉ thị yêu cầu:

Sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ CCHC được giao.

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương tăng cường quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh CCHC, xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển.

Cải cách hành chính: Cần tăng cường các tiện ích thông minh, nền tảng số

Hướng dẫn người dân tra cứu thông tin quy hoạch tại bộ phận 'một cửa' quận Long Biên. Ảnh Viết Thành

Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi, đánh giá Chỉ số cải CCHC hàng năm; lấy người dân làm trung tâm và sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Đặc biệt, đối với các vấn đề mới, chưa có quy định hoặc quy định đã vượt qua thực tiễn cần mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội. 'CCHC là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, do vậy cần tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự đồng thuận, thống nhất của người dân, tổ chức và xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC', Chỉ thị nhấn mạnh.

Hoàn thiện thể chế về kinh doanh, cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển

Đối với các vấn đề phát triển kinh tế, Chỉ thị nêu rõ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi; hoàn thiện thể chế về kinh doanh và cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển lành mạnh, giảm thiểu chi phí giao dịch phi chính thức; khẩn trương hoàn thành rà soát, thống kê, đánh giá và đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ...

Đối với vấn đề cán bộ, công chức, viên chức, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong triển khai từng nhiệm vụ CCHC; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, nhiệm vụ; thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh tác phong, lề lối và thái độ làm việc của công chức tại Bộ phận một cửa các cấp; xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ nhân dân...

Chỉ thị cũng yêu cầu cần tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương; giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn.

Đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết TTHC

Bên cạnh đó, Chỉ thị yêu cầu cần đảm bảo thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh tác phong, lề lối và thái độ làm việc của công chức tại Bộ phận một cửa các cấp; xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ nhân dân; khẩn trương hoàn thành việc rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

CCHC cần xác định lấy người dân làm trung tâm và sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước (Ảnh minh họa Internet)

Đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết TTHC phải theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo nguyên tắc quản lý ngành, lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân.

Tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn về xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo quy định của Chính phủ cần được đẩy nhanh. Các quy định về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý cần được thực hiện nghiêm; bảo đảm cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt công chức, viên chức. Thanh tra, kiểm tra cần được tăng cường để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.

Hoàn thiện khung pháp lý và các cơ sở dữ liệu quốc gia, các nền tảng ứng dụng số

Chỉ thị cũng yêu cầu tăng cường ứng dụng CNTT và công nghệ số để chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ; tích hợp các mẫu đơn, tờ khai và các giấy tờ có nội dung thông tin trùng lặp; cung cấp các tiện ích thông minh, nền tảng số hỗ trợ người dân, DN  khi giải quyết hồ sơ TTHC.

Nguồn lực cần được ưu tiên, tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo lộ trình, trong đó tập trung hoàn thiện khung pháp lý và các cơ sở dữ liệu quốc gia, các nền tảng ứng dụng số nhằm đổi mới mạnh mẽ phương thức chỉ đạo điều hành, quản lý từ thủ công truyền thống chuyển sang điện tử và dựa trên dữ liệu số, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và chất lượng cung ứng dịch vụ công cho người dân, tổ chức trên môi trường số.

Như vậy, với những yêu cầu Chỉ thị thị nêu, thì giờ đây nhiệm vụ của chúng ta là nghiêm túc, nỗ lực, quyết tâm triển khai, thực hiện và chỉ khi làm tốt các yêu cầu, nhiệm vụ này, chúng ta chắc chắn thu được nhiều thành quả hơn nữa trong công tác CCHC; sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và xã hội. Điều quan trọng hơn, Chỉ  thị  giúp chúng ta đi đúng trên con đường định hướng, hướng đến mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số kiến tạo trong tương lai gần./.

TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 6 liên tiếp dẫn đầu chỉ số CCHC trong số các Bộ, ngành

Giai đoạn 2021-2030, ngành Ngân hàng sẽ tập trung vào 3 trụ cột chính, gồm cải cách, hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa phương thức điều hành.

Bình Dương hiện thực hóa nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả

Theo kết quả công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước SIPAS năm 2020, Bình Dương xếp hạng 4/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đứng đầu khu vực phía

Kết quả nổi bật trong công tác cải cách hành chính 6 tháng năm 2021 của Thái Nguyên

Những nỗ lực của tỉnh Thái Nguyên trong thực hiện nhiệm vụ về cải cách hành chính CCHC đã được ghi nhận ở kết quả đánh giá chỉ số CCHC năm 2020. Theo đó, Thái Nguyên đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố, tăng 2 bậc so với năm 2019 và tăng 6 bậc so với

Ngành Kiểm toán Nhà nước: Nâng tầm công nghệ trong cải cách hành chính

Thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước KTNN luôn xác định công nghệ thông tin CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực trong hiện đại hóa mọi mặt hoạt động, đặc biệt là cải cách hành chính. Chính vì vậy, từng bước một, KTNN đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ,

EVN phấn đấu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025

Phát hành văn bản điện tử, lập hồ sơ công việc trên môi trường mạng số hóa các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh... là những đổi mới của Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN trong công tác cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả

Bắc Ninh: Đẩy mạnh nhiều giải pháp xây dựng chính quyền điện tử hiện đại

Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, toàn diện công tác cải cách hành chính, nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính TTHC, đổi mới hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động Trung tâm Hành chính

Tiền Giang: Cải cách hành chính và ứng dụng CNTT để phục vụ người dân tốt hơn

Trong những năm trở lại đây, Tiền Giang là một trong những tỉnh nằm trong tốp 10 của cả nước về chỉ số Sẵn sàng ứng dụng và Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ICT Index. Tiền Giang đã và đang từng bước hoàn thiện nền tảng xây

Ưu tiên ứng dụng CNTT trong phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030

Để hòa nhập cùng các bước tiến trong thời đại mới, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn là vấn đề trọng tâm của đất nước. Dựa trên tình hình thực tại, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các chính sách phù

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn diệt mã độc tống tiền trên máy tính

Hướng dẫn diệt mã độc nguy hiểm CTB-Locker chuyên tống tiền máy tính người dùng tại Việt Nam.

Kiểm tra máy tính Windows 10 có hỗ trợ Miracast hay không

Miracast là công nghệ không dây tiên tiến có thể giúp kết nối laptop với tivi, chiếu màn hình máy tính Windows 10 trực tiếp lên TV, máy chiếu, màn hình và các thiết bị phát trực tuyến khác hỗ trợ Miracast. Nếu mới mua

Hướng dẫn cách chuyển đổi từ iOS Developer beta sang Public beta

Nếu như bạn chưa biết thì chương trình thử nghiệm iOS mới của Apple sẽ bao gồm hai đối tượng riêng biệt là các nhà phát triển (Developer beta) và người dùng công khai (Public beta), trong đó nhóm người dùng thuộc

Giờ xanh trong nhiếp ảnh là gì? Liệu có khác với Giờ vàng?

Giờ xanh là khái niệm trong nhiếp ảnh, dùng để chỉ khoảng thời gian 'thần thánh' khi bầu trời sẽ chuyển sang các tông màu khác nhau rất bắt mắt. người chụp không phải lo về ánh sáng quá gắt hay bóng đổ.

Nếu máy tính của bạn không đủ cấu hình để cài đặt Windows 11, đây là cách vượt rào

Windows 11 đã chính thức ra mắt từ ngày 5 tháng 10 vừa qua. Mặc dù đây được đánh giá là một bản nâng cấp cực lớn dành cho cộng đồng người dùng Windows, song Windows 11 cũng tạo ra một số trở ngại cho những người muốn

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá OnePlus 5: Sức mạnh siêu phàm trong một thân hình hơi nhàm

Ở phiên bản mới nhất là OnePlus 5, ngoài việc kế thừa hai thế mạnh đó, máy còn được trang bị thêm một món ăn chơi là cụm camera kép kèm tính năng Portrait Mode giống như iPhone 7 Plus.

Trên tay nhanh Samsung Gear Sport: xứng đáng thay thế cho Gear S3

Nó gọn gàng hơn, mặt chỉ 42mm nên sẽ dễ mang hơn. Thiết kế cũng mềm mại và tương lai hơn, cả hai giới đều có thể mang tốt, chứ không chỉ dành cho nam giới như Gear S3.

Đánh giá chi tiết Infinix S2: Phổ cập camera kép cho phân khúc giá rẻ

Xu hướng camera selfie kép đang được một số hãng áp dụng trong gần 1 năm trở lại đây. Tuy nhiên, những sản phẩm sở hữu công nghệ này thường có mức giá khá cao và rất khó để người dùng với tới. Nhưng bây giờ điều này