[Mới] Bật mí số may mắn 12 con giáp năm 2025 để tăng tài lộc
Chuyển đổi số: 1 trong 7 yếu tố quan trọng tạo nên sự kiên cường cho doanh nghiệp
Theo báo cáo Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi do Deloitte công bố ngày 30/8, tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đại dịch đã đẩy nhanh một số hành động nhất định. Dữ liệu từ báo cáo cho thấy: 69% các DN được khảo sát cho biết đại dịch đã thúc đẩy đáng kể quá trình CĐS trong DN của họ - không chỉ châm ngòi mà còn làm bùng nổ tốc độ áp dụng công nghệ; 61% các DN mong đợi hình thành các quan hệ đối tác và liên minh mới và 60% DN được hỏi tin rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế lại do hậu quả trực tiếp của đại dịch.
Đây là báo cáo thứ ba của Deloitte trong năm nay về thị trường DN tư nhân trên toàn cầu, kết quả cho thấy nhiều DN tư nhân tin rằng họ trở nên kiên cường hơn trong môi trường sau đại dịch, bất chấp những thách thức to lớn trên thị trường trong năm qua. Trên thực tế, hơn 2/3 nhà lãnh đạo tham gia khảo sát tin tưởng vào triển vọng của DN mình trong 12 tháng tới.
Delloite công bố báo cáo trực tuyến tại Việt Nam
Khảo sát được thực hiện với 2.750 lãnh đạo của các DN tư nhân trên 33 quốc gia từ ngày 21/01 đến ngày 09/03/2021. Deloitte nhận thấy phần lớn DN tư nhân đang trong quá trình xây dựng khả năng phục hồi đều tập trung vào 7 yếu tố chính: chiến lược, tăng trưởng, vận hành, công nghệ, lực lượng lao động, nguồn vốn và xã hội.
Các DN tham gia khảo sát tự đánh giá tình hình DN trong việc thực hiện các yếu tố thể hiện sự kiên cường này để xây dựng 'thang điểm khả năng phục hồi'. Dựa trên phần trả lời cho những câu hỏi được đưa ra, các DN tham gia khảo sát được phân thành 3 loại: nhóm các DN có khả năng phục hồi cao, nhóm các DN có khả năng phục hồi trung bình, và nhóm các DN có khả năng phục hồi thấp.
Khảo sát cũng nhận định, các tổ chức có khả năng phục hồi cao thường lạc quan hơn về tiềm năng tăng trưởng dài hạn của họ so với các DN có khả năng phục hồi thấp, với tỷ lệ 52% các DN có khả năng phục hồi cao đặc biệt tin tưởng vào triển vọng DN trong 3 năm tới, so với chỉ 15% của các DN có khả năng phục hồi thấp.
So sánh giữa lãnh đạo của các DN tư nhân khác trên toàn cầu, lãnh đạo tại Hoa Kỳ là những người lạc quan nhất về doanh thu, lợi nhuận và năng suất trong năm tới.
Bên cạnh đó, các lãnh đạo DN tin rằng tăng trưởng và công nghệ, bao gồm CĐS, là những yếu tố nằm trong danh mục các yếu tố quan trọng nhất đối với các DN kiên cường.
Ông Jason Downing, Phó Chủ tịch Deloitte LLP kiêm Phó Tổng Giám đốc phụ trách Deloitte Private Hoa Kỳ, cho biết: 'Báo cáo toàn cầu của Deloitte đã nêu bật những bước tiến của các DN tư nhân trên nhiều lĩnh vực, bao gồm CĐS, thiết kế lại chuỗi cung ứng và công việc trong tương lai. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh sự khác biệt rõ rệt giữa các DN có khả năng phục hồi thấp và các DN có khả năng phục hồi cao. Các tổ chức có khả năng phục hồi cao có xu hướng đầu tư nhiều hơn để tăng trưởng và đánh giá mục đích của họ trong bối cảnh xã hội đang có nhiều thay đổi'.
Còn theo ông Richard Loi, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Deloitte Private Đông Nam Á và Singapore, nghiên cứu này cũng mang lại nhiều giá trị cho một số khách hàng DN tư nhân của Deloitte tại Đông Nam Á - nơi đại dịch buộc các nhà lãnh đạo phải tăng tốc độ chuyển đổi để ứng phó với những thách thức của một môi trường chuyển động nhanh và không chắc chắn. Mặc dù CĐS có thể đã là một yêu cầu bắt buộc rõ ràng, nhưng lộ trình triển khai còn gặp nhiều thách thức. Các giải pháp số ngày càng trở nên quan trọng đối với các DN khi các CEO vừa tìm cách tối ưu hóa nguồn lực hiện tại, vừa tìm cách xây dựng một nền tảng sẵn sàng cho sự đổi mới và lợi thế cạnh tranh trong tương lai.
Bài học cho các DN Việt Nam
Chia sẻ về giá trị của báo cáo, ông Bùi Tuấn Minh, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Deloitte Private, Việt Nam chia sẻ: 'Báo cáo không chỉ nêu ra cách thức các DN tư nhân trên thế giới ứng phó với khủng hoảng đại dịch Covid-19, mà còn đưa ra 7 yếu tố quan trọng trong lộ trình xây dựng khả năng phục hồi, giúp DN định vị và giành được ưu thế cạnh tranh trong một môi trường không ngừng biến động và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến từ đại dịch Covid-19 trong hiện tại và tương lại'.
Ông Bùi Tuấn Minh: Báo cáo đưa ra 7 yếu tố quan trọng trong lộ trình xây dựng khả năng phục hồi
Dựa vào dữ liệu thu thập và phân tích của chuyên gia Deloitte từ báo cáo, ông Minh cho biết DN tư nhân Việt Nam có thể tham khảo và áp dụng những bài học thực tiễn của các DN tư nhân trên thế giới, từ đó, giúp hoạch định chiến lược và xây dựng những kế hoạch phù hợp hơn, trở nên kiên cường để vững vàng chèo lái DN vượt qua mọi thách thức.'
Cụ thể, DN Việt Nam rà soát việc thực thi 7 yếu tố tạo nên DN kiên cường, từ đó có thể đánh giá khả năng phục hồi của DN mình trong và sau khủng hoảng; tổ chức thảo luận trong DN về các câu hỏi phát triển tư duy được nêu trong báo cáo.
Trong báo cáo của Deloitte có tổng cộng 25 câu phát triển tư duy dành cho các lãnh đạo DN, phân tích nhiều khía cạnh hơn trong gian đoạn này. Ví dụ như: (1) Sự gián đoạn trên thị trường có tác động thế nào đến mô hình kinh doanh của DN; (2) Cách thức DN đã và sẽ phản ứng với sự thay đổi về sở thích của khách hàng? (3) Tác động lâu dài của những thay đổi này là gì? Mô hình kinh doanh của DN sẽ như thế nào? (4) Công nghệ đóng vai trò gì trong nỗ lực nâng cao năng suất lao động của DN?
Ông Minh cho rằng lãnh đạo DN thống nhất ưu tiên yếu tố nào phù hợp với đặc thù của DN mình và tập trung vào hành động. Hành động để biến tất cả những lo lắng và mối quan tâm của DN về sự thất bại trong ngắn hạn hay dài hạn thành nguồn năng lượng tích cực. Năng lượng tích cực này sẽ giúp tăng thêm sức mạnh trong giai đoạn này. Hành động quyết định đến 90% khả năng thành công.
Trước bối cảnh đại dịch, ông Minh, lưu ý lãnh đạo DN cần nhớ 'Khi trái đất dường như đang chậm lại do đại dịch, mọi thứ diễn ra nhanh hơn'.
DN đầu tư vào CĐS có khả năng phục hồi cao gấp 2 lần
Báo cáo cũng chỉ ra một số điểm chính trong đáng chú ý về tăng trưởng và lực lượng lao động, thúc đẩy đầu tư công nghệ, tập trung sâu hơn cho mục đích hoạt động mà các DN có thể tham khảo.
Tăng trưởng và lực lượng lao động
Theo báo cáo của Delloite, trong khi đa số DN tham gia khảo sát dự đoán những tác động của đại dịch trên diện rộng có thể tiếp tục ảnh hưởng và kéo dài trong vài năm tới, họ tin rằng DN của họ sẽ phục hồi sau cuộc khủng hoảng trong 12 tháng tới. Các DN tư nhân dường như đã đặt nền tảng cho sự thay đổi về lực lượng lao động bằng cách sắp xếp lực lượng nhân sự và thiết lập lại tổ chức theo hướng linh hoạt hơn, hoàn thành các công việc tốt hơn với các đội nhóm nhỏ và độc lập hơn, bao gồm: Các DN có khả năng phục hồi cao (19%) nói rằng họ đã hoàn toàn thay đổi bản chất công việc tại tổ chức và 38% nói rằng họ đang trên hành trình chuyển đổi; Các DN có khả năng phục hồi cao có khả năng hỗ trợ cho nhân viên nhiều hơn so với các DN có khả năng phục hồi thấp (66% so với 48%).
Lợi ích của CĐS thúc đẩy đầu tư công nghệ
Các lãnh đạo DN kỳ vọng cao về lợi nhuận mà các khoản đầu tư cho công nghệ sẽ mang lại cho DN của mình, đồng thời, có kế hoạch tiếp tục tăng quy mô các khoản đầu tư vào công nghệ.
Trong những DN đã bắt đầu triển khai quá trình CĐS trước khi khủng hoảng xảy ra hoặc hiện đang trong quá trình, DN có khả năng phục hồi cao có tỷ lệ gần gấp 2 lần so với các DN có khả năng phục hồi thấp (80% so với 43%).
Sự khác biệt trong việc nhìn nhận tầm quan trọng của CĐS đối với sự phát triển của DN giữa DN có khả năng phục hồi cao và thấp là 18%.
Các DN cũng đầu tư cho công nghệ trong các lĩnh vực khác. Trong 12 tháng tới, bảo mật thông tin được coi là lĩnh vực đầu tư công nghệ phổ biến nhất theo 39% số người tham gia khảo sát, tiếp theo là điện toán đám mây (38%) và phân tích dữ liệu (37%).
Tập trung sâu hơn vào mục đích hoạt động
Mục đích hoạt động và sự tín nhiệm luôn gắn liền trong văn hóa và nền tảng của các DN tư nhân, và hai yếu tố trên đặc biệt trở nên quan trọng trong năm 2020. Báo cáo nhận định: Gần 70% các DN tham gia khảo sát cho biết tầm quan trọng của mục đích hoạt động ngày càng tăng do khủng hoảng đại dịch Covid-19.
Xét trên phương diện này, những DN có khả năng phục hồi cao đang chiếm ưu thế với tỷ lệ 84% khi các nhà lãnh đạo cho biết họ đang tập trung nguồn lực vào mục đích hoạt động.
Bà Hà Thu Thanh: Bản chất này giúp DN phục hồi và đi nhanh hơn, đầu tiên là phải CĐS
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV - Deloitte Việt Nam chia sẻ thêm: 'Khủng hoảng là cú 'sốc' rất mạnh, và chúng ta phải thừa nhận. Một là, những thứ không chắc, sẽ bị rơi, và khi rơi sẽ bị hỏng. Hai là, chắc nhưng vừa phải, có nghĩa là bị rung lắc rất mạnh. Thứ ba là bị rung lắc nhưng rất chắc'. Đây cũng là ba nhóm đối tượng mà trong báo cáo tập trung ở đối tượng thứ hai và thứ ba. Dù gặp phải sự cố rung lắc mạnh, nhưng tới thời điểm này vẫn còn đứng được, dù quy mô và hoạt động bị ảnh hưởng.
Theo bà Thanh, những DN này đồng thời với ứng phó phải nghĩ tới phục hồi và phát triển như thế nào sau khi đi qua đại dịch. Bản chất này giúp DN phục hồi và đi nhanh hơn, trong đó đầu tiên là phải CĐS./.
TIN LIÊN QUAN
Những thương vụ M&A doanh nghiệp công nghệ lớn trong năm 2021
Trong 8 tháng đầu năm 2021, chúng ta đã chứng kiến nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập trị giá hàng tỷ USD trong lĩnh vực phần cứng, phần mềm và dịch vụ công nghệ.
Có nên tiếp tục làm việc từ xa khi thế giới quay lại “bình thường mới”?
Đại dịch đã cho thấy các công ty nên giảm mối tập trung vào địa điểm làm việc, thay vào đó hãy tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm làm việc của nhân viên.
170 doanh nghiệp ICT nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bất chấp dịch Covid-19
7 tháng đầu năm 2021, dòng vốn FDI vào Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 3,8 so với năm ngoái. Riêng lĩnh vực ICT có gần 170 doanh nghiệp DN ICT gồm DN phần mềm, viễn thông, điện - điện tử đầu tư vào Việt Nam.
Đại dịch đã tăng tốc chuyển đổi số trong các ngành kinh tế
Đại dịch COVID-19 đã chứng minh vai trò quan trọng của công nghệ trong việc giúp các doanh nghiệp, công dân và xã hội thích ứng.
Doanh nghiệp cần lưu ý gì để không chuyển đổi số thất bại sau đại dịch?
Đại dịch đã thúc đẩy các doanh nghiệp DN chuyển đổi số CĐS, tăng tốc quá trình CĐS. Tuy nhiên, khi thế giới trở về bình thường mới, công cuộc CĐS sẽ diễn ra như thế nào và DN cần lưu ý gì
Trọng tâm chiến lược là tận dụng thời gian này để đẩy nhanh chuyển đổi số
Đẩy nhanh chuyển đổi số là một trong những giải pháp quan trọng để tạo động lực mới cho tăng trưởng và phục hồi kinh tế.
Internet vạn vật có thể giúp SME bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0
Các doanh nghiệp DN nhỏ và vừa SME rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu nhưng những DN này lại đang mất dần vị thế trong cuộc Cách mạng Công nghiệp CMCN 4.0.
FPT eCovax giúp tăng cường “kháng thể số” cho DN vận hành không gián đoạn trong Covid-19
Với mong muốn đồng hành với các doanh nghiệp DN vượt qua những thách thức của đại dịch, FPT đã triển khai miễn phí một năm chương trình FPT eCovax với kỳ vọng giúp các DN bổ sung những kháng thể số để kinh doanh không gián đoạn.
THỦ THUẬT HAY
Xây dựng dữ liệu đám mây chuyên nghiệp với OwnCloud 6
Chắc hẳn ai đã từng sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây nổi tiếng BOX Cloud, Skydrive hay sử dụng dịch vụ đám mây Google Driver... Đều cảm thấy hài lòng về dịch vụ lưu trữ đám mây tuyệt với này với dung lượng cực lớn, các
Những công cụ hỗ trợ cài đặt ứng dụng bản quyền miễn phí cho IOS
Ở bài viết này, TCN xin tiếp tục chia sẻ phần 2 của chủ đề bài viết tổng hợp công cụ hỗ trợ cài đặt ứng dụng bản quyền miễn phí, app mod chức năng, game hack và tiện ích v.v... dành cho thiết bị iOS mà không cần
7 công cụ khắc phục các sự cố mạng tốt nhất
Các sự cố mạng luôn luôn xảy ra. Khi bạn không thể kết nối Internet, bạn sẽ cảm thấy bức bối và muốn kết nối lại càng nhanh càng tốt. Hãy xử lý các vấn đề về mạng đang gặp phải với 7 công cụ tuyệt vời sau đây.
Hướng dẫn kiểm tra bảo hành CPU Intel nhanh chóng
Tham khảo quy trình kiểm tra bảo hành CPU Intel trong bài viết, bạn sẽ có thêm kiến thức để lựa chọn được sản phẩm chính hãng, đồng thời hiểu sâu hơn về quyền lợi của bản thân khi mua hàng.
Điểm danh những app VPN tốt nhất cho smartphone
Những công cụ này cho phép người dùng duyệt Internet tại các mạng công cộng mà không sợ người khác có thể nhìn thấy, đánh cắp các thông tin cá nhân cũng như biết được bạn đang truy cập vào đâu, tìm kiếm nội dung gì?
ĐÁNH GIÁ NHANH
Đánh giá Ford Explorer Limited 2017 - Ngập tràn công nghệ và tiện nghi
Explorer vẫn luôn là một trong những dòng sản phẩm quan trọng nhất của Ford kể từ khi mẫu xe này trình làng năm 1990.
Đánh giá pin iPhone 13 mini: Nhỏ nhưng có võ, dùng 1 tiếng chỉ tụt 7% pin
iPhone 13 mini là bản kế nhiệm của iPhone 12 mini và đã được nâng cấp về pin. Tuy nhiên, dung lượng pin iPhone 13 mini chỉ dừng ở con số 2.438 mAh. Với con số này thì liệu iPhone 13 mini cho thời gian sử dụng được bao
Đánh giá camera Xiaomi Mi 5s: chụp ngoại cảnh cực đẹp, chụp đêm chưa ngon
Xiaomi Mi 5s sử dụng cảm biến Sony IMX378 mới nhất cho di động của Sony. Hãy cùng đánh giá xem khả năng chụp ảnh và quay video của camera Xiaomi Mi 5s ra sao