Ảnh minh họa
Cách đây ít lâu, có nguồn tin cho rằng LG sẽ thay thế flagship G bằng cái tên khác. Tuy nhiên kế hoạch thực sự của hãng có thể còn dài và nhiều thứ để làm hơn thay vì chỉ đổi tên gọi. Sau 10 quý thua lỗ liên tiếp ở mảng di động, có lẽ đây là lúc thích hợp để LG thay đổi.
Trong buổi họp báo tại triển lãm CES 2018, CEO Cho Seong-jin đã chia sẻ về hướng đi và chiến lược của hãng dành cho mảng di động trong năm nay, kèm theo thời điểm ra mắt mẫu flagship mới. Ông cho biết:
'Chúng tôi sẽ ra mắt smartphone mới khi cần thiết. Nhưng chúng tôi không ra mắt chỉ vì “chạy theo” đối thủ. Kế hoạch của LG là giữ các sản phẩm hiện tại trong thời gian lâu hơn, có thể ra mắt một vài biến thể của dòng G và V.'
CEO của LG đã không trích dẫn các cuộc đấu tranh tài chính của bộ phận di động công ty, là một trong những lý do dẫn đến quyết định thay đổi chiến lược. Thay vào đó nói rằng, điều quan trọng là duy trì một nền tảng tốt trong một thời gian dài là do có những lo ngại về việc cung cấp vật liệu pin lithium.
Truyền thống hằng năm của LG là ra mắt 2 sản phẩm cao cấp vào nửa đầu và nửa cuối năm, thuộc 2 dòng khác nhau tương tự như Samsung. Tuy nhiên, hãng sẽ phải thay đổi thời gian này vì 2 năm gần nhất - G5 và G6 cho thấy nó không còn hiệu quả nữa.
LG có thể không ra smartphone mới theo chu kỳ, nhưng điều đó không có nghĩa rằng G7 và V40 sẽ không ra mắt trong năm nay.
Theo số liệu mới nhất, mảng di động của LG đã thua lỗ hàng trăm triệu USD. Nếu báo cáo quý 4/2017 vừa rồi lại lỗ, thì đây sẽ là quý thua lỗ thứ 11 liên tiếp của công ty Hàn Quốc.
Doanh thu của điện thoại thông minh giảm hơn 40% so với năm ngoái, giảm khoảng 700 tỷ won (tương đương 650 triệu đô la).
Park Won-jae, chuyên viên phân tích của Mirae Asset Daewoo Securities dự đoán mảng điện thoại di động LG sẽ không trở lại phong độ như xưa trong năm nay, nhưng sẽ tiến triển hơn so với năm ngoái.
Công ty cũng đang phát triển một hướng đi mới cho LG, ông Cho Seong-jin đã nói kế hoạch của công ty với các robot được trang bị trí thông minh nhân tạo và tự động lái. Và cho rằng, chính những ý tưởng này sẽ thúc đẩy việc gia tăng lợi nhuận từ việc kinh doanh robot trong tương lai.
Trích dẫn câu nói của ông: Việc kinh doanh robot không là nguồn lợi nhuận ngay từ bây giờ và cũng không hẳn là nguồn tài chính khổng lồ trong tương lai. Nhưng nó giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu công ty trong kinh doanh, và dự kiến sẽ có thêm lợi nhuận trong vòng 2,3 năm tới.
Để bắt tay vào quá trình này, ông và công ty không thể làm tất cả điều này một mình. Ông nói: “Chúng tôi dự định mua lại những công ty nhỏ và đầu tư vào kinh doanh liên quan”, nhằm bổ sung và hoàn thiện ý tưởng táo bạo này.
Nguồn: Koreaherald