Nếu bạn và tôi là những người đặt niềm tin vào công nghệ blockchain thì đây chính là một cuộc cách mạng. Một thứ mà trong sự phát triển của thế giới mới, các định chế tài chính mới, trật tự sẽ được lặp lại, công nghệ này là thứ không thể tránh khỏi trong tương lai. Với blockchain, thế giới có lẽ phẳng hơn bao giờ hết. Chính bởi công nghệ này sẽ đem lại sự công bằng mà không thể nào lựa chọn số phận nơi bạn sinh ra dù đó là Mỹ hay Việt Nam. Mọi người ai cũng sẽ có cơ hội được tiếp cận hệ thống banking thế hệ mới. Chúng ta sẽ có thể lấy lại được sự bảo mật về dữ liệu cũng như sự định danh của chúng ta.
Blockchain – Thế hệ đầu tiên, First layer
Trên thực tế hiện nay, blockchain chỉ đang là thế hệ công nghệ đời đầu, với những bước chân tập tễnh vì là người tiên phong. Phải, blockchain rất chậm, đắt đỏ và bị đầy lỗi cũng như thiếu các tính năng bảo mật.
Đây là thời điểm mà second layer xuất hiện. Second layer là những dự án, nền tảng và ác giao thức ở trên đỉnh của công nghệ blockchain. Đây là thứ sẽ giúp công nghệ này và các trải nghiệm của người dùng tốt hơn bao giờ hết.
Để xử lý thông tin dữ liệu của 7 tỷ người trên thế giới chưa kể đến các dữ liệu giao dịch trao đổi hàng ngày là điều không hề dễ dàng. Blockchain có thể đem đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhưng chúng ta không thể thấy được sự chấp nhận rộng rãi từ cộng đồng. Second layer là một trong những bước đi tiếp theo của cuộc cách mạng này.
Sau đây là 3 dự án second layer với những mục tiêu vô cùng lớn trong thế giới blockchain đang ở trong giai đoạn đầu. Bạn cũng đã có thể chưa từng nghe về nó, nhưng tất cả đều được gọi vốn rất tốt, kỹ thuật siêu việt và những team khủng để có thể làm nên những điều vĩ đại.
1) Counterfactual
Counterfactual là một giải pháp second layer cho Ethereum. Như những first layer blockchain khác Ethereum là những người tiên phong nên gặp những vấn đề của thế hệ đầu tiên. Quan trọng nhất là chi phí khá đắt đỏ. Một giao dịch có chi phí khoảng đâu đó $0,2 đô la (vẫn bị coi là đắt) và khá chậm chạp (mất khoảng vài phút để giao dịch có thể được xác nhận).
Counterfactual đem đến một khái niệm mới – geralized state channels (tạm dịch là những kênh thông tin chung) – có thể dịch chuyển các giao dịch này ra khỏi mạng lưới blockchain (off blockchain) nhưng vẫn thực hiện nó với các ưu điểm như khi đang được thực hiện trên mạng lưới blockchain (on blockchain). Kết quả cuối cùng, các giao dịch theo kiểu của Counterfactual sẽ rẻ hơn nhanh hơn nhưng hiện tại vẫn là không tin tưởng (trustless) và chưa là kết quả giao dịch cuối cùng.
Những kênh thông tin chung này là sự biến đổi của payment channels (các kênh thanh toán) và app-specific state channels (tạm dịch là kênh trạng thái app cụ thể). Cả hai đều cho phép người dùng tương tác với mạng lưới offchan qua một chuỗi các giao dịch và khi người dùng kết thúc xác nhận chuỗi giao dịch này vào mạng lưới blockchain trong một xác nhận to lớn hơn. Sự giảm thiểu xuống một xác nhận đơn này vào mạng lưới blockchain cho một nhóm gồm nhiều giao dịch sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc hơn.
Payment channels và app-specific state channels so với Geralized state channels
Trong khi những payment channels và app-specific state channels có biên độ sử dụng rất hẹp thì geralized state channels là một bước tiến mới hơn. Bạn có thể chơi cờ vua, đánh bài, trả tiền cà phê cho bạn của bạn và giao dịch các token tất cả trong cùng một channel mà không mất bất kì một khoản phí nào với tốc độ giao dịch là ngay lập tức.
Team phát triển của Counterfactual bào gồm Jeff Coleman, Liam Horne, and Li Xuanji với sự hậu thuẫn từ Vitalik Buterin, người sáng lập ra Ethereum và L4 Venture một quỹ đầu tư mạo hiểm.
2) TrueBit
Mục tiêu của TrueBit là giúp cho những giao dịch của Ethereum nhanh hơn và chi phí rẻ hơn. Dự án này muốn phát triển tới những tính phức tạp và lớn của các con số của các phép tính, đưa chúng ra khỏi mạng lưới blockchain và thực hiện trên mạng lưới của TrueBit. Việc xử lý dữ liệu off-chain giúp các phép tính này được thực hiện một cách nhanh rẻ, phi tập trung, hoàn toàn tin tưởng và đặc biệt quan trọng là được xác thực kiểm tra.
TrueBit đạt được điều này bằng việc tạo ra 2 nhóm người dùng trên network của họ – solvers và verifiers. Những người solvers sẽ hoàn thành các phép toán và được trả công bằng phí giao dịch và những người verifiers sẽ kiểm tra lại các nghiệm của phép toán, những người này cũng được trả phí để thực hiện điều này. Nếu bên verifiers không đồng ý với kết quả của nhóm solvers thì sẽ đưa phép tính lên thuật toán blockchain để xác nhận lại. Nếu nhóm verifiers đồng ý với nhóm solvers, những kết quả này sẽ được công nhận là đúng và không cần đến hệ thống blockchain (tốn chi phí và thời gian hơn).
Nhóm phát triển của TrueBit được đầu tư vốn bởi Polychain Capital (Ryan Zurrer/Olaf Carlson-Wee). Nhóm này là một nhóm có kinh nghiệm và thế mạnh được dẫn dắt bởi Jason Teutsch, và đã có những sản phẩm thực tế đang được người dùng sử dụng.
3) Agoric
Agoric được đưa ra để giải quyết các vấn đề khác. Đó là việc Ethereum smart contracts gặp khá nhiều lỗi và Solidity, ngôn ngữ sử dụng để tạo ra các smart contracts là một loại ngôn ngữ lập trình khó, ít lập trình viên biết đến.
Agoric sẽ giải quyết vấn đề trên bằng việc tạo ra một thứ định hướng mới, sử dụng ngôn ngữ thông dụng jаvascript làm gốc để viết các smart contracts. Đây là ngôn ngữ được tích hợp vào trong một layer nằm phía trên cùng để chuyển đổi qua Solidity.
Bởi vì thứ ngôn ngữ mới Agoric là dựa trên ngôn ngữ jаvascript, có khoảng 10 nghìn developers sẽ được thêm vào nhóm phát triển smart contracts. Điều này có thể tạo nên trào lưu sử dụng ồ ạt trong các ứng dụng. Một cách đột ngột sẽ có một nhóm lớn và đầy kinh nghiệm các developers có thể sử dụng được trong nhiều dự án trong bối cảnh này.
Agoric – Model Ocap hoàn toàn mới
Agoric tạo ra một model lập trình bảo mật hơn, dễ kiểm soát hơn gọi là object capability (ocap). Những model bảo mật truyền thống sẽ kết hợp với việc kiểm soát và định danh trong khi ocap sẽ tách biệt chúng ra. Hãy tìm hiểu một vài nguồn thông tin từ website của Agoric về các thảo luận các lợi ích và ưu điểm của ocap. Với sự cải thiện về bảo mật này, smart contracts sẽ được viết và tạo ra trong một ngôn ngữ Agoric mới. Điều này giúp cho các smart contracts kiểu này ít gặp lỗi, bảo mật hơn, và dễ dàng kiểm tra hơn.
Nguồn: Hackernoon