5 “hiểm hoạ” có thể khiến bạn mất Bitcoin mãi mãi và cách để ngăn chặn điều đó

Tuy mạng lưới Bitcoin có thể rất là an toàn, thế nhưng những thứ như là phương pháp bảo quản mật khẩu sai, phần mềm độc hại malware và lỗi người dùng có thể khiến bạn đánh mất vĩnh viễn chỗ tiền mà phải cày cuốc lắm mới kiếm được. Sau đây là 5 điều mà mọi trader cần lưu ý khi đang tung hoành ngang dọc trên thị trường tiền điện tử rình rập đủ loại hiểm nguy.

5 “hiểm hoạ” có thể khiến bạn mất Bitcoin mãi mãi và cách để ngăn chặn điều đó

Coin của bạn hiện có đang an toàn?

Tiền điện tử có thể bị thất lạc theo đủ loại cách, nhưng đa phần là do người dùng chủ quan và mắc lỗi. Đây là một vấn đề mà mọi người thường chẳng mấy tâm để ý, bởi ngoài việc giao dịch ra thì trader gần như chẳng biết gì thêm về bản chất kỹ thuật của loại công nghệ mà chỉ có dân chuyên mới rành này. Có đủ các khả năng để xảy ra sai sót và kết quả là bạn ôm đầu nằm một góc khi số dư trong ví bỗng dưng chuyển về 0.

1. Trữ tiền trên sàn giao dịch

Hiện đang có hàng nghìn nhà đầu tư tiền số giữ tài sản của mình trên sàn giao dịch với mục đích là cho thuận tiện là chính hoặc không biết đến sự tồn tại của các ví cá nhân, tức các ví tiền điện tử mà bạn tự mình nắm giữ private key. Các loại ví cứng như Trezor hay Ledger từ lâu đã có danh tiếng bảo đảm an toàn cho tiền của người dùng, cộng với dịch vụ hỗ trợ khách hàng tuyệt vời. Bên cạnh đó, chúng ta còn có nhiều ứng dụng ví trên di động như Samourai cũng cho người dùng khả năng toàn quyền quản lý private key của mình chứ không hề sao lưu lại gì hết.

Vậy vấn đề ở đây là gì? Khi bạn giữ tiền trên sàn, thì cũng chẳng khác gì bạn trữ tiền trong ví, chỉ khác là ví này là ví của sàn, và sàn sẽ giữ private key cho riêng họ. Bạn sẽ phải lệ thuộc nhiều hơn vào bên thứ ba này chứ không thể tự do như là có ví cá nhân riêng.

Và các sàn giao dịch trong thời gian qua đã trở thành “hũ mật” để bọn hacker lao vào đánh chén.

Nếu bạn đang sử dụng một nền tảng giao dịch ít tên tuổi nào đó mà không có biện pháp an ninh đàng hoàng, thì có nguy cơ cao tiền của bạn đang gặp nguy hiểm lớn. Cứ nhìn đi mà xem, chỉ trong nửa đầu năm 2018 này mà đã có hơn nửa tỉ đô la Mỹ tiền số bị tin tặc cuỗm đi mất. Dù đó là từ một sàn đang chờ cấp phép của Nhật như Coincheck hay là một sàn giao dịch hàng đầu Hàn Quốc và đã được cơ quan chức năng kiểm tra đầy đủ như Bithumb, thì điền đó cũng không quan trọng đối với bọn tội phạm. Miễn là đánh hơi được lỗ hổng thì chúng sẽ tấn công. Đấy là chưa kể bản chất khó bị truy dấu của tiền điện tử càng khiến bọn chúng cảm thấy an tâm và hành động tráo trợn hơn là so với đi cướp tiền mặt từ ngân hàng.

Cách để giảm thiểu rủi ro: Nếu được thì hãy trữ tiền của bạn trong một loại ví mà bạn có thể kiểm soát private key. Đừng nên giữ toàn bộ tài sản trên một sàn giao dịch, và hãy chắc rằng sàn bạn đang tin dùng là một cái tên có uy tín và sẽ không “bỏ của chạy lấy người nếu xảy ra sự cố”.

Đồng thời, hãy bảo đảm rằng bạn không bị dính các mánh khoé đánh cắp thông tin khi đang lướt web. Luôn kiểm tra kỹ tên miền bạn đang truy cập và tốt hơn thì hãy xài bookmark. Quan trọng nhất là đừng bao giờ truy cập vào sàn của bạn từ một đường link dẫn quảng cáo online.

2. Chơi ICO

Sau cơn bùng nổ của thị trường tiền điện tử hồi năm ngoái, năm 2018 này đã chứng kiến một làn sóng trỗi dậy mới của cả nghìn đợt ICO tiến hành bởi các công ty mà đang muốn tận dụng xu hướng gọi vốn mới này. Song, thực trạng là có quá nhiều các dự án phát hành token trong số ấy hoá ra lại là lừa đảo (scam). Thủ thuật chủ yếu của bọn cầm đầu ICO lừa đảo là sẽ quảng bá dự án của mình đến càng nhiều người nhất có thể, vẽ ra bức tranh tươi đẹp về cái ngày sản phẩm của chúng ra đời, từ đó dụ nhà đầu tư rót thêm các đồng tiền kỹ thuật số có giá trị cao như Bitcoin và Ether vào túi của chúng, để rồi ôm tiền chạy mất.

Theo một thống kê gần đây thì có đến 80% các token ICO bây giờ chỉ còn được giao dịch ở dưới giá phát hành. Trong số đó thì có cái thậm chí còn không có mục tiêu rõ ràng, “hứa thật nhiều và quên cũng thật nhiều”, hay thậm chí còn không có Blockchain.

Do đó, trừ khi bạn là người thích một chút mạo hiểm cho đời bớt nhạt, thì lời khuyên là hãy cứ bám lấy những cái tên top đầu như Bitcoin thay vì chọn những đồng coin mới toác mà đã được đội ngũ phát triển chi hàng triệu đô chỉ cho hoạt động marketing.

Cách để giảm thiểu rủi ro: Hãy nghiên cứu kỹ đội ngũ phát triển cùng dự án họ dang xúc tiến, cũng như quá khứ của họ.

Trục lợi bằng các mánh khoé gian xảo thì chẳng phải là điều gì đó quá mới mẻ trong cuộc sống ngày nay của chúng ta, vì con người đã luôn mơ về cách kiếm một đống tiền bằng cách lừa gạt người khác từ bao đời nay rồi.

3. “Giveaway ETH miễn phí này! Mại dzô mại dzô!”

Mánh khoé lợi dụng người nổi tiếng để đi scam trên Twitter giờ đã phổ biến và lan rộng như một “bệnh dịch” đến mức cả những người có ít hơn 3.000 lượt follow vẫn bị mạo danh. Bọn lừa đảo chỉ cần bỏ ra ít phút để lập tài khoản giả tên các nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng tiền số, edit một cái banner tặng tiền (giveaway) và thế là hết. Tất cả những gì bạn phải làm là gửi một BTC hay ETH tới một địa chỉ nào đó, và sẽ được nhận lại gấp 10.

https://t.co/beDM05c9F5https://t.co/As3jOkfpAV

— Vitalik “Not giving away ETH” Buteriп (@RheaVaughan19) 27 tháng 6, 2018

(Tên thì giống của tài khoản Twitter của Vitalik Buterin đấy, nhưng cái gốc @ thì lại là tào lao. Mọi người chú ý dấu hiện nhận biết này nhé.)

Cách để giảm thiểu rủi ro: Đừng bao giờ gửi tiền cho người lạ trên Internet, chỉ đơn giản vậy thôi mà không hiểu sao vẫn có khối người bị lừa.

4. Gửi tiền đến nhầm địa chỉ ví

Giao dịch Bitcoin nên nhớ là không thể bị xoay ngược, khác với giao dịch ngân hàng, Gửi tiền đến một địa chỉ sai thì đồng nghĩa với việc chấp nhận mất số tiền ấy vĩnh viễn, trừ khi người nhận phía bên kia có lòng thành và chấp nhận trả lại cho bạn mà thôi. Hiện đã ghi nhận có malware mà khiến máy tính paste ra đường link ví của bọn hacker, kể cả khi bạn đã copy cẩn thận địa chỉ mà mình muốn gửi đến trước đó. Tệ hơn, nếu nhập đến một địa chỉ không tồn tại thì giao dịch của bạn vẫn sẽ được hệ thống thực hiện, từ đó đẩy chỗ coin quý giá vào hố đen quên lãng, không thể nào có thể khôi phục được.

Cách để giảm thiểu rủi ro: Trước khi thực hiện một giao dịch, hãy kiểm tra chéo hai lần, thậm chí là ba lần luôn cho chắc, rằng địa chỉ bạn vừa mới copy paste qua trùng khớp với địa chỉ mà bạn muốn gửi đến. Hãy xác nhận mọi thứ thật kĩ càng trước khi nhấn nút “Send”.

5. Làm mất private key

Private key về bản chất chính là thứ trao cho bạn quyền sở hữu số coin có trong ví và mất nó thì coi như mất tất cả. Trên mạng đã có hàng tá các giai thoại về những người trữ hàng đống coin trong ví lạnh rồi quên béng mất private key, và giờ chỉ biết “ngửa mặt lên trời mà khóc” khi tiền điện tử làm cú tăng lịch sử hồi năm ngoái. Đừng trở thành một trong những người mà khi coin tăng trở lại thì mới ước mình đã bảo quản private key cẩn thận hơn.

Cách giảm thiểu rủi ro: Hãy tạo nên bản sao lưu của tất cả các ví và thử kiểm tra các từ khoá khôi phục để chắc rằng nó có hoạt động. Giữ seed của bạn trên một vật hữu hình, như là một tờ giấy, sau đó cất nó ở nơi an toàn.

Đã thấy sợ chưa?

Đừng nên như vậy! Chỉ cần một chút xác minh đối chiếu thôi là bạn đã có thể giảm nguy cơ mình bị scam về đến gần 0. Trước khi bạn đầu tư vào một ICO hay gửi coin lên một sàn nào đó, hãy tìm đọc các đánh giá của người khác. Lục lại coi thử quá khứ của nó có vấn đề gì hay không, đã có ai trình báo bị lừa đảo hay chưa, và xem cách giải quyết của đội ngũ quản lý trong những trường hợp đó. Chỉ những doanh nghiệp có uy tín thì mới có thể tồn tại được lâu trong cộng đồng tiền điện tử. Khi trữ tiền trên ví cá nhân thì hãy tạo thêm các bản sao lưu để đề phòng sự cố.

Và cuối cùng – không biết phải nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần nữa – đừng có gửi Ether đến cho bất kì ai trên Twitter.

Theo Bitcoinist

Bitcoin News

TIN LIÊN QUAN

BitMEX là gì? Đánh giá sàn giao dịch Margin Trading Bitcoin với đòn bẩy lên đến 100 lần

BitMEX là sàn giao dịch Bitcoin và các loại tiền điện tử phát sinh khác dựa trên Bitcoin. BitMEX là một sàn giao dịch thuộc sở hữu của công ty HDR Global Trading Limited được thành lập vào năm 2014 bởi ba chuyên gia về tài chính, thương mại và kỹ

3 kiểu trader trên thị trường tiền ảo làm tài khoản của bạn thua lỗ

Khi một nhà đầu tư muốn giành được chiến thắng trên thị trường đồng nghĩa với việc một nhà đầu tư khác sẽ phải thua cuộc. Đây là một thực tế nghe thì đơn giản nhưng rất nghiệt ngã đang xảy ra trên thị trường tiền ảo. Trong một thị trường được quản

10 nguyên tắc giúp một Trader x46 tài khoản của mình! ( Phần 2)

Không có ai tạo được lợi nhuận cho mà chưa phải mất tiền bao giờ. Khi mà các đồng tiền bắt đầu đà tăng trưởng, đó cũng là lúc lòng tham trong lòng mỗi người cũng sẽ tăng theo. Nếu một đồng coin tăng 30%, tại sao ta lại không chốt lời ở đây? Cho dù

BitMEX: Bạn hay thù với Bitcoin?

BitMEX, sàn giao dịch ký quỹ đã giao dịch hơn 1 triệu Bitcoin, đã bảo trì hai lần trong ngày, và cũng là một thiên đường cho những trader muốn nhân tài khoản bằng cách short Bitcoin (BTC), Bitcoin Cash ( BCH), Cardano (ADA), EOS, Ethereum (ETH),

CoinSuper là gì? giá sàn giao dịch Bitcoin và tiền điện tử của Hồng Kông

CoinSuper là sàn giao dịch Bitcoin và tiền điện tử được thành lập vào năm 2017, có trụ sở chính tại Hồng Kông. CoinSuper sở hữu một đội ngũ phát triển ưu tú với nhiều kinh nghiệm trong tư vấn tài chính, quản lý tài sản và quan trọng nhất, tiền điện

Các speed traders quyết định đánh cược với thị trường crypto

Flow Traders NV, một công ty speed trader được đặt tại Amsterdam đang tạo ra những thị trường giao dịch dựa trên Bitcoin và Ether, theo Giám đốc điều hành Dennis Dijkstra. XBT Provider, một nhà phát hành crypto ETNs (exchange-traded notes) được

Bitcoin - Thị trường đầu tư hiệu quả của crypto

Những năm trở lại gần đây, thị trường nền kinh tế số ngày càng phát triển được quan tâm và nhiều người tham gia hơn. Để lý giải cho câu hỏi tại sao thị trường tiền ảo nói chung lại được kỳ vọng đến vậy và Bitcoin nói riêng. Hãy cùng tìm hiểu chi

Cobinhood là gì? Đánh giá sàn giao dịch Bitcoin và tiền điện tử không phí của Đài Loan

Cobinhood là một sàn giao dịch tiền điện tử đầu tiên trên thế giới tuyên bố tất cả các giao dịch trên sàn sẽ không mất phí, nó đến từ Đài Loan và do 2 CEO trẻ tuổi phát triển tên là Popo Chen và Wei-Ning Huan. Đây là một tính năng rất tốt cho những

THỦ THUẬT HAY

Những "cái nhìn đầu tiên" về Windows 10 Redstone 5

Nối tiếp Redstone 4 đang trong giai đoạn hoàn thiện và chuẩn bị phát hành chính thức, Redstone 5 là bản cập nhật lớn thứ hai của hệ điều hành Windows 10 trong năm nay. Sau đây là một số điều thú vị chúng ta có thể dự

Cách dùng Recoverit khôi phục dữ liệu trên máy tính

Recoverit là phần mềm khôi phục dữ liệu, lấy lại những dữ liệu đã xóa trên máy tính.

Hướng dẫn cách kiểm tra ổ đĩa trên Windows 10

Công cụ sửa chữa và quét ổ cức của Microsoft, Check Disk (Chkdsk) đã được hơn 30 năm và vẫn hữu dụng cho đến ngày nay.

Số điện thoại ngân hàng ở Việt Nam, số hotline, tổng đài, đường dây nóng

Xem số điện thoại ngân hàng ở Việt Nam, số hotline, tổng đài, đường dây nóng sẽ là thông tin hữu ích giúp các bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng từ các ngân hàng.

Hướng dẫn khắc phục lỗi cập nhật iOS 12

Tuy nhiên theo phản hồi của người dùng rất nhiều gặp lỗi khi đang cập nhật iOS 12, cụ thể trong quá trình cập nhật lại gặp phải lỗi không thể xác minh “Unable to Verify Update”. Lỗi này không phải lần đầu gặp phải khi

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay nhanh Zenfone Max Plus M1: Smartphone fullview đầu tiên của Asus

Zenfone Max Plus M1 là một trong những siêu phẩm đầu tiên mang tính đột phá về thiết kế của Asus. Cùng xem bài trên tay đánh giá Zenfone Max Plus M1 nhanh sau đây.

Đánh giá CPU Core i7-8700K giá khoảng 9,75 triệu đồng

Về cơ bản, thiết kế Core i7-8700K vẫn áp dụng quy trình sản xuất 14nm tương tự chip i7-7700K nhưng tối ưu hơn về hiệu suất tính toán trên mỗi watt điện năng tiêu thụ.