Các nhãn hàng ở Mỹ lao đao vì cuộc chiến giá khốc liệt giữa Amazon và Walmart

Sức ép giảm giá từ cả 2 gã khổng lồ cả truyền thống và hiện đại trong ngành bán lẻ đã khiến nhiều nhãn hàng phải đối mặt với việc cắt giảm chi phí, giảm giá bán buôn.

Tháng trước, Walmart đã mời một vài nhãn hàng gia dụng lớn nhất của Mỹ đến trụ sở công ty để bàn bạc về một vấn đề khó khăn.

Mọi năm, Walmart thường thống trị thị trường bán lẻ bằng chiến lược giá 'Everyday Low Price' (một dạng bình ổn giá thấp mà chuỗi siêu thị này cung cấp cho khách hàng của họ). Tuy nhiên gần dây, Walmart thường xuyên bị đánh bại về mức giá. Đó là lý do tại sao các giám đốc điều hành phải ngồi lại với bên cung cấp.

Theo tờ Recode, Walmart muốn có mức giá thấp nhất đối với 80% hàng hóa bán tại siêu thị hay website của hãng này.

Để đạt được điều đó, nhà cung cấp của Walmart sẽ phải giảm giá bán buôn hoặc cắt giảm chi phí đi 15%. Một số nhãn hàng nói rằng họ sẽ bị lỗ nếu đáp ứng theo yêu cầu của Walmart. Nhưng đổi lại, những nhãn hàng đồng ý 'chơi' theo kiểu của Walmart có thể nhận được vị trí phân phối hàng tốt hơn và hỗ trợ chiến lược từ phía gã bán lẻ khổng lồ.

Các nhãn hàng ở Mỹ lao đao vì cuộc chiến giá khốc liệt giữa Amazon và Walmart

'3-4 năm một lần, Walmart sẽ khuyên bạn hãy lấy tiền đầu tư vào marketing để làm cho giá hàng hóa thấp xuống', Jason Goldberg - giám đốc thương mại tại SapientRazorfish - công ty số hóa làm việc với các nhãn hàng và nhà bán lẻ lớn - nhận định.
Nhưng lần này thì khác bởi nó trùng hợp với những lần Amazon giảm giá hàng hóa mà có thể tìm thấy trên kệ của Walmart. Trong vài tháng gần đây, người tiêu dùng Mỹ được chứng kiến một cuộc cạnh tranh giá gay cấn giữa gã khổng lồ thương mại điện tử và gã khổng lồ bán lẻ. Mặc dù người mua hàng được lợi vì giá giảm, các nhà cung cấp lại phải chịu áp lực khủng khiếp.
Một phần động thái ép giá cũng đến sau khi Walmart mua lại Jet.com với giá 3 tỷ USD và cựu chủ tịch kiêm CEO trang này chuyển về điều hành Walmart.com. Marc Lore cho biết nhiệm vụ của ông là tạo ra những cách mới để hãng có thể đánh bại tất cả những đối khác về giá, bao gồm cả Amazon.

Thuật toán Amazon

Trả lời về vấn đề này, một phát ngôn viên của Amazon cho biết: 'Tại Amazon, chúng tôi đảm bảo khách hàng luôn được hưởng một mức giá thấp mỗi ngày mà không có một sự thay đổi mục tiêu hay cách thức tổ chức nào'.

Đó chính là lý do tại sao thuật toán Amazon lại được hãng này coi trọng phát triển đến vậy. Nó đảm bảo khách hàng của Amazon luôn có được mức giá thấp hơn hoặc bằng so với các cửa hàng hoặc trang web khác.

Để hiểu được sức mạnh thần kỳ của thuật toán này, hãy tưởng tượng Costco đang bán một gói lớn bao gồm 10 túi Doritos với giá 10 USD - tương đương 1 USD/túi. Thuật toán của Amazon ghi nhận giá 1 túi ở Costco là 1 USD do đó sẽ giảm giá trên Amazon xuống đúng bằng giá đó, cho dù có mua số lượng lớn hay mua rời.

Đó là 1 lợi ích mà Amazon cung cấp cho khách hàng của họ, đồng thời cũng là hiệu ứng giúp khách hàng quyết định mua hàng nhanh hơn trên Amazon.

Nhưng rõ ràng trong ngắn hạn, chiến lược này sẽ không tốt cho Amazon bởi hãng này đang bán giá bán lẻ bằng với Costco nhưng lại không nhận được giá bán buôn giống như vậy từ phía nhà cung cấp.

Khi Walmart chứng kiến điều này, họ kinh ngạc và truyền sự lúng túng của mình sang cho những nhà cung cấp. Đối với Walmart, không quan trọng là Amazon có nhận được mức giá bán buôn mà các hãng bán lẻ khác nhận được hay không. Nói cách khác, ngay cả khi Amazon không có lợi nhuận từ mức giá cực thấp, Walmart vẫn yêu cầu mức chiết khấu tương tự cho hàng loạt mặt hàng được bán tại siêu thị và website của hãng này.

Hàng bán không có lợi nhuận

Trong một số trường hợp, Amazon sẵn sàng bán hàng không có lợi nhuận trong 1 khoảng thời gian. Công ty của Jeff Bezos biết rằng họ phải tiếp tục mở rộng sự lựa chọn của khách hàng đối với mặt hàng tạp hoá không bị hư hỏng nếu muốn thách thức Walmart tại thị trường 800 tỷ USD.

Nhưng dạo gần đây, Amazon đang khắt khe hơn đối với những nhà cung cấp có hàng hóa bán không đạt lợi nhuận. Khi Amazon cảnh báo nhà cung cấp một sản phẩm đang chuẩn bị CRaP (hàng bán không có lợi nhuận), tức là sản phẩm này sắp phải biến mất khỏi trang web của Amazon, thường thì để nhà cung cấp giảm giá buôn. Tuy nhiên cách làm này không phải lúc nào cũng có hiệu quả, đặc biệt khi nhãn hàng có lợi ích để cung cấp cho Walmart.

Trong trường hợp này, Amazon có thể chuyển sản phẩm tới Amazon Pantry - danh mục hàng hóa giới hạn dành cho thành viên thẻ Amazon Prime. Tất cả các đơn hàng tại đây đều đi kèm với 1 khoản chi phí vận chuyển 5,99 USD/hộp và được vận chuyển cùng 1 lúc nếu có ít hơn 5 sản phẩm.

Một chiến thuật khác của Amazon là cấm một số thương hiệu mua quảng cáo bên trong trang web đối với những sản phẩm mà Amazon không thể thu lợi nhuận độc lập. Giống như trả tiền cho vị trí nổi bật trong siêu thị, nhà cung cấp có thể mua quảng cáo bên trong trang web Amazon để quảng cáo sản phẩm. Chặn quảng cáo là một hình thức khác của việc 'vùi dập' sản phẩm.

Một lối đi đặc biệt

Có lẽ điều khó nhất đối với 1 nhãn hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) ngày nay đó là không biết khách hàng của họ là ai bởi họ bán hàng qua 1 bên thứ 3. Và đó là lý do tại sao nhiều tập đoàn đa quốc gia đang đẩy mạnh các kênh doanh thu thông qua sáp nhập. Unilever - chủ sở hữu thương hiệu Dove và Hellmann's năm ngoái đã mua lại startup Dollar Shave Club với giá 1 tỷ USD. Phần lớn doanh thu của Dollar Shave Club đến từ trang web của họ.

Nếu Unilever đi đúng hướng, áp lực giá của Walmart hay Amazon sẽ là cái cớ để các nhà cung cấp đổ lỗi và sân chơi bán lẻ lẫn thương mại điện tử sẽ có một cách chơi mới.

 

Anh Sa / CNBC
* Nguồn: Trí thức trẻ

TIN LIÊN QUAN

Chiến lược Marketing của Walmart: Yếu tố tạo nên tập đoàn bán lẻ số 1 thế giới

Nói không ngoa khi gọi Walmart là “ông tổ” của ngành bán lẻ thế giới với sự ra đời và những chính sách hết sức khôn ngoan của mình. Nhắc đến hệ thống chuỗi bán lẻ, và những sự hợp tác với những thương hiệu lớn khác của Walmart người ta thấy ngay

'Thật không thể tin nổi', Alibaba đã là nhàn bán lẻ lớn nhất thế giới

Theo thống kê từ Walmart, tổng doanh thu của công ty này trong năm tài khóa 2016 đạt 482,1 tỷ USD, trong khi đó, vào ngày 21/3, Alibaba vừa xác lập kỷ lục 3000 tỷ nhân dân tệ (tương đương với 476 tỷ USD)

Alibaba trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới

Với tổng doanh thu trong năm tài khóa 2016 là 3000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 476 tỷ USD), Alibaba của tỷ phú Jack Ma lần đầu vươn lên trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới.

Lượt download ứng dụng mua sắm tăng 16% vào ngày Black Friday

Luồng mua sắm trên thiết bị điện thoại di động tăng mạnh vào Black Friday khi nhiều người tiêu dùng ở Hoa Kỳ tận dụng những thiết bị công nghệ để tránh cảnh tắc nghẽn tại các trung tâm mua sắm. Cùng MarketingAI tìm hiểu nghiên cứu về top ứng dụng

Khi ngành bán lẻ lấn sân thương mại điện tử

Thương mại điện tử sẽ là chiến lược quan trọng để cả bán lẻ trực tuyến và bán lẻ truyền thống nhắm đến.

Black Friday trở thành ngày hội mua sắm hàng đầu thế giới như thế nào?

Thứ sáu đen tối – ngày hội mua sắm hàng đầu thế giới với hàng loạt những ưu đãi cực đặc biệt sắp diễn ra. Không chỉ là thời điểm bận rộn nhất năm đối với các nhãn hàng, Black Friday cũng là dịp người tiêu dùng chi tiêu nhiều nhất. Vậy có bao giờ

5 cách Big Data đang thay đổi ngành Marketing

Đó là bởi vì các nhà tiếp thị đang ngày càng sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để phân tích một lượng lớn dữ liệu để đưa ra những kết luận. Họ thậm chí có thể sử dụng phân tích dự báo để tìm ra những gì khách hàng và khách hàng tiềm năng có khả

THỦ THUẬT HAY

Cách tắt âm thanh trên Cốc Cốc

Thủ thuật tắt âm thanh trên Cốc Cốc, tắt tiếng Coc Coc cho phép người dùng sử dụng trình duyệt mà không nghe nhạc, âm thanh, tiếng động. Có nhiều lựa chọn để bạn tắt âm thanh trên Coc Coc, tắt tiếng Cốc Cốc. Có thể tắt

Hướng dẫn đăng ký dùng thử tính năng Digital Wellbeing trên Android 9.0 Pie

Trên phiên bản hệ điều hành Android 9.0 Pie, Google đã bổ sung thêm rất nhiều tính năng mới giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng cũng như tối ưu hóa việc sử dụng smartphone, một trong số đó là tính năng Digital

Top 5 ứng dụng chơi Video tốt nhất trên Android

Điện thoại thông minh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nếu như bạn làm người hay sử dụng điện thoại để xem phim, video offline thì ắc hẳn cũng không ít lần gặp vấn đề trong việc

Cách lướt web trên trình duyệt Chrome trở nên mượt mà và ít lag hơn

Có một tính năng ẩn đang được Google phát triển, mà bạn có thể bật để trải nghiệm mang tên Smooth Scrolling. Tính năng này sẽ hỗ trợ việc cuộn trang trở nên mượt mà hơn, từ đó giảm thiểu xuất hiện lag khi duyệt web.

8 ứng dụng iPhone, iPad tính phí hiện đang miễn phí (12/9)

Đây là danh sách 8 ứng dụng và game iOS tính phí hiện đang miễn phí có thời hạn, các bạn sử dụng iPhone và iPad hãy nhanh tay tải về.

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh AirPods Pro và Beats Studio Buds: Gà cùng một mẹ có gì khác nhau?

Airpods Pro và Beats Studio Buds đều là hai mẫu tai nghe không dây mới nhất của Apple. Tuy nhiên, hai mẫu tai nghe này lại có rất nhiều điểm khác nhau. Vậy những điểm khác nhau đó là gì? Hãy mình đặt lên bàn cân và đi

Đánh giá chi tiết điện thoại Motorola Moto E 2015

Máy chạy hệ điều hành Android phiên bản 5.0 Lollipop cùng với nhiều trang bị rất ổn và đi kèm với mức giá bán hấp dẫn, hứa hẹn sẽ tạo nên cơn sốt trên thị trường smartphone giá rẻ toàn cầu.

Đánh giá camera kép trên Galaxy J7+ xóa phông cùng nhiều tính năng cao cấp như Galaxy Note 8

Tiếp nối thành công của Galaxy J7 Pro và J7 Prime, Samsung tiếp tục tung ra Galaxy J7 Plus ở phân khúc tầm trung với điểm nổi bật nhất là camera kép ở mặt sau phục vụ nhu cầu chụp ảnh chân dung xóa phông (Live Focus),