MullenLowe Singapore đã triển khai chiến dịch nhằm quảng bá thương hiệu OMO của Unilever tại Việt Nam trong tháng này. Thông qua nó, OMO Vietnam đã tiết lộ một sự thật đáng ngạc nhiên về thói quen sử dụng màn hình của trẻ em ở Đông Nam Á.
Các báo cáo từ The Straits Times và BBC tiết lộ rằng trẻ em ở Đông Nam Á dành từ 6 giờ mỗi ngày để sử dụng màn hình máy tính và điện thoại. Chúng dành nhiều thời gian dành cho màn hình hơn là vui chơi ở bên ngoài. Sự thay đổi này diễn ra rất chậm rãi và yên tĩnh đến mức không ai nhận ra nó.
Để làm nổi bật sự thay đổi giữa thời gian vui chơi và thời gian xem phim, Mullen Singapore đã cùng OMO Vietnam biến những đứa trẻ vui chơi lấm bẩn trên bao bì của họ thành những đứa trẻ đang mải miết xem phim hay chơi trò chơi điện tử.
Kết quả đạt được thật sự rất ngạc nhiên. Trung bình trong 500 khách hàng mua hàng tại siêu thị, không ai nhận ra sự thay đổi trên bao bì của OMO. Đây cũng chính là thông điệp mà thương hiệu muốn gửi đến cho mọi người để nhắc nhở họ về việc họ đang thờ ơ với sự thay đổi về thời gian chơi của con trẻ. Chúng đang dần trở nên xấu đi.
Anser Aly, Senior Regional Brand Development Manager của Unilever Asia cho biết: “Khi công nghệ trở nên phổ biến và dễ dàng tiếp cận hơn, trẻ em ngày nay bị hấp dẫn quá nhiều vào bên trong thế giới ảo mà quên đi mất những trải nghiệm thực tế đầy thú vi, nơi mà chúng đang sống ở đó. Từ đó, chúng tôi đã nảy ra ý tưởng để thực hiện một chiến dịch đi từ sản phẩm đến thương hiệu để mang đến một thông điệp tuy đơn giản nhưng vô cùng mạnh mẽ.”
Từ rất lâu trước đây, OMO là một thương hiệu luôn khuyến khích mọi người vui chơi và khám phá thế giới nhiều hơn. Điều này không chỉ thể hiện qua thông điệp “Dirt is Good” mà còn thông qua sản phẩm của họ. Và thông qua chiến dịch này, nhóm sáng tạo tại MullenLowe Singapore không chỉ mong muốn đưa ý tưởng vào cuộc sống mà còn thúc đẩy những cuộc trò chuyện giữa các hộ gia đình.
Ang Sheng Jin, Giám đốc sáng tạo, MullenLowe Singapore, nhận xét: “Không có phương pháp nào tốt hơn để hữu hình vấn đề này bằng cách đưa chúng lên bao bì của OMO. Chúng tôi đã thử nghiệm xem có ai chú ý đến những đứa trẻ trên bao bì đã thay đổi hay không. Dù bằng cách nào, chúng tôi cũng sẽ cố gắng tạo ra một cuộc trò chuyện thực sự và quan trọng.”
Sự khuyến khích này đã bước đầu tạo ra những thay đổi tích cực tại Đông Nam Á. Các cuộc tranh luận giữa các bậc phụ huynh, nhà trường, chuyên gia và giới truyền thông được diễn ra ngay sau khi triển khai chiến dịch. Các gia đình và trẻ em đã được truyền cảm hứng để đặt màn hình xuống và vui chơi nhiều hơn.
Trúc Đặng / Advertising Vietnam
Nguồn: Campaignbriefasia