Khi thiết kế website bán hàng nhiều người thường không mấy quan tâm đến phần chân trang, vì nó không phải nơi giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi cũng không phải phần thu hút sự chú ý của người dùng. Mặc dù mức độ quan trọng không bằng các phần khác trên website, nhưng nếu biết cách tận dụng bạn có thể thu về rất nhiều lợi ích. Như phần 1 của bài viết Trình bày gì tại chân trang khi thiết kế website bán hàng? chúng tôi đã gợi ý bạn bạn dùng chân trang làm nơi chuyển tiếp nội dung, thêm chứng nhận quyền tác giả. Hãy cùng tiếp tục khám phá những cách sử dụng chân trang khác trong phần 2 dưới đây.
Thêm các nút chia sẻ mạng xã hội
Thông thường, người dùng sẽ đọc hết các nội dung quan trọng của website trước khi kéo tới chân trang, nếu cảm thấy hay họ có thể muốn chia sẻ với bạn bè mình thông qua mạng xã hội. Nắm bắt yếu tố tâm lý nay, nhiều website đã thêm nút chia sẻ mạng xã hội vào chân trang của họ như ví dụ dưới đây của Bass Pro Shops.
Trong cuộc khảo sát có tới 86% trong số 99 website thêm liên kết tới các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest,….
Kinh nghiệm:
Nếu muốn người dùng chia sẻ các thông tin trên website của mình thì hãy cung cấp cho họ công cụ, càng đơn giản càng tốt. Những điều quan trọng nhất là đặt các công cụ này tại vị trí thích hợp, như nút chia sẻ mạng xã hội nếu bạn đặt ở đầu trang thay vì chân trang thì chưa chắc đã mang lại hiệu quả cao.
Thêm phần đăng ký nhận bản tin
Tương tự như nút chia sẻ mạng xã hội, khi người dùng kéo tới chân trang họ đã đọc hết các nội dung quan trọng, nếu thấy hữu ích họ sẽ muốn nhận thêm những bản tin tiếp theo. Hiểu điều đó, 73% website khảo sát đã thêm biểu mẫu đăng kí nhận bản tin vào chân trang của họ. Mẫu đăng ký này khá đơn giản, có thể chỉ là ô nhập địa chỉ email như ví dụ dưới của Suitsupply.
Kinh nghiệm:
Nếu muốn khách hàng quay lại website nhiều lần nữa thì hãy tìm cách để trang web của bạn xuất hiện nhiều lần trước mắt họ. Hình thức gửi email thông báo cập nhật bản tin mới là cách đơn giản mà đem lại hiệu quả cao bạn có thể áp dụng ngay.
Thêm cơ hội nghề nghiệp hoặc đối tác ở chân trang
Như đã nói ở trên, phần chân trang thường bao gồm các thông tin giới thiệu, những liên kết tới trang chính sách, hướng dẫn của website. Khi người dùng muốn liên hệ hoặc tìm hiểu sâu hơn về website họ thường kéo tới chân trang, bạn có thể tận dụng phần này để thêm các nội dung về tuyển dụng hoặc tìm đối tác cho việc kinh doanh của mình. Thực tế, có tới 87% website khảo sát đã thực hiện điều này.
Bản đồ, phương thức thanh toán, chứng nhận xã hội,…
Theo khảo sát, có 43% website thêm bản đồ đến cửa hàng của mình vào chân trang, 31% trang web thêm chứng nhận xã hội, ngoài ra một số trang khác thêm các phương thức thanh toán như thẻ visa, COD,… Đây đều là các thông tin bổ sung, giúp khách hàng có cái nhìn bao quát về cửa hàng của bạn. Đặc biệt là chứng nhận xã hội, nó là một loại dấu chứng nhận của tổ chức, công ty nào đó về độ tin cậy, uy tín của website bán hàng. Đây là yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh online, giúp bạn tạo niềm tin trong tâm trí khách hàng. Ví dụ như Wayfair, họ đã được Google chứng nhận là Trusted Store.
Theo practicalecommerce.com
Đọc lại phần 1 tại đây: Trình bày gì tại chân trang khi thiết kế website bán hàng? (P1)