Khi thiết kế website bán hàng bạn mong muốn đạt được điều gì? Có nhiều người biết đến thương hiệu, sản phẩm của mình hơn? Hay là đơn hàng về tới tấp, doanh thu tăng vù vù?
Dù là mục đích nào thì cũng không nằm ngoài lợi nhuận phải không. Nhưng bạn có biết, để những mong ước kia thành hiện thực thì website của bạn phải đạt được hai điều sau: xếp thứ hạng cao trong danh sách kết quả công cụ tìm kiếm và đem lại trải nghiệm người dùng tốt. Mà muốn vậy thì xây dựng liên kết cho website là cực kỳ quan trọng, vừa giúp điều hướng người dùng tốt hơn vừa cải thiện thứ hạng trên danh sách tìm kiếm. Dưới đây là một số bí quyết hữu ích cho bạn.
-
Liên kết có những loại nào?
Có 2 loại liên kết trong website bán hàng mà bạn cần phải biết:
Liên kết nội bộ
Hãy tưởng tượng website của bạn là một tấm bản đồ, mỗi trang đích như Trang chủ, Trang giới thiệu, Trang thanh toán,… là một ngôi nhà, vậy thì các liên kết nội bộ sẽ đóng vai trò như những con đường dẫn từ nhà này đến nhà kia, giúp người dùng và con bọ tìm kiếm của các công cụ như Google tìm đến đúng nơi cần thiết.
Liên kết bên ngoài
Có hai loại liên kết ngoài website:
– External Link: Là những liên kết từ website bán hàng của bạn điều hướng ra ngoài.
– Backlink: Là những liên kết từ các nơi khác trỏ về website của bạn.
Ngoài tác dụng kéo người dùng làm tăng lượng truy cập thì có thể coi mỗi liên kết bên ngoài giống như một phiếu bầu cho website trỏ đến. Nếu website bán hàng của bạn được nhiều website uy tín “bầu” cho thì các công cụ tìm kiếm sẽ cũng sẽ đánh giá rằng bạn uy tín, nhờ đó mà thứ hạng trên danh sách kết quả sẽ cao hơn.
Nhưng cần lưu ý một điều khi nói về xây dựng liên kết cho website, đó là thuộc tính của liên kết. Nếu liên kết mang thuộc tính “dofollow” thì nó sẽ cho phép công cụ tìm kiếm đi theo đến trang đích. Còn nếu liên kết là “nofollow” thì công cụ tìm kiếm sẽ bỏ qua. Như vậy những liên kết “nofollow” sẽ không có tác dụng như phiếu bầu đã nói ở trên, bạn cần chú ý đến điều này khi đặt link ra bên ngoài hoặc từ bên ngoài về website của mình.
-
Xây dựng liên kết nội bộ thế nào để bán được nhiều hàng hơn?
Trước khi bàn về cách thức xây dựng thì hãy nói qua một chút về tác dụng của liên kết nội bộ với việc kinh doanh online của bạn. Thứ nhất là đứng về phía người dùng, khi khả năng điều hướng giữa các trang đích trong website tốt thì khách hàng sẽ dễ dàng tìm được sản phẩm họ muốn, nhờ vậy mà tỉ lệ mua hàng sẽ cao hơn. Liên kết nội bộ cũng là yếu tố cốt lõi của các phương thức tăng tốc bán hàng như bán chéo, bán thêm sản phẩm.
Còn đối với công cụ tìm kiếm như Google, các trang web có hệ thống liên kết nội bộ tốt luôn được đánh giá cao, chỉ số Page Rank của các site đồng đều, thời gian chỉ mục (index) nhanh. Những điều này đều góp phần vào việc đưa website bán hàng của bạn lên thứ hạng cao hơn trong công cụ tìm kiếm, nhờ đó sẽ làm tăng khả năng tiếp cận với người dùng.
Trước khi xây dựng hệ thống liên kết bên trong của website bạn cần xác định bộ từ khóa chính, các trang đích quan trọng, có thứ hạng cao hoặc được nhiều backlink trỏ đến. Như vậy hệ thống link của bạn sẽ tập trung hơn mà không bị dàn trải. Sau đó hãy áp dụng một số bí quyết sau:
Đặt liên kết nội bộ tại những trang có nhiều backlink
Mục đích của việc tạo backlink là muốn trang đích nhận được nhiều phiếu bầu hơn làm gia tăng sự uy tín. Mà nếu trang đích đó được công nhận là uy tín thì các liên kết nội bộ bên trong nó cũng được đánh giá cao hơn.
Đặt liên kết điều hướng đến những trang quan trọng
Nếu bạn muốn bán được nhiều hàng hơn thì hãy tập trung vào trang sản phẩm, cố gắng đẩy “top” cho chúng. Mà muốn vậy thì càng nhiều liên kết nội bộ trỏ về sẽ càng đem lại hiệu quả tốt hơn.
Thêm Breadcrumb
Breadcumb là một thuật ngữ khá lạ, nhưng thực tế lại được sử dụng rất phổ biến trên các website, nó là một thanh điều hướng phụ giúp người dùng biết được mình đang ở ví trí nào trên trang web đó. Ví dụ: Trang chủ > Thời trang nam > Áo sơ mi > Sơ mi cổ trụ.
Thêm từ khóa vào cụm từ chèn liên kết nội bộ (anchor text)
Khi kết hợp từ khóa với liên kết nội bộ bạn vừa làm tăng khả năng điều hướng người dùng, vừa tăng thứ hạng cho các trang đích và xác định lĩnh vực của trang đó.
(Còn tiếp…)