Trải nghiệm nhanh AMD Radeon RX Vega 64: mạnh nhưng chưa đủ với game 4K

Không chỉ khấy đảo thị trường CPU với Ryzen và Threadripper, đội đỏ cũng đã chính thức tuyên chiến với đội xanh lá với Radeon RX Vega - thế hệ vi xử lý đồ họa GCN thứ 5 với 2 phiên bản gồm Vega 56 và Vega 64. 
Trải nghiệm nhanh AMD Radeon RX Vega 64: mạnh nhưng chưa đủ với game 4K

Cả 2 hứa hẹn sẽ cạnh tranh sòng phẳng với GTX 1070 và GTX 1080 của Nvidia và mình cũng rất chờ đợi một sự cải tiến lớn về sức mạnh của Vega so với dòng RX 500 series năm ngoái. Lần này mình mượn được một chiếc card RX Vega 64 và là phiên bản Reference Edition khá đẹp, chúng ta sẽ cùng đập hộp và tìm hiểu nhanh hiệu năng của nó nhé.

Radeon RX Vega thể hiện sự trở lại của AMD trong phân khúc card đồ họa chơi game cao cấp và mình nghĩ nó cũng giống như sứ mạng của dòng Radeon R9 Fury trước đây khi sinh ra để đối đầu với những đối thủ mạnh thời điểm đó như GTX 980/980 Ti. RX Vega 64 là phiên bản cao cấp nhất tính đến hiện tại và nó được so sánh ngang ngửa với GeForce GTX 1080.

Phiên bản này có khá nhiều đồ chơi với cả cục thủy tinh có logo Vega để anh trưng bày, vòng đeo tay cao su, mấy miếng sticker và đặc biệt là một con GPU Vega 10 dummy - thứ giá trị nhất bên cạnh chiếc card đồ họa RX Vega 64.

Nhìn qua phiên bản Reference Edition dùng tản khí này thì anh em có thể thấy RX Vega 64 có thiết kế khá là ngầu với lớp vỏ đen bằng nhôm rất cao cấp, kích thước 268 mm (dài), 105 mm (rộng) và 38 + 4 mm (dày tính cả backplate). Như vậy khi ráp vào máy thì RX Vega 64 sẽ chiếm 2 slot, kích thước này cũng tương đương với các loại card đồ họa FHFL của Nvidia.

Nổi bật nhất trên phiên bản này là chiếc quạt lồng sóc với logo chữ R (Radeon), ngoài ra chữ Radeon còn xuất hiện tại nhiều nơi khác như gần bracket và ngay cả phần bên hông card, logo Radeon còn có đèn backlit bên trong rất đẹp mắt.

Ngoài ra tại đỉnh card còn có một chuỗi đèn báo usage của GPU kèm 2 công tắc để bật/tắt đèn cũng như chuyển màu đèn đỏ/xanh. Hệ thống đèn này nhìn rất thích mắt và cũng là một giải pháp để chúng ta theo dõi hoạt động của card. Khi full load thì toàn bộ các đèn sẽ sáng, giảm tải sẽ tắt bớt 1 đèn cũng giống như hoạt động của đồng hồ đo.

Các kết nối trên RX Vega 64 gồm 3 cổng DisplayPort và 1 cổng HDMI 2.0. Phần còn lại của bracklet là 2 hàng khe tản nhiệt. Với kiểu quạt lồng sóc và heatsink lớn đặt ngay trên GPU thì nhiệt sẽ được thổi ra sau qua các khe này, không gian cho khe tản nhiệt càng lớn càng tăng khả năng tản nhiệt. Vì vậy, có thể hiểu vì sao chiếc card không có cổng DVI vốn chiếm nhiều diện tích tại mặt sau.

Radeon RX Vega 64 dùng 2 nguồn 8 pin PCIe và trên chiếc card này còn có một nút chỉnh BIOS nhanh để thay đổi mức tiêu thụ điện năng.

Ở chế độ BIOS 1 Performance (switch nằm bên trái nhỏ nhỏ trong hình) thì mức tiêu thụ điện năng của RX Vega 64 lần lượt là 165 - 220 - 253 W theo các profile Power Saver - Balanced - Turbo mà chúng ta có thể chỉnh trong AMD Radeon Settings > Wattman. Nếu gạt nút này sang phải đưa BIOS 2 Power Save thì mức tiêu thụ điện năng theo các profile vừa nêu lần lượt là 150 - 200 và 230 W. Như vậy với mức độ ăn điện này thì AMD khuyến cáo PSU tối thiểu để dùng với RX Vega 64 là 750 W.

Đáng tiếc là mình không được phép mổ ruột chiếc card này để xem hệ thống mạch bên trong nên chỉ có thể giới thiệu cho anh em về bên ngoài. Giờ thì chúng ta cùng nhau xem qua những thông số và thử nghiệm hiệu năng của Radeon RX Vega 64 nhé.

Radeon RX Vega 64 sử dụng GPU Vega 10 kiến trúc GCN (Graphics Core Next) thế hệ thứ 5 sản xuất trên tiến trình 14 nm FinFET LPP gồm 4096 nhân stream, 256 đơn vị xử lý texture. Cần lưu ý là AMD hiện phát hành 2 phiên bản của dòng RX Vega 64 gồm tản nhiệt khí và tản nhiệt nước, với tản nhiệt khí trong bài này thì xung nhịp cơ bản 1247 MHz, tối đa 1546 MHz. Trong khi đó phiên bản tản nhiệt nước có xung cao hơn đáng kể, cơ bản là 1406 MHz và tối đa lên đến 1677 MHz.

Sơ lược về kiến trúc của GPU Vega 10 trên Radeon RX Vega 64, trong bảng trên anh em có thể thấy nó 4 Compute Engine trong đó gồm 16 đơn vị tính toán (AMD gọi là Next-Gen Compute Unit hay NCU), mỗi NCU có 64 nhân Stream thành ra có tổng cộng 4096 nhân Stream. Con số 64 trong tên gọi RX Vega 64 cũng ám chỉ điều này bởi phiên bản RX Vega 56 tương tự có 56 CU. Từ 64 NCU, Vega 10 trên RX Vega 64 có 256 đơn vị xử lý Texture (TMU) theo tỉ lệ 4:1 như thường lệ với các dòng GPU của AMD. Ngoài ra, trong sơ đồ chúng ta thấy các Geometry Engine và Render Output Unit hay Raster (ROP) ở đầu cuối (AMD gọi là Pixel Engine) với tổng cộng 16 ROP, 4 ROP với tỉ lệ xử lý pixel đầu ra 4 pix/clock.

Đi cùng với GPU Vega 10 là bộ nhớ HBM2 với 2 stack 4-Hi 4 GB được kết nối với bus nhớ 2048-bit, tốc độ 1,89 Gbps (948 MHz) cho băng thông 484 GB/s, băng thông này cao hơn nhiều so với bộ nhớ GDDR5 hay GDDR5X dùng trên các phiên bản RX 500 series cũng như các đối thủ đến từ Nvidia như GTX 1070/1080 nhưng vẫn thấp hơn so với HBM1 trên R9 Fury X. Ngoài ra, một điểm cải tiến đáng chú ý về bộ nhớ trên Vega 10 so với Fiji của R9 Fury X là việc bộ đệm L2 được tăng lên gấp đôi thành 4 MB nhằm cung cấp không gian cho các ROP.
Trên đây chỉ là những thông số đáng chú ý của Vega 10, thứ chúng ta cần biết lúc này là hiệu năng và khả năng chơi game của RX Vega 64, không để anh em đợi nữa chúng ta vào đề ngay thôi:

Hệ thống mình thử nghiệm Radeon RX Vega 64 có cấu hình như sau:

  • CPU: AMD Ryzen 7 1700x 8 nhân 16 luồng, xung nhịp Boost 3,8 GHz, 16 MB Cache, 95 W;
  • GPU: AMD Radeon RX Vega 64 8 GB HBM2;
  • RAM: 2 x G.Skill TridentZ 8 GB DDR4-3600 MHz, mình cho chạy ở xung 3466 MHz, CL35;
  • SSD (OS + Benchmark): Plextor M8Se 256 GB PCIe 3.0 x 4 NVMe;
  • SSD (Game): WD Blue SSD 500 GB SATA;
  • Cooler CPU: Cooler Master Hyper 212 Turbo LED;
  • PSU: InWin C900W 80 Plus Platinum;
  • Case: InWin 303.

Tiếc là mình không có chiếc card GeForce GTX 1080 nào để thử nghiệm và so sánh với RX Vega 64 nên mình sẽ tiến hành benchmark giữa 2 chế độ BIOS gồm Performance và Power Saver với profile Wattman là Turbo để xem sự chênh lệch về hiệu năng tối đa giữa 2 chế độ BIOS. 3DMark, Unigine Heaven, AIDA64 là những bài test tổng hợp để anh em có thể hình dung về sức mạnh xử lý đồ họa của RX Vega 64. Mình cho chạy ở các độ phân giải từ FHD, 2K đến 4K, thiết lập đồ họa Ultra.

Thử nghiệm với AIDA64, chúng ta sẽ có được hiệu năng tính toán FP16, FP32 của RX Vega 64 và tốc độ của bộ nhớ HBM2. Có thể thấy điểm FP32 của RX Vega 64 khoảng 13,1 TFLOPS, tốc độ đọc/ghi của bộ nhớ HBM2 vào khoảng 13 GB/s và 12 GB/s.

Tiếp tục với Heaven Benchmark, bài test này sẽ ít nhiều cho chúng ta được hình dung về sức mạnh đồ họa của RX Vega 64 khi chơi game với thiết lập đồ họa cao ở các độ phân giải khác nhau. Mình sử dụng màn hình ASUS PG348Q 4K 21:9 để chơi game, tiếc là không có AMD FreeSync nhưng ít ra có được 4K để thử sức. Thiết lập đồ họa Ultra với Heaven Benchmark, có thể thấy RX Vega 64 sẽ đủ khả năng cho chúng ta chơi game ở phân giải 2K còn với 4K thì khung hình sẽ khó có thể đạt 60 fps, chỉ ở mức trên dưới 30 fps thôi.

Để kiểm chứng những con số từ Heaven Benchmark thì mình thử thực tế với game. Dưới đây là kết quả đo khung hình với một số tựa game mà mình hay chơi như Assassin's Creed Syndicate, Battlefield 1, Doom, GTA V, Ghost Recon: Wildlands, The Witcher 3. Theo trải nghiệm của mình thì với thiết lập đồ họa cao nhất đối với tất cả các tựa game này, RX Vega 64 cho phép chúng ta chơi tốt ở độ phân giải FHD với khung hình từ 60 fps trở lên, với độ phân giải 4K thì vẫn chưa thể đạt khung hình ổn định trên 30 fps. Điều đáng tiếc là cái màn hình PG348Q không cho phép chơi ở độ phân giải 2K, chỉ có 2 thể hạ xuống FHD nên mình không test được ở 2K.

Khi chơi game, ở cả 2 chế độ BIOS thì sự chênh lệch về hiệu năng theo quan sát của mình là không đáng kể với chỉ vài khung hình suy giảm. Thêm vào đó cũng tùy tựa game mà khả năng khai thác phần cứng khác nhau nên có game như Doom, BIOS Performance đạt khung hình cao hơn hẳn so với BIOS Power Save nhưng điều ngược lại xảy ra với The Witcher 3. Riêng Battlefield 1, mình không thể chạy game này dù đã thử tháo ra cài lại (mua từ Origin), khi khởi động game lên màn hình đen và không vào được, có thể là do driver hoặc game chưa hỗ trợ RX Vega 64. Qua kết quả khung hình trên thì hẳn anh em đã hình dung được sức mạnh của RX Vega 64 tới đâu.

Thời gian mượn được chiếc card này không được lâu nên mình chỉ kiểm tra được một vài thông số. Chẳng hạn như về nhiệt độ, xung và mức tiêu thụ điện năng. Mình tiến hành stress test FurMark ở 2K MSAA 8x cho mỗi BIOS, mỗi profile trong 10 phút và những thông số cảm biến từ HWInfo64 cho thấy sự khác biệt về xung nhịp rõ ràng giữa 2 BIOS cũng như mức tiêu thụ điện năng. Xung nhịp RAM luôn đạt được 945 MHz và điện năng và nhiệt năng khi nghỉ ở 2 chế độ đều giống nhau. Dĩ nhiên để chơi game tốt nhất thì chúng ta nên chọn profile Turbo nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiệt độ của GPU dễ dàng chạm ngưỡng 85 độ C, lúc này theo mặc định thì quạt GPU chạy ở tốc độ tối đa 2500 rpm. Do đó anh em cần phải chủ động chỉnh custom tốc độ quạt lên cao hơn (tối đa 4900 rpm) để giữ xung nhịp cũng như đạt hiệu năng tốt hơn khi chơi game.

Trong AMD Radeon Settings, anh em có thể thiết lập tinh chỉnh khá sâu RX Vega 64 và giám sát hoạt động của GPU với đồ họa rất trực quang. Ở thiết lập custom, anh em có thể chỉnh từng thành phần như xung nhịp với 7 stage, điện áp GPU, xung nhịp bộ nhớ HBM2, điện áp bộ nhớ, tốc độ quạt và thiết lập giới hạn nhiệt độ GPU. Mình cũng thử ép xung GPU lên 1700 MHz nhưng chưa thành công, hy vọng sẽ có thêm thời gian được nghịch chiếc card này để mổ xẻ sâu hơn.

TIN LIÊN QUAN

Radeon RX Vega 64 và RX Vega 56 có thêm bản custom của XFX

XFX RX Vega Double Edition sẽ có 2 phiên bản, Vega 64 và Vega 56. Thông số kỹ thuật vẫn không thay đổi so với bản ref

Flash BIOS cho Radeon RX Vega 56, tăng hiệu năng card đến 20%

Thông tin chia sẻ từ trang chiphell cho biết họ đã thành công trong việc flash BIOS của mẫu card đồ họa cao cấp RX Vega 64, giá 499 USD cho một card tầm trung RX Vega 56 khác (giá 399 USD).

Nvidia sẽ ra mắt GTX 1070 Ti với 2304 nhân CUDA, mạnh hơn GTX 1070, rẻ hơn GTX 1080?

Hình ảnh rò rỉ từ một trang của Trung Quốc cho thấy một chiếc card đồ họa thuộc dòng Strix của ASUS với tên đầy đủ là GTX 1070 Ti O8G làm dấy lên thông tin cho rằng Nvidia sắp sửa tung ra phiên bản này, tương tự như GTX 1080 Ti. Nvidia vẫn chưa lên

Core i7-8809G: 4 nhân, hỗ trợ OC, GPU HD Graphics 630 và Radeon RX Vega M GH

Core i7-8809G là vi xử lý thế hệ 8 và thuộc dòng K khi hỗ trợ ép xung với TDP 'mục tiêu' là 100 W. CPU có xung cơ bản là 3,1 GHz, bộ đệm L3 8 MB và hỗ trợ bộ nhớ DDR4-2400 kênh đôi.

[CES18] Intel và AMD giới thiệu bộ xử lý Core i dòng H thế hệ thứ 8

Được thiết kế dành cho các laptop hiệu năng cao, các chip Core i dòng H sẽ sử dụng nhân CPU Intel kết hợp với GPU AMD Radeon Vega M.

AMD công bố phiên bản mới của CPU Ryzen và GPU Vega sử dụng tiến trình 12 nm LP

AMD vừa chính thức giới thiệu bộ xử lý Ryzen (CPU) và Vega (GPU) thế hệ 2, được sản xuất bằng tiến trình 12 nm LP của Global Foundries. Mặc dù kiến trúc vẫn giữ nguyên, việc chuyển từ tiến trình 14 nm sang 12 nm LP hứa hẹn sẽ giúp tăng hiệu năng và

AMD "nhét" 2TB bộ nhớ vào card đồ hoạ Radeon Pro SSG, dự kiến bán với giá 160 triệu VNĐ

AMD là hãng sản xuất phần cứng máy tính nổi danh với các sản phẩm có sức mạnh cực kì 'trâu bò'. Mới đây nhất họ vừa công bố phiên bản card đồ họa có bộ nhớ khủng lên đến 2TB.

Chip Intel dòng H mới tích hợp GPU Radeon có gì đặc biệt?

Đầu tiên bạn phải hiểu chip dòng H mới có sức mạnh như dòng HQ - dòng chip laptop hiệu năng cao thường dùng cho laptop gaming và máy workstation với 4 nhân.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn tự động sleep & lock máy tính Mac bằng iPhone

Tether sẽ sử dụng kết nối bluetooth 4.0 (tiết kiệm pin) và hoạt động khi đã kết nối với iPhone, theo cơ chế nếu iPhone di chuyển ra xa khỏi máy Mac thì máy sẽ tự động được đưa vào chế độ ngủ và khoá.

[Thủ thuật] Chuyển nhanh nhiều icon 1 lúc trên iOS 11

Bạn đã quen với việc nhấn, giữ, kéo, thả từng icon một trên iPhone. Thao tác này sẽ trở nên khá mất thời gian nếu số lượng icon bạn muốn di chuyển là khá nhiều. Nhưng với iOS 11, việc duy chuyển nhiều icon sẽ không còn

Cách tải và sử dụng Google Meet, Classroom trên máy tính bảng Huawei

Nếu như bạn sử dụng một chiếc máy tính bảng hay điện thoại của Huawei thì đây là cách tải và sử dụng Google Meet và Google Classroom mà không cần lo về Google.

Cách dùng ứng dụng ghi chú Tyke macOS

Tyke là một ứng dụng ghi chú nhanh trên macOS, bạn có thể sử dụng ngay trên màn hình mà không cần phải khởi động ứng dụng.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay OPPO R11s: 6,01-inch tỷ lệ 18:9, camera 20MP, công nghệ AI, pin 3205mAh

Sau khi phát hành của OPPO R11 tháng Sáu năm ngoái, OEM Trung Quốc đã công bố người kế nhiệm tiếp theo là OPPO R11s. Chiếc điện thoại mới của hãng đi theo xu hướng màn hình vô cực, bezels mỏng và đang bắt đầu được bán

Đánh giá Asus ROG Strix Scar II: Thiết kế đẹp, cấu hình mạnh, tản nhiệt tốt và hơn thế nữa

Với thiết kế hợp lý, tập trung, Máy tính xách tay chơi game ROG Strix Scar III G531GW-DB76 kết hợp bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 9 mới nhất và đồ họa GeForce RTX thành trải nghiệm chơi game Core mạnh mẽ, với sức mạnh

Đánh giá Samsung DeX: Điện thoại thay thế máy tính?

DeX được Samsung giới thiệu đi kèm với bộ đôi Galaxy S8 và S8 Plus. Với khả năng biến điện thoại thành máy tính thì đây là thiết bị khiến nhiêu...