OLO là một thiết bị nhỏ gọn, cho phép người dùng tạo ra các bản in 3D bằng cách sử dụng ánh sáng từ màn hình điện thoại thông minh. Khi hình ảnh ba chiều của một đối tượng đã được tải hoàn tất trên ứng dụng do nhà sản xuất cung cấp cho smartphone, người dùng sau đó đặt chiếc điện thoại của mình vào trong phần đế của OLO. Một buồng nhựa có thể tích 400 cm3 chứa nguyên liệu in, sẽ được dựng lên, và người dùng có nhiệm vụ đổ 'mực' vào. Cuối cùng là lắp phần 'nắp' vào (là phần đặc biệt quan trọng, chứa các thiết bị cơ khí cũng như điện tử đóng vai trò chủ chốt trong khi in) và máy sẽ bắt đầu in ấn. Trong giai đoạn này, app cài sẵn sẽ ‘ra lệnh’ cho màn hình smartphone sáng lên, ở từng điểm ảnh trong thời gian cụ thể. Nhựa in gặp ánh sáng sẽ chuyển từ thể nhờn sang thể rắn. Và quá trình cứ thể tiếp tục, theo từng lớp, từng lớp, cho đến khi hoàn thành.
OLO là một thiết bị nhỏ gọn, cho phép người dùng tạo ra các bản in 3D bằng cách sử dụng ánh sáng từ màn hình điện thoại thông minh. Khi hình ảnh ba chiều của một đối tượng đã được tải hoàn tất trên ứng dụng do nhà sản xuất cung cấp cho smartphone, người dùng sau đó đặt chiếc điện thoại của mình vào trong phần đế của OLO. Một buồng nhựa có thể tích 400 cm3 chứa nguyên liệu in, sẽ được dựng lên, và người dùng có nhiệm vụ đổ 'mực' vào. Cuối cùng là lắp phần 'nắp' vào (là phần đặc biệt quan trọng, chứa các thiết bị cơ khí cũng như điện tử đóng vai trò chủ chốt trong khi in) và máy sẽ bắt đầu in ấn. Trong giai đoạn này, app cài sẵn sẽ ‘ra lệnh’ cho màn hình smartphone sáng lên, ở từng điểm ảnh trong thời gian cụ thể. Nhựa in gặp ánh sáng sẽ chuyển từ thể nhờn sang thể rắn. Và quá trình cứ thể tiếp tục, theo từng lớp, từng lớp, cho đến khi hoàn thành.
Điểm đặc biệt ở thiết bị mới nằm ở loại ‘mực’ mà nó sử dụng để tạo ra thành phẩm. Đó là loại vật liệu độc đáo hoàn toàn mới, hiện được nhà sản xuất gọi là “daylight resin” (nhựa ánh sáng ban ngày). Theo đó, loại photopolymer này được thiết kế để phản ứng với ánh sáng trắng phát ra từ màn hình điện thoại, như một biện pháp làm khô. OLO mang thiết kế đơn giản, ghép lại từ 3 mảnh nhựa, trong đó bao gồm một con chip và một động cơ, tất cả đều hoạt động dựa trên bốn cục pin AA. Sản phẩm có kích thước 17,2 x 11,5 x 14,8 cm và nặng khoảng 780 gam nên có thể dễ dàng mang theo. Các nhà thiết kế cho biết phần mềm đi kèm với thiết bị tương thích với hầu hết nền tảng di động phổ biến như iOS, Android và Windows. Bên cạnh đó, kích cỡ của smartphone cũng hoàn toàn không phải là vấn đề về mặt tương thích.
OLO sẽ được bán kèm theo các chai mực in, mỗi chai chứa cỡ 100 g ‘mực’, với màu sắc cũng như chất liệu được tùy chỉnh khác nhau. Do đó, người dùng có quyền lựa chọn để tạo ra các thiết kế có tính cứng, linh hoạt, dễ uốn cong hoặc đàn hồi. Ứng dụng OLO được cài trên điện thoại sẽ tính toán số tiền phải chi cho lượng nguyên liệu cần dùng, đối với mỗi bản in nhằm giảm thiểu hay loại bỏ chất thải. Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp cho người dùng một thư viện, trưng bày các mẫu thiết kế có sẵn để lựa chọn. Nó cũng tương thích với các tiện ích quét 3D khác, thế nên bạn có thể tự tạo cho mình một bản in, sau đó chia sẻ chúng với bạn bè qua tin nhắn hay mạng xã hội.
Trong khi máy in 3D OLO có thể bị giới hạn bởi kích thước, từ đó ảnh hưởng đến sản phẩm mà nó tạo ra. Song, lợi thế của nó nằm ở sự đơn giản tuyệt đối và khả năng tiếp cận. Bất cứ ai, dù là ‘gà’ hay chuyên nghiệp, chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh, là có thể in 3D bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào. Hiện OLO 3D đang được các nhà sáng chế gây quỹ trên Kickstarter cho mục tiêu thương mại hóa. Với kỳ vọng ban đầu thu được 80.000 USD, tuy nhiên cho đến thời điểm viết bài này, số tiền mà họ nhận được đã lên đến gần 1,3 triệu USD.
Nếu đặt hàng ngay từ bây giờ, bạn có cơ hội sở hữu máy in 3D di động OLO, kèm theo một chai mực in và một bộ sticker, với mức giá 99 USD. Thời gian giao hàng dự kiến sẽ vào tháng 9 năm nay.
Nguồn: OLO 3D , Kickstarter