Không chỉ để dùng luyện trống mà với chiếc khăn trải bàn độc đáo này, những ai yêu âm nhạc có thể chơi piano để bữa ăn trở nên hấp dẫn.
Tuyệt tác này được công ty Smart Textiles ở Thụy Điển tung ra thị trường. Chiếc khăn trải bàn độc đáo này giúp người chơi nhạc có thể trổ tài ngay tại bàn ăn với một dàn trống và piano.
Li Guo và Mats Johansson, hai nhà điều hành công ty Smart Textile cho biết đằng sau chiếc khăn trải bàn kiêm nhạc cụ là bộ cảm biến. Mats là một con người có lòng đam mê âm nhạc còn Li là một tiến sĩ về cảm biến và đang nghiên cứu cách áp dụng chúng vào ngành công nghiệp may mặc. Hai người đã cùng lên ý tưởng và chế tạo ra chiếc khăn trải bàn âm nhạc đầy sáng tạo này.
Khăn trải bàn đặc biệt giúp người yêu âm nhạc có thể chơi nhạc bất cứ lúc nào. Ảnh: Odditycentral
Mats cho biết: 'Chúng tôi muốn sử dụng công nghệ cảm biến một cách vui vẻ bằng cách đưa âm nhạc vào mặt hàng dệt may. Do đó, chúng tôi quyết định tạo ra sản phẩm này'.
Chia sẻ về quy trình sản xuất ra sản phẩm, Mats cho hay: “Điểm đặc biệt nằm ở công nghệ dệt. Với piano, chúng tôi chỉ việc in hình bàn phím lên vải. Còn với dàn trống, chúng tôi sử sợi kim loại và dệt theo kết cấu mạng lưới, sau đó may chúng vào khăn trải bàn. Như vậy, những công nghệ dệt may quen thuộc đã được kết hợp với âm nhạc. Bên cạnh bàn có nhiều giác nối, chúng làm nhiệm vụ đo cảm biến. Khi bạn nhấn phím, âm thanh sẽ phát ra như thể bạn chơi một nhạc cụ đích thực”.
Chiếc khăn trải bàn độc đáo này giúp người chơi nhạc có thể trổ tài ngay tại bàn ăn với một dàn trống và piano. Ảnh: Odditycentral
Điều khó khăn nhất khi thực hiện là làm thế nào để có thể tích hợp vải dệt mềm mại với các phần mềm điện tử dứng ngắc. Mats và Li đang nỗ lực rất lớn để có thể làm các linh kiện trở nên mềm dẻo và nhẹ nhàng hơn.
Ngoài việc, con người có thể chơi nhạc ngay trong bữa ăn, chiếc khăn trải bàn này còn có điều đặc biệt đó là nhận và đo nhịp tim, rất hữu ích cho các thành viên trong gia đình.
Đối với dự án của mình, Li tin sản phẩm sẽ đóng vai trò quan trọng trong ngành dệt may, đặc biệt là lĩnh vực may mặc. Trong tương lai gần, Li tin rằng sẽ có nhiều sản phẩm may mặc có thể theo dõi, thu thập và truyền dữ liệu tốt hơn các công nghệ hiện tại.
Li chia sẻ: “Ứng dụng cảm biến trên quần áo chính là tương lai của công nghệ di động. Bạn không thể lúc nào cũng đeo đồng hồ, nhưng quần áo thì lúc nào cũng phải mặc trên người”.
Cận cảnh tác phẩm độc đáo có một không hai:
Bạn đọc có thể tham khảo thêm tại mục Thế giới
Phương Nguyễn