Công nghệ Li-fi sẽ là chuẩn kết nối không dây của tương lai với tốc độ đường truyền nhanh khủng khiếp, gấp tới 100 lần so với chuẩn Wi-fi hiện đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Công nghệ Li-fi, chuẩn kết nối của tương lai
Công nghệ Li-fi là gì?
Giáo sư Harald Haas là một người tiên phong trong lĩnh vực giao tiếp không dây thông qua ánh sáng. Ông hiện đang làm việc tại khoa kĩ thuật của Đại học Edinburgh, Anh. Năm 2011, Haas đã đứng trên sân khấu để chia sẻ tầm nhìn của ông về một tương lai, nơi mà người ta chỉ cần sử dụng những bóng đèn LED để thiết lập nên một mạng lưới kết nối không dây. Bài thuyết trình này cũng đã khai sinh ra chữ Li-fi (viết tắt cho Light Fidelity – tạm dịch là “sự chính xác của ánh sáng”), và giờ đây thuật ngữ này đang được dùng rộng rãi để chỉ các mạng không dây hai chiều dựa trên ánh sáng khả kiến.
Giáo sư Harald Haas – “cha đẻ” của công nghệ Li-fi
Clip mô tả hoạt động của kết nối Li-fi
Thay vì sử dụng sóng vô tuyến để gửi thông tin giống như mạng Wi-fi thực hiện, Li-fi sử dụng xung ánh sáng hồng ngoại để truyền thông tin. Các xung ánh sáng hồng ngoại này cực nhanh đến mắt người khó có thể nhìn thấy được nhưng các thiết bị điện tử dễ dàng bắt được các xung ánh sáng này.
Li-Fi sử dụng giao tiếp ánh sáng nhưng không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Li-fi có thể nhanh gấp 100 lần Wi-fi
Ưu điểm lớn của Li-fi là có thể truyền tải thông tin lên đến 200Gb/giây, trong khi tốc độ Wi-fi chỉ vượt mức 1Gb/giây. Tất nhiên, Wi-fi đang dần được cải thiện nhưng chúng vẫn còn một chặng được dài để đạt được tốc độ đó. Đây không phải là lợi thế duy nhất của Li-fi.
Sử dụng ánh sáng để cung cấp kết nối cho vô số các thiết bị
Với Li-fi, không quan trọng có bao nhiêu thiết bị kết nối trong phạm vi phủ sóng, có thể là một hoặc hàng nghìn thiết bị cùng kết nối. Trong khi đó, Wi-fi thường hạn chế số lượng thiết bị cùng kết nối, khi có hàng trăm người trong một khu vực nhỏ, mạng sẽ chậm lại để thu thập dữ liệu.
- Xem thêm: Google Wifi – Thiết bị của Google có ưu điểm phát sóng vượt trội
Ưu điểm đó khiến cho Li-fi trở nên tuyệt vời trong môi trường văn phòng, trung tâm mua sắm, sân bay, sân vận động và các địa điểm đông đúc khác. Điều đó đặc biệt tốt trên máy bay và các tòa nhà khi không có sóng vô tuyến điện. Bệnh viện cũng quan tâm đến vấn đề này vì sóng vô tuyến từ Wi-fi có thể gây can nhiễu lên các trang thiết bị y tế.
Li-fi có thay thế được cho Wi-fi không?
Li-fi có quá nhiều điểm vượt trội so với Wi-fi, vậy công nghệ này liệu có thể thay thế cho Wi-fi hay không? Thành thật mà nói thì trong tương lai gần, khoảng 5 năm nữa, thì Wi-fi vẫn sẽ còn được sử dụng rộng rãi bởi công nghệ sử dụng sóng radio để truyền tín hiệu đã tiến bộ rất nhiều với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn trong thế giới công nghệ, trong khi Li-fi vẫn còn ở những buổi đầu tiến ra thị trường. Nếu Li-fi có được sử dụng thì nó cũng chỉ hiện diện trong những lĩnh vực chuyên biệt như y tế, hàng không, hoặc xài như một giải pháp bổ sung cho Wi-fi.
Li-fi chỉ có thể hoạt động ổn định nhất trong không gian đóng như văn phòng, nhà ở
Hạn chế lớn nhất của Li-fi có lẽ là tính đâm xuyên của nó. Trong các điều kiện văn phòng hoặc căn hộ bình thường, ánh sáng khó mà truyền liên tục từ phòng này sang phòng khác. Đó không phải là điều duy nhất các nhà nghiên cứu đang phải đối mặt. Li-fi còn không thể sử dụng được ngoài trời hay tình trạng ô nhiễm ánh sáng và chi phí tốn kém để lặp đặt.
Ngày này Internet đã thay đổi đáng kể khi con người không chỉ tìm kiếm thông tin trên đó mà còn có thể làm được mọi thứ. Chính vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ đã phải đối mặt với nhiều thức thách, buộc họ phải có những bước tiến độ phá mới để đẩy tốc độ truy cập Internet nhanh hơn trước. Hy vọng, trong tương lai gần, các nhà nghiên cứu sẽ sớm công bố rộng rãi một chuẩn kết nối hoàn hảo về mọi mặt để sử dụng thuận tiện nhất trong cuộc sống hàng ngày. Đó rất có thể đó là công nghệ Li-fi nếu khắc phục được những nhược điểm kể trên? Chúng ta cùng chờ đón nhé!
Bài viết liên quan:
- Mẹo đơn giản để khắc phục tình trạng Wifi bị yếu
- Top 5 chuẩn kết nối không dây phổ biến nhất năm 2016