Năm 2016, nhiều hãng đã quyết định khai tử công nghệ trên sản phẩm của mình và đã có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này.
Những phát minh mới xuất hiện khiến các hãng phải khai tử công nghệ cũ. Đó là lẽ dĩ nhiên trong quy luật đào thải của cơ chế thị trường. Có những quyết định còn gây tranh cãi, nhưng vẫn có những điều khiến người dùng cảm thấy tiếc nuối, hụt hẫng. Hãy cùng điểm qua những sản phẩm công nghệ sẽ không còn xuất hiện trên thị trường năm 2017 nữa.
Samsung khai tử Galaxy Note 7
Đây là sự kiện khai tử công nghệ gây nhiều tranh cãi nhất năm 2016. Khi Galaxy Note 7 mới được ra mắt, Samsung đã hi vọng rất nhiều đến việc lật đổ đế chế Apple. Hàng loạt những cải tiến lớn về mặt thiết kế và tính năng đã khiến không ít người xem phải trầm trồ.
Tuy nhiên, hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, hàng loạt trường hợp Galaxy Note 7 bị phát nổ đã khiến người dùng suy giảm lòng tin vào sản phẩm. Thể hiện là một công ty lớn, Samsung đã thực hiện kế hoạch đổi trả toàn diện trên quy mô toàn thế giới. Nhưng những vụ nổ pin vẫn tiếp tục xảy ra sau đó. Lần này, hãng công nghệ Hàn Quốc quyết định ngừng sản sản xuất và thu hồi toàn bộ sản phẩm. Nguyên nhân xác định là do lỗi thiết kế.
Qua sự việc Galaxy Note 7, người dùng không khỏi hoang mang. Nhưng với cách giải quyết chu đáo của mình, Samsung vẫn khiến khách hàng tin tưởng vào sản phẩm. Đầu năm 2017, Galaxy S8 sẽ ra mắt và đây là tin mừng đối với những người đã và đang sử dụng sản phẩm của Samsung.
Apple khai tử màn hình Thunderbolt và giắc cắm 3.5mm
Trong năm 2016, Apple đã lên tiếng xác nhận ngừng sản xuất màn hình Thunderbolt. Quyết định này có lẽ cùng khá hợp thời khi máy tính để bàn Desktop đã thất thế. Với mức giá 999$ cho màn hình 27 inch, quả thực người dùng có thể sở hữu những model màn hình 4K của các nhà sản xuất khác với chất lượng tương đương.
Một quyết định khác cũng gây tranh cãi của Apple chính là giắc 3.5mm trên iPhone 7/7 Plus. Nhiều người nhận xét, Apple đang gây bất lợi cho người dùng vì ý tưởng này nhưng một số khác lại cho rằng, điều này là cần thiết nhằm cho thiết bị có thiết kế mỏng hơn.
Điện thoại lắp ghép Project Ara của Google
Project Ara của Google được khởi tạo năm 2013 khi công ty vẫn sở hữu Motorola. Sauk hi bán thương hiệu cho Lenovo, các kỹ sư của Google vẫn tiếp tục dự án điện thoại lắp ghép này. Chính cha đẻ của Project Ara cũng đã lên tiếng chê bai thành quả của dự án này. Chính vì vậy vào tháng 9 năm 2016, gã khổng lồ công nghệ này đã chính thức buông tay sau khi kết quả không mấy khả quan.
Về phần Motorola, sau khi về tay Lenovo đã khởi động lại dự án với cái tên Moto Mod.
Thiết bị đeo Pebble
Sự kiện Pebble rút khỏi thị trường là kết quả đánh dấu sự chấm hết sau nhiều nỗ lực cạnh tranh. Thương hiệu đã về tay Fitbit. Tuy nhiên, không may mắn như Motorola, ông lớn này đã quyết định xóa bỏ cái tên Pebble ra khỏi bản đồ công nghệ và hủy hai sản phẩm được nhiều người chờ đợi từ lâu là Time 2 và Core.
Điện thoại BlackBerry “chính chủ”
Kết quả này đã được dự đoán từ lâu. Tuy nhiên, cái này Blackberry tuyên bố ngừng sản xuất điện thoại cũng không khiến ít người cảm thấy hụt hẫng. Nhìn vào thực tế có thể thấy, những chiếc điện thoại mang thương hiệu dâu đen ngày càng kém hấp dẫn người dùng. Một phần là do thiết kế bàn phím cứng “có vẻ như đã lỗi thời”. Lý do còn lại là do môi trường sinh thái của hệ điều hành BBOS không phong phú bằng Android hay iOS.
Tháng 9 vừa qua, BlackBerry chính thức tuyên bố chuyển giao mảng phát triển và sản xuất phần cứng cho đối tác. Về phần họ, công ty chỉ tập trung phát triển phần mềm và hệ thống bảo mật thông tin, vốn là thế mạnh vốn có của mình.
Tât cả những thông tin trên đều khiến người dùng tiếc nuối. Nhưng cũng chính vì vậy mà bức tranh công nghệ năm 2017 trở nên muôn màu hơn. Việc khai tử công nghệ năm 2016 cũng mở ra xu hướng mới năm sau, hứa hẹn đem lại cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời.
Nguồn: Tổng hợp