Công nghệ mới cho phép dán các 'miếng ghép' là mô in 3D cấy lên bề mặt tim bị hư tổn, một giải pháp an toàn và tiết kiệm hơn so với cấy ghép tim.
SYDNEY, 20/04/2023 /PRNewswire/ -- Các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Sydney (UTS) đã chứng minh rằng mô tim in sinh học 3D có thể giúp bệnh nhân phục hồi an toàn và hiệu quả sau tổn thương do cơn đau tim lan rộng.
Các mô tạo ra từ tế bào đã được phân lập từ máu của bệnh nhân. Sau đó, nhóm nghiên cứu lập mô hình 3D cho tim của bệnh nhân và xác định khu vực bị tổn thương, trước khi cấy 'miếng ghép' mới lên bề mặt tim.
Tiến sĩ Carmine Gentile, Trưởng Nhóm Tái tạo Tim mạch tại UTS cho biết: 'Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh rằng các miếng ghép kỹ thuật sinh học là phương pháp điều trị tốt nhất và hiệu quả nhất cho chứng suy tim'.
'Các miếng dán kỹ thuật sinh học của chúng tôi hứa hẹn sẽ an toàn hơn, ổn định hơn và tiết kiệm hơn cho bệnh nhân'.
Những phát hiện trên đã được công bố trên tạp chí học thuật hàng đầu thế giới, Bioprinting.
Suy tim là một biến chứng của bệnh tim, xảy ra khi nguồn cung máu không đủ dẫn đến tình trạng chết mô tim ở khu vực bị ảnh hưởng. Hiện nay, các biện pháp can thiệp bao gồm cấy ghép tim—một thủ thuật xâm lấn có rủi ro cao.
Tiến sĩ Gentile cho biết: 'Công nghệ này sẽ cho phép bệnh nhân sử dụng tế bào gốc của chính họ để tạo ra 'miếng ghép' tim, vậy nên họ có thể giảm thiếu đáng kể thương tổn và chi phí khi ghép tim, đồng thời còn tránh được những trở ngại như cơ thể người bệnh thải ghép mô được hiến tặng'.
Heart Research Australia, nhà tài trợ chính của chương trình nghiên cứu, đã khen ngợi những tiến bộ của Tiến sĩ Gentile và nhóm nghiên cứu của ông trong nỗ lực cải thiện những số liệu thống kê thương tâm về bệnh tim.
Nicci Dent, giám đốc điều hành của Heart Research Australia cho biết: 'Thật tuyệt vời khi biết rằng thành công của nghiên cứu này đã được chứng minh và hiện giờ có thể tiến tới giai đoạn tiếp theo. Chúng tôi rất hào hứng về tiềm năng của công nghệ này trong việc giúp đỡ hàng trăm nghìn người mắc chứng suy tim mỗi năm'.
Trước khi bắt đầu thử nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu đang tiến hành thử nghiệm thêm về tác dụng trong dài hạn của công nghệ này.
Đại học Công nghệ Sydney (UTS) nằm trong số 150 trường đại học hàng đầu trên thế giới, nổi tiếng với các hoạt động thúc đẩy tác động tích cực toàn cầu thông qua các mối quan hệ hợp tác nghiên cứu quốc tế. UTS đứng đầu xét về tầm ảnh hưởng đối với các nghiên cứu tại Úc.
Để tìm hiểu thêm, hãy truy cập uts.edu.au.
Dr Carmine Gentile, Dr Irina Kabakova, and Laura Vettori in the Advanced Biofabrication Facility at UTS.
nguồn: University of Technology Sydney