Nhưng sự thật thì không phải vậy. Nhà sản xuất luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn những gì tốt nhất, phần mềm tối ưu nhất cho thiết bị của bạn,.. Còn nguyên nhân thiết bị điện tử của bạn chậm đi là vì những lý do khác như giới hạn về phần cứng cũng như phần mềm.
1. Giới hạn về RAM
Ai cũng biết rằng smartphone thì rất khó có thể nâng cấp được RAM của máy, đâu có dễ như PC, chỉ cần rút ra, cắm vào cái mới là xong. Trong khi đó, các ứng dụng ngày càng phát triển, nói đúng hơn là bành trướng về dung lượng nên hậu quả tất yếu là sẽ ngốn thêm RAM của máy bạn.
Ví dụ máy bạn RAM 3GB thì ứng dụng game ngốn hết 2GB thì máy vẫn chạy bình thường, nhưng cùng một game đó mà chơi trên máy RAM 1GB thì các bạn biết rồi đấy.
Giải pháp đơn giản là mua máy mới nhưng không phải ai cũng dư tiền để làm điều này. Thế nên tốt nhất là hãy sử dụng ứng dụng của bạn ở phiên bản cũ hơn và không cập nhật chúng lên phiên bản mới nhất. Điều đó cũng đồng nghĩa là bạn sẽ không có được tính năng mới nhất của phần mềm. Điều đó cũng phải thôi, vì dẫu sao chiếc điện thoại của bạn cũng đã lỗi thời rồi còn gì.
Đối với Android, các bạn có thể tự tìm phiên bản ứng dụng cấp thấp qua trang web và tải file apk về để cài đặt. Một trong những nguồn đáng tin cậy để tải về chính là Appvn.
2. Giới hạn về bộ nhớ trong
Cũng giống như RAM đã nói ở trên, bộ nhớ trong của thiết bị cũng có hạn, trong khi ứng dụng thì ngày càng tăng dung lượng qua các bản cập nhật. Vậy đầy bộ nhớ thì liên quan gì tới máy chậm?
Đơn giản là bộ nhớ trong của bạn sử dụng chính là NAND, ưu điểm của loại bộ nhớ này chính là giá rẻ nhưng nhược điểm của nó lại là chạy chậm khi bị đầy bộ nhớ. Chính vì thế các nhà sản xuất thường khuyên bạn hãy để bộ nhớ trong còn trống tối thiểu 25% tổng dung lượng để máy hoạt động tốt nhất.
Và giải pháp cho vấn để này của chúng ta cũng giải quyết tương tự như trên, đó là dùng ứng dụng đời thấp hơn và xóa bớt những ứng dụng, file, ảnh, nhạc, video,... không cần thiết.
Một giải pháp nữa là bạn có thể sử dụng thêm thẻ nhớ gắn ngoài, sao chép dữ liệu sang ổ cứng hoặc đưa lên mây với các ứng dụng như Dropbox, Box, Google Drive, One Drive,...
Cuối cùng là khi mua điện thoại, tùy theo nhu cầu lưu trữ mà bạn hãy chọn những thiết bị có phiên bản bộ nhớ trong lớn. Thừa thì vẫn tốt hơn là thiếu.
3. Giới hạn về phần mềm
Phần mềm ở đây mà tôi muốn nhắc đến chính là hệ điều hành mà bạn đang sử dụng. Những ứng dụng mới nhất sẽ luôn đòi hỏi thiết bị của bạn phải được chạy trên nền tảng hệ điều hành mới nhất. Bởi những hệ điều hành này sẽ giúp cho phần mềm hoạt động một cách hiệu quả cũng như mang thêm một số tính năng hữu ích, sửa lỗi, giúp tối ưu phần cứng cho máy của bạn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào thiết bị của bạn cũng được cập nhật lên phiên bản mới nhất vì một lý do đơn giản: máy của bạn đã lỗi thời và bị nhà sản xuất 'bỏ rơi'.
Đừng buồn, cộng đồng mạng không dễ gì bỏ rơi đâu, họ sẵn sàng làm ra những bản ROM cook (Hệ điều hành tùy chỉnh) giành cho dòng thiết bị của bạn (và cũng là của họ) để giúp bạn 'lên đời' hệ điều hành. Nhưng những bản cập nhật không chính thức này luôn luôn tiềm ẩn những lỗi, sai sót nên bạn hãy cẩn thận và cân nhắc trước khi cài đặt.
Kết luận
Nếu thiết bị của bạn đã quá chậm và trở nên 'vô phương cứu chữa' thì đó là lúc bạn nên thay một cái mới. Nhưng mà đừng vứt cái cũ vội, bởi chúng vẫn còn những công dụng để bạn tái sử dụng đấy.
Trung