1. Indium Tin Oxit (ITO)
ITO là một hợp chất giúp màn hình cảm ứng điện dung hoạt động vì nó cho phép điện thoại nhận được điện tích từ (bàn tay) con người.
Tuy nhiên, loại oxit này có thể gây ra các vấn đề về sức khoẻ đối với những ai tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài (chẳng hạn như chạm vào màn hình bị vỡ hay công nhân khai thác mỏ).
Theo một số nghiên cứu trên động vật thì ITO chính là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về hô hấp mãn tính, ví dụ như bệnh bụi phổi (pneumoconiosis). Đặc biệt là khi nhỡ nuốt phải, nó cũng là một chất khá độc đối với cơ thể.
Vì vậy, dù được tái chế nhưng ITO chỉ được làm với một số lần nhất định do nước thải từ quá trình này có thể gây ô nhiễm môi trường.
2. Lithium Coban Oxit (LiCoO2)
Nhắc đến từ 'Lithium' thì không còn gì khác ngoài pin. Vâng, Lithium Coban Oxit chính là thành phần kết hợp cùng than chì để tạo nên năng lượng, cung cấp cho những hoạt động của điện thoại.
Và như các bạn đã biết, những thứ liên quan đến pin thì luôn được cảnh báo là độc hại. Đặc biệt là đối với môi trường và những cư dân sống ở những vùng khai thác hoặc trực tiếp chạm vào.
Đây là một vấn đề hết sức nan giải ở thời điểm hiện tại mà các quốc gia châu Phi đang phải đối mặt: Nạn khai thác Coban.
Theo dòng thời sự: Đánh đổi mạng sống sản xuất pin smartphone, chuyện thật ngỡ như đùa!
3. Silicon
Silicon là một vật liệu không chỉ quan trọng đối với các chuyên gia thẩm mỹ mà còn bao gồm những hãng công nghệ lớn, những ai đang sản xuất chip như Qualcomm, Samsung hay Huawei,...
Bởi vì, nó là một thứ tạo nên các con chip đắt giá và giúp chúng có thể hoạt động một cách trơn tru trong điện thoại.
Được biết, Silicon cũng xuất hiện một ít trong phần màn hình của smartphone và quá trình khai thác Silic sẽ tạo nên sản phẩm phụ, Cacbon Monoxit. Đây là một hợp chất sẽ gây nên bệnh bụi silic phổi (silicosis) trên các công nhân tiếp xúc lâu dài.
4. Đồng
Nhờ đặc tính dẫn điện tốt nên Đồng luôn là lựa chọn hàng đầu để làm các dây dẫn trong bảng mạch hay các thành phần vi điện trong điện thoại. Và nếu mang ra so với những chất trên thì Đồng cũng rất ít gây ra tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường.
Song, hiện tại việc tái chế Đồng vẫn còn khá nhiều hạn chế và ít được người dùng quan tâm (smartphone hỏng thì mang vứt hoặc cất đâu đó thay vì nộp lại cho nhà sản xuất).
Cho nên các chuyên gia dự báo rằng, vào năm 2025, con người sẽ rút cạn hết lượng đồng dự trữ hiện có trên trái đất.
5. Niken
Cũng như Đồng, Niken được tìm thấy trong những mạch và các thành phần điện có trên điện thoại. Ngoài ra nó cũng xuất hiện ở bộ phận thu âm, micro.
Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình Niken hoá có thể tạo ra chất thải xấu đến môi trường và cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Vì vậy, sau khi smartphone bị hỏng thì chúng ta nên giao lại cho những đơn vị tái chế chuyên nghiệp, tránh tự thiêu đốt hoặc vứt xuống nguồn nước xung quanh do nó là một chất có thể gây ra ung thư cho con người.
Ngoài 5 chất, hợp chất đã nêu thì trên smartphone của chúng ta còn có những thứ như:
Bạc, Brom, Kali, Mangan, Magie, Nhôm, Nhôm Oxit, Silic Đioxit, Than chì, Tantan, Vàng,...
Như bạn thấy, hầu như tất thảy chúng đều là những kim loại, hợp chất Oxit nên sẽ tạo ra những sản phẩm phụ có hại nếu chúng ta không tái chế đúng cách. Thế nên, hãy lưu ý vấn đề này để bảo vệ sức khoẻ của bạn và môi trường sống nhé!
Và nếu có thắc mắc hay nhận xét nào, bạn đừng quên để lại comment bên dưới.
*Trong bài có sử thông tin từ LoveFone và ảnh minh hoạ từ Android PIT, Wallpaper Scraft, Silicon, PCB Universe, Itechify & South China Morning Post.
Biên tập bởi Tech Funny