Trong khi “viền mỏng” hoặc “không viền” là “mốt” mới nhất của xu hướng smartphone năm nay. Nhưng nếu cứ chạy theo điều này thì liệu có tốt?
Dường như ngày càng có nhiều hãng smartphone quảng cáo mạnh mẽ về thiết kế không viền, viền mỏng của màn hình điện thoại. Gần đây nhất là Galaxy S8 khi Samsung giới thiệu sản phẩm này có màn hình vô cực, tăng cường trải nghiệm sử dụng cho người dùng. Hay Xiaomi Mi MIX vừa mới nhận được danh hiệu smartphone viền mỏng nhất thế giới khi diện tích hiển thị chiếm hơn 91% diện tích màn hình.
Xiaomi hay Samsung không phải là nhà sản xuất duy nhất phấn đấu để làm ra những chiếc điện thoại “không có khung viền”. Ngay cả Apple hay LG cũng đang được cho là cố gắng đưa ra những thiết kế sử dụng các thuật ngữ như 'bezel-less', 'edge-to-edge display', và 'fullscreen design'. Nhưng liệu chúng có thực sự có ý nghĩa gì? Chúng ta có cần một chiếc điện thoại như vậy hay không và liệu xu hướng này có phải là một điều tốt trong tương lai? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Tất cả điện thoại đều có viền
Hiện tại, không có điện thoại thông minh này sở hữu khả năng hiển thị 100% diện tích màn hình. Bất cứ kích cỡ màn hình nào cũng đều phải có viền khung xung quanh. Công nghệ hiện tại chưa cho phép các thiết bị có khả năng hiển thị với diện tích tuyệt đối như vậy. Do đó, những cụm từ như không viền, màn hình vô cực hay viền siêu mỏng thực chất là những một cách nói ẩn dụ, giúp sản phẩm của các hãng điện thoại như Samsung trở nên khác biệt so với những smartphone khác trên thị trường.
Tại sao điện thoại không nên có viền quá mỏng
Nếu bạn để ý, những gì mà chúng ta thấy ở Samsung Galaxy S8 và S8 Plus thực chất là loại màn hình edge-to-edge theo chiều ngang. Tức 2 cạnh viền bên hông sẽ được tối giản tới mức tối đa có thể, nhưng phần viền trên dưới của điện thoại vẫn phải có. Giả định smartphone không có viền theo đúng nghĩa đen, thì khi bạn xem video trên YouTube thì nó sẽ trông như thế này.
Viền điện thoại sẽ giúp bản thân nó trở nên thẩm mỹ hơn, tạo cảm giác màn hình vô cực đúng nghĩa như Samsung Galaxy S8 hiện tại. Hơn nữa, nếu như bạn rành về công nghệ thì sẽ biết mặt trước của điện thoại có rất nhiều thứ, ngoài caemra selfie ra còn có các cảm biến, nút Home và các nút điều hướng cùng máy quét mống mắt. Nếu như không có viền màn hình thì những bộ phận trên sẽ được giấu ở đâu?
Nhiều người lập luận rằng có thể giấu...bên dưới màn hình. Và đã có một số hãng làm được điều này. Galaxy S8 là chiếc điện thoại đầu tiên có nút Home ảo - một hình thức mà Samsung đã “giấu” nút Home vật lý truyền thống để nhường chỗ cho màn hình hiển thị và “bào mỏng” viền hơn.
Tuy nhiên những thành phần khác như camera selfie hay máy quét mống mắt hoặc cảm biến tiệm cận (mỗi khi bạn nghe điện thoại và áp tai vào thì màn hình sẽ tự động tắt - chính là do cảm biến này hoạt động.) lại khác. Chúng đều là những bộ phận vật lý chính hiệu, khó có thể được ảo hóa như những gì chúng ta đang làm với nút Home. Việc giấu bên dưới màn hình cũng khó mà khả thi được vì những cảm biến này cũng cần được tiếp xúc trực tiếp với ngoại thể.
Kết luận
Không thể phủ nhận màn hình không viền hay vô cực sẽ làm cho điện thoại có thiết kế vô cùng “sexy”, đẹp mê hồn. Đặc biệt là ngoại hình của chiếc Galaxy S8. Nhưng các hãng smartphone cũng không nên mải mê chạy theo những con số kỹ thuật như độ dày viền hay tỉ lệ diện tích hiển thị mà lại bỏ quên trải nghiệm của người dùng. Mặt khác, độ khả thi về công nghệ cũng chưa cho phép các hãng chế tạo chiếc smartphone có diện tích hiển thị tuyệt đối, ít nhất là trong một vài năm tới.
Do đó, có thể nói hiện tại chúng ta chỉ có Galaxy S8 là smartphone sở hữu màn hình vô cực đúng nghĩa nhất hiện nay trên thị trường. Còn phải chờ đợi Xiaomi Mi MIX ra mắt để chúng ta có dịp so sánh 2 chiếc điện thoại này để xem ai là người giành được danh hiệu điện thoại viền mỏng có thiết kế đẹp nhất 2017.
DominV