Chúng ta ắt hẳn bị thu hút bởi những chiếc smartphone không chỉ vì bề ngoài quyến rũ mà còn ở cấu hình mà chúng được sở hữu. Thế nên mới có những lời nhận xét rằng số 'chấm' MP càng nhiều thì chất lượng camera càng tốt, hay vi xử lí càng nhiều nhân thì càng mạnh mẽ.
Nhưng sự thật thì không như thế. tức không phải cứ có nhiều RAM là máy sẽ chạy mượt hay màn hình sở hữu độ phân giải Full HD là nó sẽ sắc nét. Cái cuộc đua về cấu hình thực chất chỉ làm người dùng cảm thấy thích thú trong đôi chút mà thôi.
Quay lại về sự khởi đầu của cuộc đua cấu hình, Người khởi đầu cho nó chính là Apple khi họ giới thiệu một chiếc iPhone vào năm 2007. Thế giới điện thoại nói chung và smartphone nói riêng đã 'bùng nổ' trong việc 'chay đua' về cấu hình giữa nhiều 'chú dế' khác nhau nhằm đánh bại được smartphone của 'Táo Khuyết'.
Điển hình nhất chính là những dòng smartphone Android, ngay sau khi iPhone được ra mắt, các nhà sản xuất smartphone sử dụng hệ điều hành do Google cung cấp cứ mỗi năm mỗi nâng cấp cấu hình một cách mạnh mẽ, nói không ngoa thì cứ smartphone năm sau sẽ có cấu hình mạnh gấp đôi năm trước.
Với một thế giới smartphone còn sơ khai, việc chạy đua cấu hình bên cạnh chiến lược tung ra những chiếc điện thoại thông minh có mẫu mã hấp dẫn đã trở thành một công thức quen thuộc dành cho những Samsung, HTC hay Sony, LG.
Và cuộc đua nào thì cũng có hồi kết riêng của nó. Sau khi chứng kiến một sự bùng nổ liên tục về mặt cấu hình trong khoảng 5 năm trở lại đây. Những chiếc smartphone, dù là tầm trung hay flagship, đã dừng lại ở một khung cấu hình quen thuộc như RAM 3 hay 4GB, chip thì 4 hoặc 8 nhân, màn hình độ phân gỉai 2K hoặc Full HD...
Bản thân các nhà sản xuất smartphone hiểu rằng việc cứ mải mê nâng cấp cấu hình cho những chiếc smartphone chẳng mấy đem lại hiệu quả, điển hình như Sony Xperia Z5 Premium mang danh là smartphone màn hình 4K đầu tiên trên thế giới nhưng lại chẳng được đón nhận là mấy mặc dù Sony đã đầu tư rất nhiều công sức vào nó.
Đến lúc này ta mới thấy cái hay của Apple, họ toàn bị chê trách vì đã đứng ngoài lề trong cuộc đua này. Đến tận năm 2016 này chúng ta mới được chứng kiến một chiếc iPhone có 4 nhân trong vi xử lí hay dung lượng RAM đạt 3 GB, điều mà những chiếc smartphone Android khác đã có từ lâu.
Nhưng 'Táo Khuyết' đứng ngoài lề trong cuộc đua cấu hình không có nghĩa là họ chịu thua những đối thủ khác, trái lại, việc tập trung vào khâu phần mềm và những tiện ích khác mới chính là điều giúp những sản phẩm mang nhãn hiệu 'Trái táo cắn dở' được yêu thích cho đến tận ngày hôm nay.
Trong khi Sony giới thiệu 2 chiếc flagship trong 1 năm, LG thì mải mê với những công nghệ mới nhưng lại dang dở,... thì Apple đã dày công nghiên cứu ra một trợ lí ảo Siri, một phần mềm lập trình riêng cho các sản phẩm của họ hay một phiên bản MacOS và iOS với khả năng đồng bộ quá tốt đã làm lu mờ những đối thủ khác.
Với một thị trường smartphone đã dần bão hoà, nơi mà chỉ cần bỏ ra từ 5 đến 7 triệu là đã có một 'chú dế' ngon lành về mặt cấu hình, cuộc đua về thông số của những chiếc điện thoại có lẽ đã đi đến hồi kết, một hồi kết để mở ra nhiều chương mới hơn.
Và những chương mới trước mắt chính là trí tuệ nhân tạo và hệ điều hành tự sản xuất. Đã có những 'phát súng' đầu tiên cho những cuộc đua mới, và ai sẽ là người chiến thắng, chúng ta hãy cùng chờ xem nhé.
Nguồn:Thế giới di động