Nhưng gần đây chuyện này có vẻ đã thay đổi một chút. Theo tờ The Intercept, một công ty bảo mật tại Nga có tên Elcomsoft cáo buộc Apple đang ngầm đồng bộ hoá dữ liệu cuộc gọi của chúng ta lên iCloud, một dịch vụ 'đám mây' được quản lí bởi chính Apple và tất nhiên họ có thể lấy được dữ liệu của người dùng từ dịch vụ lưu trữ này.
Tại sao sự việc trên lại được coi là gây nguy hiểm cho việc bảo mật thông tin của chúng ta và mình hoàn toàn phản đối điều này? Trang GuidingTech cho biết rằng nếu như dịch vụ iCloud được kích hoạt trên các thiết bị chạy hệ điều hành iOS, tất cả những lịch sử cuộc gọi, bao gồm cả số điện thoại, thời lượng cuộc gọi, ngày giờ gọi, những cuộc gọi đi và đến đề được lưu trữ trong tài khoản iCloud của người dùng trong vòng 4 tháng.
Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành iOS 10 thì các cuộc gọi được thực hiện từ bên ứng dụng thứ ba như Viber, Skype hay WhatsApp cũng có thể bị lưu lại và đồng bộ lên iCloud của chúng ta.
Nhưng quan trọng và đáng nói hơn cả, các tài liệu trực tuyến của Apple về vấn đề xử lý các yêu cầu pháp lý từ các quốc gia có đề cập rằng hệ thống máy chủ của 'táo Khuyết' có thể chứa nhiều thứ hơn là các cuộc gọi như hình ảnh, video, thiếp lập của các thiết bị, iMessage, SMS, MMS và cả hộp thư thoại nữa.
Vậy khi nhà chức trách muốn biết được ai đó là gọi cho ai, gọi vào lúc nào hay hình ảnh người dùng đã lưu trữ trên iCloud trong khoảng thời gian 4 tháng đổ lại thì họ có thể gây áp lực cho Apple để đòi quyền truy cập vào tài khoản iCloud của người dùng vì 'Táo Khuyết' nắm toàn bộ cơ sở dữ liệu của dịch vụ đám mây này.
Chưa kể đến việc các thông tin nhạy cảm về cuộc gọi được lưu trữ trên iCloud cũng có thể bị hacker khai thác mà chẳng cần đến sự hợp tác của Apple. Việc hàng loạt tài khoản iCloud của các ngôi sao đình đám tại Mỹ bị hacker chiếm đoạt trong thời gian vừa qua chính là minh chứng.
Tờ báo New York Times đã từng nói rằng Apple sẽ tung ra bản cập nhật về tính năng bảo mật cho iCloud để bảo vệ thông tin của người dùng hiệu quả hơn nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy tăm hơi đâu.
Vậy nên trên lí thuyết, dữ liệu của bạn, từ hình ảnh cho đến iMessages, video,... được lưu trữ trên iCloud không quá an toàn vì các hacker hay công ty bảo mật có thể lấy được những dữ liệu đó bất cứ lúc nào và không quá khó khăn để thực hiện được điều đó.
Xét một cách chung nhất thì không chỉ riêng iCloud mà bất kì dịch vụ 'đám mây' nào cũng có thể bị tấn công và xâm nhập hay đòi quyền truy cập. Nhưng điều đáng nói ở chỗ những 'đám mây' đó đều cho phép người dùng toàn quyền quyết định việc họ sẽ lưu trữ những gì chứ không âm thầm đồng bộ để gây nguy hiểm cho người dùng.
Tóm lại, sau sự việc này, rất nhiều người đang mong chờ Apple mau chóng cập nhật cơ chế bảo mật mới cho iCloud, đồng thời cho phép chúng ta được toàn quyền chọn lựa tất cả những dữ liệu mà bản thân chúng ta mong muốn được lưu trữ trên 'đám mây' của 'Táo Khuyết'.
Đồng thời hy vọng rằng Apple vẫn luôn luôn đứng về phía người dùng như cái cách mà họ đã làm từ trước đến nay, có như vậy thì dịch vụ iCloud mới được tin tưởng và quan trọng hơn hết là danh tiếng của 'Táo Khuyết' do Steve Jobs đã dày công gầy dựng nên sẽ không bị hao mòn vì những câu chuyện như trên.
Bạn có đang sử dụng iPhone hay iPad kèm theo iCloud? Bạn nghĩ như thế nào về vấn đề này? Hãy chia sẻ quan điểm của bạn ngay trong phần bình luận bên dưới nhé.
- 7 cách để bảo mật tối đa mọi dữ liệu trên iPhone của bạn
- Trong khi dịch vụ iCloud có giá quá 'chát', Google Photos lại FREE
- Find My iPhone vẫn mất điện thoại. Có cách nào chống trộm cho iPhone?
Nguồn:Thế giới di động